Vì sao tinh thần Cách mạng Tháng Mười Nga bất diệt?
Vì sao tinh thần Cách mạng Tháng Mười Nga bất diệt?
Vì sao tinh thần Cách mạng Tháng Mười Nga bất diệt?
Dương Phương Duy
Sức sống mãnh liệt, sự lan tỏa mạnh mẽ
Nhớ về mùa thu cách mạng, nhớ về cội nguồn chiến thắng, tự đáy lòng mình, chúng ta biết ơn Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, nhân dân ta anh hùng; trân trọng và thành kính thắp nén hương dâng lên các anh hùng liệt sĩ, những người đã hiến dâng cuộc đời mình cho cách mạng, đem lại cuộc sống hòa bình, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc hôm nay.
Cùng với đó, chúng ta phản đối những tổ chức, cá nhân có quan điểm “hư vô lịch sử”, phủ nhận quá khứ, chà đạp lên xương máu, sự hy sinh và những chiến công của các bậc tiền nhân, các anh hùng liệt sĩ; đồng chí, đồng bào.Lúc này, bảo vệ các giá trị và sức sống của Cách mạng Tháng Mười Nga nói riêng, bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thành quả cách mạng nói chung, là lương tâm và trách nhiệm của những người cộng sản và những người yêu nước Việt Nam.
Đúng vậy! Tắm mình trong cuộc sống hòa bình, tận hưởng các giai điệu bài ca chiến thắng, chúng ta không thể nào quên Cách mạng Tháng Mười Nga – một sự kiện vĩ đại trong thế kỷ XX – một sự kiện hiện thực hóa chủ nghĩa Mác – Lênin trong thực tiễn; đã mở ra thời đại mới – thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH và cách mạng vô sản trên phạm vi toàn thế giới.
Cũng chính từ đây, nhân loại chứng kiến cuộc đấu tranh ý thức hệ vô cùng gay gắt, quyết liệt, nhất là trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận để bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin. Chưa bao giờ nội hàm của khái niệm về CNXH, con đường đi lên CNXH lại được nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện với tinh thần phản biện sâu sắc, tạo nên diện mạo ý thức hệ mới với vai trò kiến tạo, phát triển, hiện thực hóa sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân lại được đề cao, được khẳng định nhất quán trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Chưa bao giờ “một sự kiện gọi là cũ lại luôn luôn mới”, có sức hấp dẫn diệu kỳ là Cách mạng Tháng Mười Nga, đã và đang được bàn luận sôi nổi, mang tính thông điệp toàn cầu như hiện nay.
Hơn 10 ngày qua, nhân loại tiến bộ hướng về chào mừng kỷ niệm 105 Cách mạng Tháng Mười Nga (ngày 25 tháng 10, theo lịch cũ) với hàng vạn tin, bài và hàng trăm hội nghị, hội thảo, mít tin lớn, nhỏ nhằm khẳng định tầm vóc, giá trị, ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười Nga. Điều đáng mừng là phần lớn các tin bài, hội nghị, hội thảo, mít tin đều mang tính tích cực; tiếp tục khẳng định sức sống mãnh liệt của Cách mạng Tháng Mười Nga trong thế giới hiện đại.
Thế nhưng, đâu đó vẫn còn những giọng điệu lạc lõng, bôi đen, phủ nhận giá trị, ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười Nga; thậm chí, một số người đã “bắn vào quá khứ bằng súng lục và đại bác”; cho rằng Cách mạng Tháng Mười Nga đã “cáo chung cùng với sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu”. Từ đó, cho rằng, “Việt Nam không cần chủ nghĩa Mác – Lênin”; “Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động là sai lầm”. Dẫu biết quan điểm sai trái này “không có đất tồn tại” ở Việt Nam nhưng “những hạt bụi bẩn ấy” cần phải tẩy sạch, sớm loại bỏ để cuộc sống của chúng ta không bị ô nhiễm.
105 năm đã trôi qua nhưng dấu ấn của Cách mạng Tháng Mười Ngavẫn đậm đà, sâu sắc. Tầm ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Ngathật to lớn, rộng và sâu. Âm hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga thật hào hùng, mãnh liệt; làm cho kẻ thù “lớn và nhỏ” của Cách mạng Tháng Mười Nga, của chủ nghĩa Mác – Lênin ngày càng thêm căm giận, tức tối; sự chống phá lý lưởng cộng sản ngày càng trở nên quyết liệt và nguy hiểm hơn.
Ý thức hệ và hai chiến tuyến: CNCS và CNTB không chỉ đối đầu về quan điểm, lập trường, tư tưởng, lý luận, nhận thức, mà còn đối đầu về thể chế, phương thức vận hành, xu thế phát triển, sự thể hiện tính ưu việt của chế độ XHCN và tính nhân văn, nhân đạo của nó.
