Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 8 15, 2021
Hình ảnh
  Bắt 6 đối tượng lợi dụng dịch bệnh COVID-19 lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức làm hồ sơ mua hàng trả góp Sau một thời gian điều tra, xác minh, làm rõ, ngày 8-8-2021, Đội Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao thuộc Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hoá đã bắt giữ 6 đối tượng trong ổ nhóm lợi dụng dịch bệnh COVID-19 để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các Công ty tài chính bằng hình thức làm giả hồ sơ mua hàng trả góp cho hàng trăm người nông dân nghèo trên địa bàn 2 huyện Thọ Xuân và Thường Xuân tại các siêu thị điện máy và trung tâm thương mại. 6 đối tượng lừa đảo bị bắt giữ gồm: Nguyễn Thị Hương, sinh năm 1975; Nguyễn Đức Anh, sinh năm 1989 đều ở xã Xuân Bái, huyện Thọ Xuân; Phạm Văn Lượng, sinh năm 1981; Lê Văn Dũng, sinh năm 1976 đều ở phường Hải Ninh, thị xã Nghi Sơn; Lê Thị Thìn, sinh năm 1965 ở thị trấn Lang Chánh, huyện Lang Chánh và Bùi Thị Dung, sinh năm 1979 ở xã Thành Long, huyện Thạch Thành. Theo kết quả điều tra ban đầu, từ cuối tháng 4-2021, Nguyễn T
Hình ảnh
  Nâng cao cảnh giác để tránh rơi vào “bẫy thông tin” lừa đảo   Chỉ với việc sử dụng một số chiêu trò như dùng logo biểu tượng của các tổ chức, cơ quan chức năng để tạo lập các trang web, fanpage trên mạng xã hội, các đối tượng lừa đảo đã lừa tiền cứu trợ, chiếm đoạt tài sản… của không ít người dân. Lợi dụng thời điểm dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, các đối tượng xấu đã lợi dụng tâm lý lo lắng về sức khỏe của người dân để giả mạo thông tin xin trợ cấp tiêm chủng vắc - xin COVID-19 và lừa tiền cứu trợ thông qua 2 tên miền là “honapply” và “miniboom.vn”. Ngay sau khi phát hiện dấu hiệu lừa đảo của các trang web này, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia đã phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý để gỡ bỏ tên miền. Đồng thời khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác trước các thông tin có nội dung tương tự. Vào giữa tháng 7-2021, tại các hội nhóm trên Facebook xuất hiện nhiều bài đăng về một ứng dụng có tên R383 với nội dung quảng cáo là nền tảng đầu tư uy tín, mỗi
  Cẩn trọng thủ đoạn chống phá bằng “chuyện bi thương” COVID-19 ảo Sáng 8/8, thông tin bác sĩ Khoa ở TP Hồ Chí Minh trong cơn bĩ cực chữa trị bệnh nhân COVID-19 đã rút ống thở từ chính ba mẹ mình để cứu sản phụ sinh đôi đã gây sốc trên mạng xã hội, lay động tâm thức con người. Song thông tin này cũng nhanh chóng bị lật tẩy - đó chỉ là trò tung tin, hình ảnh ảo. Anh N.Đ.H. - người chia sẻ tin trên lên Facebook đã nhanh chóng có lời xin lỗi gửi cộng đồng mạng. Anh cho biết, vì anh tin vào những điều tốt và đã thiếu bình tĩnh, kiểm chứng một cách cần thiết, dù trước đó đã có biện pháp xác minh thông tin. Tuy nhiên, “những kết quả xác minh không đủ để tôi tin những cảm xúc mình đã chia sẻ là dựa trên sự kiện có thật. Thậm chí, nhiều anh chị cũng chỉ ra những hình ảnh sai trên các tấm ảnh được cho là của hai em bé sinh đôi và hàng loạt điểm phi lý về quy trình, nghiệp vụ. Tôi xin lỗi về quy trình nghiệp vụ”. Trả lời báo chí, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy Nguyễn Tri Thức cho biết, tại bệnh viện
