Việt Nam là một nền kinh tế thị trường đích thực
Việt Nam là một nền kinh tế thị trường đích thực
Trần Chân Thật
Đề nghị Mỹ sớm công nhận Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam được Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập khi gặp Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo hôm 19/9 tại Washington và khi gặp Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen ngày 20/9/2023 tại New York (Mỹ) nhân chuyến tham dự các phiên họp cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Khóa 78, từ ngày 17-23/9/2023, tại thủ đô Washington D.C và New York (Mỹ). Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Joe Biden về nâng cấp quan hệ Việt – Mỹ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện trước đó, cũng đề cập đến vấn đề này.
Trước đề nghị của Thủ tướng, Bộ trưởng Thương mại và Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho biết sẽ thúc đẩy để Mỹ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam, phối hợp triển khai các nội dung đã thống nhất trong Tuyên bố chung, nhất là trong các lĩnh vực ưu tiên như kinh tế, thương mại và đầu tư, sớm công nhận Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam! Được biết, ngày 8/9/2023, Việt Nam đệ trình đơn, yêu cầu Mỹ xem xét về việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Hiện, Bộ Thương mại Mỹ đang đánh giá lại trạng thái kinh tế phi thị trường của Việt Nam. Quy trình xem xét từ phía Washington sẽ kéo dài 270 ngày. Như vậy, thời gian phía Mỹ đưa ra quyết định cuối cùng sẽ là vào khoảng giữa tháng 7 tới.
Càng gần đến ngày kết thúc quy trình đánh giá, xem xét việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, những ngày gần đây, trên các trang mạng xã hội, các các blogger cá nhân có nhiều bài viết đề cập nội dung này. Trên Thoibao.de, VOA Tiếng Việt, RFA Tiếng Việt, BBC Tiếng Việt, Việt Tân, Nguyễn Văn Đài, Tùng Phong….xuất hiện các bài viết, như: “Việt Nam ráo riết vận động Mỹ để được công nhận là nền kinh tế thị trường. Vì sao?”; “Bỏ nhãn kinh tế phi thị trường, ai hưởng lợi”; “Các nhà lãnh đạo Việt Nam vừa đạp chân phanh, vừa nhấn chân ga cỗ xe kinh tế già nua”; “Việt Nam còn xa mới là một nền kinh tế thị trường”….
Đáng chú ý, ngày 12/3/2024, BB Tiếng Việt có bài “Việt Nam có phải là nền kinh tế thị trường không?”!? Tuy nhiên, BBC Tiếng Việt đã viện dẫn nhận xét của Giáo sư Vũ Tường, Trưởng khoa Chính trị học, Đại học Oregon, rằng, “Nhà nước Việt Nam vẫn đang kiểm soát chặt nền kinh tế, nắm nguồn tài nguyên quốc gia và tư liệu sản xuất. Mức độ can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế lớn hơn nhiều, nếu so với Hàn Quốc và Đài Loan, là những nơi theo thể chế dân chủ. Doanh nghiệp nhà nước đóng một vai trò thiết yếu trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam, khi chiếm tới hơn 30% GDP của Việt Nam. Kinh tế tư nhân vẫn nằm trong thế yếu. Điểm yếu trong nền kinh tế nhà nước ở Việt Nam, là đội ngũ lãnh đạo, với đa số là đảng viên Cộng sản, đi học tập hoặc làm việc từ Đông Âu về, ít người đến từ giới kỹ trị nếu so sánh với Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, những nền kinh tế đã “hóa rồng” thành công”!?.
