Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 3 5, 2024

Tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân

Hình ảnh
Tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân Trong bài viết “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng”, nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khái quát những mốc son chói lọi, có ý nghĩa lịch sử to lớn của Đảng, của đất nước và dân tộc ta. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với đồng bào dân tộc thôn Konrơ Bàng 2 (xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum) Những giá trị vĩ đại được kết tinh từ khi Đảng ra đời, lãnh đạo đấu tranh giành độc lập dân tộc, giải phóng miền nam, thống nhất đất nước; đến chặng đường khắc phục hậu quả chiến tranh, tiến hành công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, xây dựng đất nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Thông điệp mà người đứng đầu Đảng ta muốn gửi gắm trong giai đoạn cách mạng mới, đó là, tự hào, tin tưởng tiến lên dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, phát huy hơn nữa truyền thống yêu nước và cách mạng, quyết tâm thực hiện thắng lợi

Tiểu ban Điều lệ Đảng Đại hội XIV làm việc với lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên

Hình ảnh
  Tiểu ban Điều lệ Đảng Đại hội XIV làm việc với lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên Ngày 4/3, tại Gia Lai, Đoàn công tác do Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với các địa phương vùng Tây Nguyên để lắng nghe những đóng góp ý kiến cho Dự thảo đề cương báo cáo của tiểu ban các địa phương vùng Tây Nguyên. Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa thông tin: Để chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng, Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII đã quyết định thành lập 5 tiểu ban bao gồm: Tiểu ban Văn kiện; Tiểu ban Kinh tế-Xã hội; Tiểu ban Nhân sự; Tiểu ban Điều lệ Đảng và Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội. Nhiệm vụ của các Tiểu ban rất quan trọng, nhằm lắng nghe, tiếp thu ý kiến của nhiều thành phần, đối tượng tham gia đóng góp vào Văn kiện Đại hội, trong đó có Báo cáo chính trị của Đại hội XIV là sản phẩm của trí tuệ tập thể, là một công trình tập thể của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân… cho nên phải phát huy dân chủ, phát huy t

Vận dụng tư tưởng ngoại giao “cây tre Việt Nam” trong đối ngoại quốc phòng hiện nay

Hình ảnh
  Vận dụng tư tưởng ngoại giao “cây tre Việt Nam” trong đối ngoại quốc phòng hiện nay Đối ngoại quốc phòng là bộ phận quan trọng trong đường lối đối ngoại của Đảng, của nền ngoại giao Việt Nam. Trải qua chặng đường hơn 35 năm đổi mới, cùng với hoạt động đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân, đối ngoại quốc phòng không ngừng phát triển sâu rộng cả về phạm vi và mức độ hợp tác, vừa góp phần khẳng định uy tín, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, vừa toát lên nét đặc sắc, độc đáo của đối ngoại quốc phòng thời đại Hồ Chí Minh, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Toàn quyền Australia David Hurley gặp gỡ các sĩ quan của Cục Gìn giữ hoà bình Việt Nam. (Ảnh: TTXVN ) Trên cơ sở kế thừa, phát huy truyền thống, bản sắc đối ngoại, ngoại giao dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới và tư tưởng tiến bộ của thời đại, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –

Gia đình hạnh phúc là nền tảng của quốc gia thịnh vượng

Hình ảnh
  Gia đình hạnh phúc là nền tảng của quốc gia thịnh vượng Đây chính là thông điệp chính của văn bản Hướng dẫn thực hiện công tác gia đình năm 2024 vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành. Theo nội dung văn bản số 474 /BVHTTDL-GĐ do Thứ trưởng Trịnh Thị Thuỷ ký gửi các Bộ, ngành, tổ chức đoàn thể Trung ương; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chủ đề công tác gia đình năm 2024 mang tên: “Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng”. Ngày hội Gia đình Việt Nam tháng 6/2023. (Nguồn: Báo Văn hóa) Các thông điệp bao gồm: Gia đình hạnh phúc là nền tảng của quốc gia thịnh vượng; Đầu tư cho công tác gia đình là đầu tư cho phát triển bền vững; Gia đình: điểm xuất phát và đích đến của chính sách; Hệ giá trị gia đình là hạt nhân của hệ giá trị quốc gia; Gia đình là nơi nuôi dưỡng, trao truyền các giá trị văn hóa tốt đẹp; Xây dựng nhân cách con người Việt Nam bắt đầu từ giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; Hạnh phúc sẽ tỏa sáng trong gia đình không có bạo lực; Hành vi bạo