Hình ảnh
  Cảnh giác thông tin xuyên tạc của đối tượng phản động trên mạng xã hội Ngày 12/8, Công an thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước phát đi thông tin cảnh giác đối với Trương Quốc Huy – Thành viên của tổ chức khủng bố Việt Tân. Theo đó, Trương Quốc Huy, SN 1980 tại TP Hồ Chí Minh, có cha là người nghiện rượu và bị bạn nhậu đâm chết trong một bữa nhậu. Trương Quốc Huy học hết lớp 7, từng đi bộ đội nhưng bị trả về do nghiện ma tuý. Đối tượng Trương Quốc Huy.  Để có tiền ăn chơi, Trương Quốc Huy liên kết với Lisa Phạm (thuộc tổ chức khủng bố Việt Tân) rải truyền đơn chống phá nhà nước, Trương Quốc Huy 2 lần bị bắt; lần bắt thứ 2 (vào năm 2005) bị kết án 6 năm tù, ra tù năm 2011 thì trốn qua Thái Lan, sau đó qua Mỹ tị nạn. Sang Mỹ, dưới sự chỉ đạo của tổ chức khủng bố Việt Tân, Trương Quốc Huy lập kênh N10TV trên Youtube, Facebook để chia rẽ sự đoàn kết của người dân Việt Nam với chính quyền, kích động động bạo lực, gây bất ổn trong nước. Trên kênh này, Trương Quốc Huy tỏ vẻ là người hiểu biết v
Hình ảnh
  “THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2022 BẰNG HÌNH THỨC TỰ LUẬN” LÀ TIN GIẢ   Hiện nay, trên mạng xã hội đang lan truyền một số thông tin về phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh năm 2022. Theo đó, thông tin về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 lan truyền trên nhiều trang fanpage facebook như "2K4 chinh phục kỳ thi THPT quốc gia 2022", "2K5 Đấu trường học tập"…với nội dung bịa đặt về việc các học sinh làm "chuột thí nghiệm" cho Bộ GD-ĐT như: "Đề xuất kỳ thi THPT quay về tự luận như trước"; "Tin nóng - 2004 làm chuột bạch cho Bộ, đề xuất quay lại thi tự luận; đề xuất đưa tác phẩm văn học ngoài chương trình vào thi; năm sau đề khó, thi trên máy tính; các trường ĐH đồng loạt thi riêng"… Dù là những bài viết trôi nổi trên mạng xã hội, chưa được kiểm chứng, song những thông tin này đã thu hút hàng ngàn sự quan tâm, bình luận và chia sẻ,...Thậm chí, nhiều học sinh, phụ huynh tỏ ra lo lắng với những thông tin này. Tuy nhiên, sáng nay 11/
Hình ảnh
 TRÒ HỀ TỪ CUỘC "THI VIẾT VỀ COVID-19" ĐƯỢC HẬU THUẪN BỞI CÁC ĐỐI TƯỢNG CHỐNG PHÁ NHÀ NƯỚC   Thời gian qua, tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước, đặc biệt tại TP Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh phía Nam. Bên cạnh những nỗ lực không ngừng nghỉ của các cấp Ủy đảng, chính quyền, của đội ngũ y tế, lực lượng vũ trang sát cánh cùng nhân dân thì trên không gian mạng, một số cá nhân, tổ chức lại cố tình phớt lờ những công sức đó, tìm cách xuyên tạc, bịa đặt nhằm gây phức tạp tình hình, tạo cớ chống phá Đảng, Nhà nước. Một số cá nhân, tổ chức, bên cạnh những tài khoản hiện có, đã tiến hành xây dựng hệ thống kênh tin truyền thông trải đều trên các nền tảng mạng xã hội như youtube, facebook, blog, instagram… với lượt người theo dõi và tương tác lớn như BBC Tiếng Việt, VOA Tiếng Việt, RFI Tiếng Việt, Chân trời mới, Việt Tân… Đi liền với đó là tập hợp các đối tượng chống đối, bất mãn, một số cá nhân có tư tưởng, nhận thức sai lệch, gom vào các group, hội, nhóm kín như
Hình ảnh