Thực tế khẳng định trong lịch sử thế giới hiện đại, hiếm có sự kiện chính trị nào lại có tiếng vang, tầm ảnh hưởng sâu rộng, mang tầm quốc tế “xuyên thế kỷ” như Cách mạng Tháng Mười Nga. Sự khai mở một thời đại mới gắn liền với sự xuất hiện một phương thức sản xuất mới – hình thái kinh tế – xã hội CNCS mà giai đoạn đầu của nó là CNXH đã đặt nấc thang mới cho nhân loại bước lên thực hiện cuộc đấu tranh xóa bỏ áp bức, bóc lột, bất công; thực hiện giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người và giải phóng nhân loại.
Cách mạng Tháng Mười Nga chung đúc tất cả những điều tốt đẹp, là niềm tin, lẽ sống, khát vọng hòa bình, tiến bộ xã hội nên tự nó sống động, có sức lan tỏa mạnh mẽ “xuyên quốc gia”, từ nước Nga sang châu Âu, châu Á, đến tận khu vực Mỹ – Latinh, “nơi cuối đất cùng trời – nơi có khát vọng giải phóng và thực hiện tiến bộ xã hội”.
Đối với nhân dân Việt Nam, tầm vóc, giá trị, ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười Ngathật kỳ vĩ, thật nặng nghĩa ân tình; là nhân tố có ý nghĩa quyết định sự lựa chọn con đường cách mạng vô sản của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, tạo ra bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam, soi sáng con đường đấu tranh xóa bỏ áp bức, bộc lột, bất công, giải phóng dân tộc và dẫn dắt nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Không có Cách mạng Tháng Mười Nga, chủ nghĩa Mác – Lênin và sự giúp đỡ của nhân dân Liên Xô, nhân dân ta không có cuộc sống hòa bình, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc như ngày nay.
Không thể phủ nhận niềm tin, lẽ sống mà Cách mạng Tháng Mười Nga đem lại
105 năm đã trôi qua, nhưng những “kẻ thù lớn, nhỏ” của V.I. Lênin và Cách mạng Tháng Mười Nga vẫn tìm mọi cách để chống phá, phủ nhận tầm vóc, giá trị và ý nghĩa của cuộc cách mạng vĩ đại này. Vì sao vậy?
Một là, Cách mạng Tháng Mười Nga khẳng định bản chất khoa học, cách mạng, giá trị và ý nghĩa nhân văn của chủ nghĩa Mác – Lênin; chỉ ra quy luật vận động, phát triển của lịch sử; khẳng định vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; con đường phát triển khách quan của phương thức sản xuất CSCN và sự tất yếu diệt vong của CNTB. Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin đã được chứng minh trên thực tế. Nó không chỉ đối lập với quan điểm duy tâm, tôn giáo, phương pháp tư duy siêu mình mà còn khác về chất so với các trào lưu, học thuyết đương thời, nhất là học thuyết của “CNXH không tưởng – phê phán”, “CNXH chân chính”…
Chủ nghĩa Mác – Lênin là học thuyết duy nhất từ trước đến nay chỉ ra mục tiêu, con đường, lực lượng, phương thức, điều kiện bảo đảm để để xóa bỏ mọi áp bức, bóc lột, bất công; xây dựng nên chế độ xã hội mới tốt đẹp – CNCS mà giai đoạn đầu là CNXH.
Đồng thời, luận chứng sâu sắc sự cần thiết phải đập tan bộ máy của nhà nước tư sản, giai cấp tư sản và hệ tư tưởng của nó. Vì lẽ đó, Cách mạng Tháng Mười Nga bước đầu đã hiện thực hóa bản chất khoa học, cách mạng và giá trị nhân văn, nhân đạo của chủ nghĩa Mác – Lênin; chuyển lý luận khoa học thành thực tiễn cách mạng; đã góp phần đưa nước Nga và Liên Xô trở thành thành trì của hệ thống các nước XHCN.
Hai là, Cách mạng Tháng Mười Nga đã thể hiện sâu sắc lập trường duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và CNCS trong cuộc đấu tranh chống “Phái Mensêvích”, “phái Dân Túy”, “chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”…; đã gắn chặt tên tuổi, sự nghiệp của C. Mác và tên tuổi, sự nghiệp của V.I. Lênin với nhau, thành hệ thống lý luận hoàn thiện, vững chắc, trở thành thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học, cách mạng – hạt nhân hệ tưởng tưởng của giai cấp công nhân; trở thành chủ nghĩa Mác – Lênin – hệ tư tưởng khoa học, cách mạng của giai cấp công nhân.