Như vậy, chỉ cần vin vào cái cớ, cái mác gọi là “Giáo sư” với chức danh “trưởng khoa chính trị học” của một trường Đại học Oregon, mà BBC Tiếng Việt đã suy diễn bừa bãi, phi lô gic, đặt câu hỏi một cách võ đoán, gieo sự ngờ vực “Việt Nam có phải là nền kinh tế thị trường không?”!? Gieo rắc sự nghi vấn, ngờ vực, nhưng BBC Tiếng Việt cũng phải thừa nhận một thực tế công khai, minh bạch, rõ ràng, cả thế giới đều biết và không thể phủ nhận được, là “Vẫn theo BBC, hiện Việt Nam được 72 nước công nhận là nền kinh tế thị trường, trong đó có Trung Quốc, Nga, và các nước trong khối ASEAN. Các đối tác quan trọng như Mỹ và châu Âu chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường”!? BBC Tiếng Việt còn viện dẫn ý kiến của Tiến sĩ Công Phạm, Giảng viên cấp cao tại Đại học Deakin (Úc), chia sẻ rằng, Hoa Kỳ chưa dành cho Việt Nam tư cách là nền kinh tế tự do vì 3 lý do, gồm: “Thứ nhất, có nhiều công ty do nhà nước sở hữu. Thứ hai, luật về lao động của Việt Nam còn nhiều thiếu sót. Thứ ba, tồn tại nguy cơ Việt Nam có thể gây hại cho các ngành công nghiệp của Mỹ và người lao động Mỹ. Ngoài ra, còn có e ngại Trung Quốc sử dụng Việt Nam để lách các quy định thương mại mà Mỹ áp đặt cho Bắc Kinh”!?
Thực tế, mỗi nước, nền kinh tế sẽ có quy định riêng về các tiêu chí xác định kinh tế phi thị trường. Theo quy định của Mỹ, có 6 tiêu chí để xem xét một nền kinh tế có thị trường hay không, gồm: Mức độ chuyển đổi của đồng tiền; Đàm phán tiền lương, tiền công giữa người lao động và người sử dụng lao động; Mức độ đầu tư nước ngoài vào các hoạt động kinh tế; Vấn đề sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân; Mức độ kiểm soát của Chính phủ với một số nguồn lực và giá cả; Các yếu tố khác. Với EU, có 5 tiêu chí để xét như: mức độ ảnh hưởng của chính phủ trong phân bổ các nguồn lực và quyết định của doanh nghiệp (Việt Nam đã thực hiện được, theo đánh giá của EU hồi 2015); không có sự can thiệp của nhà nước làm biến dạng hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp; quản trị doanh nghiệp, kế toán và kiểm toán; sự tồn tại và thực thi một số chế độ pháp lý, tôn trọng các quyền sở hữu trí tuệ, phá sản và cạnh tranh cũng như các hệ thống tư pháp; lĩnh vực tài chính.
Cho dù hai nhóm nghị sĩ Mỹ với hơn 30 người hồi cuối tháng 1/2024 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam, kèm theo 6 tiêu chí và cho rằng Việt Nam chưa đáp ứng được các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng!? Có thể nói, đây chỉ là nhóm ý kiến cá nhân, những người có sẵn định kiến xấu với Việt Nam, chịu ảnh hưởng và bị tác động tiêu cực từ những phần tử cực đoan, phản động, những kẻ bất đồng chính kiến, có ác ý, thâm thù với chế độ xã hội Việt Nam từ nhiều năm nay, luôn có tư tưởng cản trở, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Phải khẳng định rằng, hơn 20 năm qua, Việt Nam có nhiều tiến bộ vượt bậc trên tất cả các mặt, với rất nhiều đổi mới, cải cách tích cực, sửa đổi (kể cả sửa Hiến pháp) các bộ luật, các điều luật, các quy định của pháp luật, thực hiện đổi mới theo 6 tiêu chí, quy định của Mỹ về nền kinh tế có thị trường và 5 tiêu chí, quy định nền kinh tế thị trường của EU. Và không còn nghi ngờ gì nữa, rõ ràng hiện nay, Việt Nam đã hội đủ các yếu tố, các điều kiện là nền kinh tế thị trường. Chính phủ Mỹ cũng phải xem xét một cách nghiêm túc, khách quan trên thực tế, không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam được 72 nước công nhận là nền kinh tế thị trường, trong đó có các nền kinh tế lớn như Canada, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc… và mới nhất, Vương quốc Anh đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường!