 60 NĂM: NHỮNG “ĐIỂM ĐEN” CÒN ĐỌNG LẠI ĐỐI VỚI NHỮNG NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM   Tròn 60 năm về trước, ngày 1961, quân đội Mỹ bắt tay cùng chính quyền Ngô Đình Diệm tiến hành rải thảm chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam nhằm giành ưu thế trong cuộc chiến tranh xâm lược, phi nghĩa. Trong mười năm từ năm 1961 đến 1971, một tội ác kinh hoàng đã diễn ra khi 80 triệu lít chất độc hóa học chứa 366 kg đi-ô-xin đã được quân đội Mỹ rải thảm xuống 26.000 thôn, bản, với diện tích hơn 3,06 triệu ha. Chính tội ác này của quân đội Mỹ đã làm môi trường tại Việt Nam bị ô nhiễm nặng nề, hơn 4,8 triệu người bị phơi nhiễm, trong đó hơn 3 triệu người là nạn nhân mà nhiều thế hệ phải hứng chịu. Đau đớn hơn, tội ác trên còn ảnh hưởng tới 150.000 nạn nhân thuộc thế hệ thứ ba. Với trách nhiệm của mình, trong suốt thời gian qua, Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam và các tổ chức, cá nhân tiến bộ trên thế giới đã và đang làm hết sức mình để chung tay chia sẻ, bù đắp phần nào những nỗi đau còn dai dẳng đối với nh
Hình ảnh
Thế giới đã nghĩ khác về Biển Đông Các trao đổi về an ninh biển toàn cầu đã diễn ra sôi nổi tại phiên thảo luận cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về an ninh biển ngày 9-8. Tham dự phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh biển và đại dương là nguồn tài nguyên to lớn của nhân loại, là huyết mạch của giao thương quốc tế và là cửa ngõ kết nối các nước, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của các quốc gia, dân tộc. An ninh biển là vấn đề toàn cầu nên cần có giải pháp toàn cầu, tiếp cận một cách toàn diện, tổng thể trên cơ sở hợp tác đối thoại và luật pháp quốc tế, tăng cường hợp tác song phương và đa phương, cả khu vực, liên khu vực và ở phạm vi toàn cầu nhằm ứng phó hiệu quả với các thách thức an ninh biển. Đề cao UNCLOS 1982 Lập trường của Thủ tướng Phạm Minh Chính phản ánh quan điểm chung của hầu hết các lãnh đạo cấp cao và đại diện các nước thành viên Hội đồng Bảo an và
CẢNH GIÁC “TRUYỀN THÔNG ĐEN” TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG NHẰM PHÁ HOẠI CÔNG CUỘC PHÒNG, CHỐNG COVID-19 CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VÀ NHÂN DÂN TA   Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, kỷ nguyên công nghệ số, thời đại của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, bên cạnh những thành tựu, tiện ích mà không gian mạng đem lại thì kéo theo đó những nguy hại về độ xác thực thông tin, trong đó, không thể tránh khỏi việc các thông tin giả, sai sự thật, thông tin xuyên tạc, sai trái, thù địch len lỏi trà trộn gây tác động không nhỏ đối với người sử dụng. Hiện nay, dịch COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp ở nhiều tỉnh thành, trong khi cả hệ thống chính trị cùng toàn dân đã, đang ra sức nỗ lực chống dịch thì một số tổ chức, đối tượng phản động, cơ hội chính trị tiếp tục lợi dụng đại dịch COVID-19 và ráo riết sử dụng chiêu trò “truyền thông đen” nhằm chống phá Việt Nam, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc, tìm cách hạ uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Chúng luôn tận dụng triệt để mặt trái của truyền thông cùng