Sau khi Ph. Ăngghen, qua đời, V.I. Lênin đã gánh vác trọng trách vĩ đại, vừa lãnh đạo Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III), đấu tranh chống mọi kẻ thù lớn, nhỏ của chủ nghĩa Mác, vừa bổ sung, hoàn thiện chủ nghĩa Mác trên cả ba bộ phận cấu thành: Triết học, Kinh tế chính trị học, CNXH khoa học; làm cho chủ nghĩa Mác trở thành chủ nghĩa Mác – Lênin – học thuyết hoàn bị nhất, sâu sắc nhất, triệt để cách mạng nhất, là “công cụ nhận thức vĩ đại” để cải tạo thế giới.
Ba là,Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra thời đại mới – hình thái kinh tế – xã hội mới: CNCS; khai mở Nhà nước Xô viết (gọi tắt là Liên Xô). Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và V.I. Lênin, nhân dân Liên Xô đã chuyển nước Nga và 14 nước Cộng hòa Xô viết từ chế độ nông nô, phong kiến; từ nền kinh tế tiểu nông lạc hậu thành cường quốc thứ hai trên thế giới với nền công nghiệp hiện đại sau 18 năm xây dựng, (nước Anh sau 200 năm; nước Mỹ sau 120 năm; nước Nhật Bản sau 40 năm).
Cách mạng Tháng Mười Nga đã thay đổi “số phận nước Nga và các dân tộc trong đại gia đình Xô viết”; thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc phát triển nhanh, mạnh, nhất là ở các nước châu Á, châu Phi, khu vực Mỹ – Latinh đứng lên đấu tranh tự giải phóng mình;tiếp thêm sức mạnh, động viên, cổ vũ nhân dân Việt Nam kiên quyết đấu tranh giải phóng dân tộc, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa,đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do.
Hơn thế, Đảng Cộng sản và nhân dân Liên Xô đã ủng hộ nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, nhất là giúp đỡ trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, hàng vạn cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các lĩnh vực khác của nước ta đã từng học tập, tu nghiệp ở Liên Xô.
Bốn là, Cách mạng Tháng Mười Nga đã ảnh hưởng trực tiếp, đặc biệt sâu sắc đến cách mạng Việt Nam; làm thay đổi vận mệnh của nước ta; đã giúp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cách mạng vô sản sau khi Người đọc được“Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”của V.I. Lênin. Từ đó, Người tin tưởng và đi theo lý tưởng Cách mạng Tháng Mười Nga, tin theo chủ nghĩa Mác – Lênin. Chính sự lựa chọn con đường đúng đắn ấy mà nhân dân ta làm nên Cách mạng Tháng Tám năm 1945; khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hoà; tiến hành 21 năm kháng chiến thánh thần để đập tan ách thống trị của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do; đưa sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN hơn 35 năm qua giành những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
Nhờ đó, đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Có thể khẳng định rằng lý tưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga đã được hiện thực hóa trên đất nước Hồ Chí Minh.
Năm là, Cách mạng Tháng Mười Nga và quá trình xây dựng CNXH ở Liên Xô là tấm gương và là bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá, luôn nhắc nhở chúng ta phải đề cao cảnh giác, không được lơ là, chủ quan, duy ý chí; không được vứt bỏ vũ khí, chừng nào kẻ thù còn tồn tại xung quanh chúng ta bởi cách mạng đã đánh đổ chúng, nhưng chúng chưa bị tiêu diệt hẳn, vẫn còn âm mưu và lực lượng chống phá cách mạng. Chúng ta không được mắc mưu “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang như sự kiện chính trị đã xảy ra ở Liên Xô và các nước Đông Âu từ những năm 90 của thế kỷ XX, cũng như cảnh giác với các tình huống xảy ra cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ucraina vừa mới xảy ra tháng 2-2022.
Thực tiễn thế giới hiện đại khẳng định Cách mạng Tháng Mười Nga vẫn sống động, vẫn còn nguyên giá trị, ý nghĩa lịch sử và thời đại. Nó “không phải là sai lầm của lịch sử”, “là quái thai của thời đại”, “là sự áp đặt chủ quan, duy ý chí của V.I. Lênin và Đảng Cộng sản Bônsêvích Nga” như ai đó đã từng nói. Hơn thế, nó hoàn toàn không phải “đã cáo chung”, “đã đưa vào bảo tàng lịch sử” cùng với sự sụp đổ của chế độ XHCN theo mô hình Xô viết ở Liên Xô và các nước Đông Âu như lời vu cáo, xuyên tạc của những người bất mãn, cơ hội, xét lại, chống đối V.I. Lênin và Cách mạng Tháng Mười Nga, chống chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đây là vấn đề mang tính nguyên tắc cần khẳng định rõ ràng bởi nó có ý nghĩa sống còn đối với chế độ XHCN ở nước ta, là nền tảng tư tưởng vững chắc của Đảng ta. Ai đó cố tình xuyên tạc giá trị và ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại; những cống hiến to lớn của C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Lênin, Hồ Chí Minh là chĩa “đại bác bắn vào chính mình đấy”./.
Nhận xét
Đăng nhận xét