Một thực tế phũ phàng, bất công và trớ trêu là, kể từ năm 2002, kể từ khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường”!? Trong hơn 20 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có các sản phẩm nông sản và công nghiệp. Cũng hơn 20 năm qua, Việt Nam đã hứng chịu rất nhiều thiệt hại, tổn thất ghê gớm về kinh tế và nhiều mặt, liên quan đến quyết định này của Mỹ. Chính vì vậy, trong thư yêu cầu gửi lên Bộ Thương mại Mỹ, Chính phủ Việt Nam cũng đã nói rõ, trong hơn 20 năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua những bước phát triển và cải cách mạnh mẽ, đặc biệt là về 6 yếu tố quyết định quy chế NME do Hoa Kỳ quy định.
Còn trong bài viết đăng tải trên mạng geopoliticalmonitor.com ngày 11/3/2024, nhà nghiên cứu James Borton tại Viện Chính sách Đối ngoại Johns Hopkins (Mỹ) đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc thúc đẩy môi trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng cho các nhà đầu tư quốc tế. Tác giả dẫn báo cáo kinh doanh 2020 của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy cơ quan này đã xếp Việt Nam ở vị trí thứ 70 trên 190 nền kinh tế đáng khen, phản ánh cam kết của Việt Nam trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Hãng tin US News and World Report xếp Việt Nam đứng thứ 7 trong số 78 quốc gia nên khởi nghiệp kinh doanh vào năm 2021, tăng 5 bậc so với năm 2020. Ông cho rằng, mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện không chỉ giúp tăng cường quan hệ ngoại giao Mỹ – Việt Nam, mà còn là cơ hội để Washington công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, qua đó giúp hai nước hưởng nhiều lợi ích kinh tế hơn. Theo ông Borton, trong bối cảnh Chính phủ Mỹ nỗ lực thúc đẩy Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF), việc được công nhận quy chế thị trường sẽ giúp Việt Nam gia tăng thương mại và đầu tư với Mỹ. Đổi lại, lợi ích mà các công ty Mỹ có được là các cơ hội tiếp cận thị trường và xuất khẩu, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, máy móc, máy bay và dược phẩm. Tất cả đều góp phần thúc đẩy chuỗi cung ứng phù hợp với lợi ích của Mỹ. Việc công nhận quy chế thị trường của Việt Nam cũng sẽ góp phần giảm bớt các rào cản thương mại, giúp các doanh nghiệp Mỹ xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ sang Việt Nam dễ dàng hơn và chi phí thấp hơn. Cũng đúng như VOA Tiếng Việt đã dẫn phát biểu của Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng, nếu Bộ Thương mại Mỹ không cấp quy chế cho Việt Nam thì sẽ là điều “rất tệ cho hai nước”. Và phát biểu của Ngoại trưởng Bùi Thanh Sơn vào tháng trước, khi nói tại Viện Brookings, cho rằng “mối quan hệ thương mại mạnh mẽ hơn giữa Việt Nam và Mỹ sẽ có lợi cho Washington trong những lĩnh vực quan trọng, như chất bán dẫn, khoáng sản quan trọng và trí tuệ nhân tạo, mà Mỹ đang tìm cách đa dạng hóa khỏi Trung Quốc”.
Hy vọng, phía Mỹ sẽ thực hiện nghiêm túc, sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, đúng như ông Marc Knapper, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, đã nói hôm 2/2/2024 tại một cuộc hội thảo do Đại sứ quán Mỹ tổ chức, “Chúng tôi, chính phủ Mỹ, cam kết thực hiện một quy trình công bằng và minh bạch, phù hợp với các quy tắc quốc tế”, và “Mỹ mong muốn tiếp tục hợp tác với Việt Nam, làm sâu sắc và tăng cường hơn nữa mối quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước”. Đây cũng là những minh chứng hùng hồn đập lại các luận điệu xuyên tạc vô căn cứ, bỉ ổi của các trang mạng xã hội như: Thoibao.de, VOA Tiếng Việt, RFA Tiếng Việt, BBC Tiếng Việt, Việt Tân, Nguyễn Văn Đài, Tùng Phong… đã từng rêu rác bấy lâu nay./.
Nhận xét
Đăng nhận xét