Bài 4: Cuộc chiến giữa “xây” và “chống”

Hình ảnh
  Bài 4: Cuộc chiến giữa “xây” và “chống” Nếu coi chấn hưng văn hóa là một cuộc cách mạng chống lại những thói hư, tật xấu, những cái ác… phản tiến bộ, bảo vệ những điều tốt đẹp trong cuộc sống thì có lẽ xét cho cùng câu chuyện của chấn hưng văn hóa cũng chính là câu chuyện của “xây” và “chống”. Ngân vang giai điệu tự hào Việt Nam từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu nay đã trở thành một nước đang phát triển, được khu vực và thế giới biết đến với những thành tựu đáng tự hào trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt “thương hiệu” Việt Nam vẫn đang không ngừng được tỏa sáng với những con người cần mẫn, kiên cường, bất khuất, sáng tạo…, đã viết nên những trang sử vẻ vang với những chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”… Và cũng chính những con người ấy, hàng ngàn năm lịch sử đã tạo dựng và hun đúc nên một nền văn hóa Việt Nam vô cùng độc đáo, đặc sắc, đa dạng và phong phú mang cốt cách, tâm hồn dân tộc, đó chính là “tấm giấy thông hành”, là “căn cước” để chúng ta tự tin hội nhậ

Bài 3: Chấn hưng văn hóa bắt đầu từ đâu?

Hình ảnh
  Bài 3: Chấn hưng văn hóa bắt đầu từ đâu? Chấn hưng văn hóa là một “Đại công trình thế kỷ” gồm rất nhiều hạng mục cần phải triển khai, thế nhưng trong vô vàn những hạng mục ấy chúng ta phải bắt đầu từ đâu, từ hạng mục nào để “đầu xuôi, đuôi lọt”, để việc xây dựng đại công trình sẽ cán đích thành công, góp  Bắt đầu từ thể chế Chia sẻ về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Nguyễn Văn Hùng cho biết: Sự nghiệp phát triển văn hoá Việt Nam luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm, trong đó chấn hưng văn hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng, nhằm khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, con người Việt Nam và sức mạnh thời đại, huy động mọi nguồn lực, phát triển bền vững đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Từ góc độ của cơ quan quản lý, chịu trách nhiệm triển khai chủ trương phát triển văn hóa, Bộ trưởng Bộ VHTTDL cho rằng, muốn triển khai “Đại công tr

Bài 1: Chấn hưng văn hóa là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân

Hình ảnh
  Bài 1: Chấn hưng văn hóa là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân Xây dựng, phát triển và chấn hưng văn hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Đảng và Nhà nước quan tâm, triển khai thường xuyên, liên tục qua các thời kỳ nhằm xây dựng sức mạnh mềm, sức mạnh nội sinh phát triển đất nước. Hiện nay, đất nước đang đứng trước những thời cơ và thách thức mới. Yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng đòi hỏi chúng ta phải quyết tâm đổi mới và chấn hưng văn hoá nhằm tiếp tục xây dựng, giữ gìn và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là “nền tảng tinh thần”, “động lực phát triển”, và “soi đường cho quốc dân đi”; tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc để tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện thành công mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI như Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra. Chấn hưng văn hóa là một “Đại công trình thế kỷ” với rất nhiều hạng mục cần phải thực hiện tron