Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 3 9, 2022

Quan điểm, lập trường của Việt Nam trong ngoại giao

 Quan điểm, lập trường nhất quán của Việt Nam Trước hết cần khẳng định một số ý kiến cá nhân bày tỏ trên mạng xã hội không có tư cách pháp nhân đại diện cho bất kỳ cơ quan, tổ chức nào và càng không thể đại diện cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam. Cách đặt vấn đề như đã nêu là hoàn toàn mang tính võ đoán, suy diễn, quy chụp vô căn cứ. Chỉ có những người vô ý thức chính trị, mang mưu đồ đen tối mới “bới bèo ra bọ” kiểu như vậy. Đây là luận điệu nằm trong âm mưu lợi dụng sự kiện ở Ukraine để chia rẽ mối quan hệ đoàn kết giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới. Khi bàn đến quan hệ đối ngoại và cách ứng xử của Việt Nam trước các vấn đề quốc tế, thiết nghĩ chúng ta cần có cái nhìn khách quan, toàn diện, cụ thể, thấu đáo từng nội dung trên cơ sở thực tiễn công tác đối ngoại của Việt Nam. Quan điểm, chủ trương, chính sách của Việt Nam về công tác đối ngoại là hết sức rõ ràng. Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, hò

Đừng lợi dụng vấn đề ở Ukraine để chia rẽ Việt Nam trong quan hệ quốc tế

 Đừng lợi dụng vấn đề ở Ukraine để chia rẽ Việt Nam trong quan hệ quốc tế Lập trường của Việt Nam về vấn đề ở Ukraine là hết sức nhất quán, rõ ràng. Vậy mà mấy ngày qua, trên một số trang báo mạng ở hải ngoại và mạng xã hội của một vài tổ chức, cá nhân vốn lâu nay thiếu thiện chí với Việt Nam người ta bàn tán, đưa ra những lời bình sai trái. Thực chất đó là những luận điệu nằm trong mưu đồ lợi dụng sự kiện ở Ukraine để nói xấu, chia rẽ mối quan hệ của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới. Những luận điệu sai trái Từ chuyện Việt Nam bỏ phiếu trắng tại Phiên họp lần thứ 11 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, họ suy diễn rằng, Việt Nam làm nước này, nước kia “rất thất vọng”. Từ thông tin trên báo chí, họ nói: “Việt Nam khác biệt đa số thế giới về ngôn từ” khi đưa tin, bình luận về tình hình xung đột ở Ukraine; các báo chính thống do Đảng Cộng sản Việt Nam kiểm soát “kiên trì dùng ngôn từ khác các đài báo quốc tế, và chỉ gọi đó là “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga”; báo chí