Từ “sợ trách nhiệm” đến “vô trách nhiệm” – Những sai lệch cần “cân” – “chỉnh”
Từ “sợ trách nhiệm” đến “vô trách nhiệm” – Những sai lệch cần “cân” – “chỉnh”
Từ “sợ trách nhiệm” đến “vô trách nhiệm” – Những sai lệch cần “cân” – “chỉnh”
Dương Phương Duy
1. Những biểu hiện đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp thời gian qua đã được đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhắc nhở, được dư luận xã hội, cử tri và Nhân dân cả nước quan tâm, có cả sự động viên, khích lệ, đầy ý thức xây dựng; có cả sự trăn trở, băn khoăn, lo lắng. Theo đó, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị cũng rất chú ý, ra sức “bới lông tìm vết”, tìm kiếm, thêu dệt, tán phát thông tin xấu, độc trên mạng xã hội; thi nhau xuyên tạc, bôi đen sự thật nhằm chống phá công tác cán bộ của Đảng, Nhà nước ta, trực tiếp chống phá Hội nghị Trung ương 7 khóa XIII (giữa nhiệm kỳ); Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV và sự điều hành của Chính phủ về các nội dung phát triển kinh tế – xã hội.
Đây là hiện trạng đáng lo ngại, gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh, cảnh báo đối với đội ngũ cán bộ, công chức về trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao trước Tổ quốc, trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Chính hiện trạng này nhắc nhở chúng ta phải đề luôn cao cảnh giác, hết sức đề phòng kẻ xấu việc lợi dụng Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV để thực hiện âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và công cuộc đổi mới, phát triển đất nước; thực nghị quyết Đại hội XIII của Đảng mà các thế lực thù địch chủ mưu. Hơn thế, cần phải đặc biệt chú ý đến hệ lụy từ những tác động của 4 nguy cơ đe dọa Cách mạng Việt Nam mà Đảng ta đã chỉ ra.
Hiện trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm là biểu hiện tiêu cực, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên; đã và đang gây ra nhiều hệ lụy xấu, làm chậm tiến trình phát triển kinh tế – xã hội. Vì vậy, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm minh trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, địa phương để xảy ra tình trạng tiêu cực; trước hết xử lý trách nhiệm người đứng đầu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cảnh tỉnh, cảnh báo, giáo dục cán bộ, công chức hiện nay.
Bàn về vấn đề thời sự này, trên diễn đàn Quốc hội mấy ngày qua, câu chuyện cán bộ sợ trách nhiệm đã trở thành vấn đề rất “nóng”. Không ít đại biểu đã nói thẳng, nói thật về sự lo lắng của cử tri và Nhân dân cả nước về hiện trạng này. Bởi lẽ, nó không còn là hiện tượng đơn lẻ, cá biệt mà diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương, cả một số bộ, ngành, rõ nhất trên lĩnh vực “nhạy cảm” như đầu tư công, quản lý đất đai, bất động sản, tài chính, ngân hàng, đầu tư cho phát triển doanh nghiệp, dịch vụ. Những tiêu cực ấy đã và đang gây nên tình trạng chậm trễ, trì trệ, ách tắc hoạt động công vụ, bào mòn cơ chế, thể chế; làm suy giảm niềm tin của người dân và doanh nghiệp đối với Đảng, Nhà nước ta.
Hệ lụy đáng tiếc của nó đã tạo ra một thứ “xiềng xích” trói buộc, cản trở tư duy sáng tạo, làm thui chột động lực và nguồn lực phát triển đất nước, ảnh hưởng không nhỏ đến mọi mặt của đời sống xã hội. Nhiều đại biểu Quốc hội, cử tri và Nhân dân cả nước đều cho rằng, đã đến lúc phải nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật; tôn trọng quy luật khách quan, phải chỉ ra nguồn gốc, căn nguyên của căn bệnh này, đặc biệt là công tác cán bộ và phải thay đổi cách thức đánh giá cán bộ, sử dụng cán bộ, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ; “phải làm ngay và luôn”. Không được để một số cán bộ né tránh, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, sợ sai, thậm chí không muốn làm vì không có lợi ích riêng, gây ách tắc công việc, cản trở sự phát triển kinh tế – xã hội; cản trở quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Với tinh thần xây dựng và ý thức trách nhiệm trước Tổ quốc và Nhân dân, Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ đã phân tích thấu đáo tình hình, chỉ ra nguồn gốc, căn nguyện bệnh tình, đã “bắt mạch, kê đơn”, cho “liều thuốc” đặc trị căn bệnh này và tin tưởng rằng, những khó khăn, vướng mắc do căn bệnh này gây ra sẽ từng bước được khắc phục; đất nước sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
2. Thế nhưng, vin vào sự cố nằm ngoài ý muốn này, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đã “đổ thêm dầu vào lửa”, cố tình thêu dệt, khuếch đại sự việc, thổi bùng lên thành “đám cháy” từ những hạn chế, bất cập của công tác cán bộ thời gian qua; lấy nó làm “tiêu điểm” để chống phá Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ; xuyên tạc con đường đi lên CNXH ở nước ta.
Họ vào hùa với nhau, kẻ tung người hứng, đồng thanh la ó với giọng điệu châm chọc “cứu hỏa Đảng”, rồi ra sức xuyên tạc, tung tin đồn nhảm, nhìn nhận công tác cán bộ của Đảng thời gian qua dặt màu xám xịt, “đen tối”. Họ đã phủ nhận sạch trơn những cố gắng của Đảng ta trong công tác cán bộ, những cống hiến quan trọng của đội ngũ cán bộ do Đảng lãnh đạo. Họ đổ lỗi, vu khống, gán ghép, cáo buộc Đảng ta “sai lầm nghiêm trọng trong việc dung túng, bao che” cho một bộ phận cán bộ, để họ suy thoái, biến chất, tha hóa; cho rằng “không phải ngẫu nhiên mà đội ngũ cán bộ hiện nay lại đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm…vì Đảng đã mắc những sai lầm trong thực hiện các nguyên tắc, quan điểm, quy trình…lựa chọn, đề bạt, bố trí, sử dụng cán bộ”.
Họ xuyên tạc rằng cách thức lựa chọn, bố trí, giới thiệu cán bộ ứng cử của Đảng chủ yếu là theo phe nhóm, ê kíp kiểu “con ông cháu cha”, “nhất quan hệ, nhì tiền tệ…” chứ không phải theo tiêu chuẩn, tiêu chí đức tài, phẩm chất và năng lực; nó hoàn toàn do người đứng đầu quyết định, còn “tổ chức đảng chỉ là cái bình phong che chắn”. Từ luận điệu xuyên tạc này, họ cho rằng, việc “mua quan, bán chức trong Đảng là một tất yếu của chế độ đảng độc tài”, “cứ có tiền là mua được quan chức”. Điều nhảm nhí hơn thế, một số người bất mãn, có quan điểm đối lập với Đảng ta cho rằng, kỷ luật đảng đối với một số cán bộ sai phạm, về thực chất, là triệt hạ lẫn nhau”, là “thanh trừng phe phái”, “đấu đá nội bộ giữa phe Đảng và phe Nhà nước; phe miền Bắc và phe miền Nam”. Từ câu chuyện một số cán bộ sợ sai không dám làm, họ vu cáo rằng “Đảng ta bất tài”, “chỉ lo thu vén cá nhân”, không quan tâm đến dân chúng vì thói quen “sống chết mặc dân”.
Ngạo mạn hơn thế, một số người còn quy kết “sự mất dân chủ là bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam”. Từ đó, họ đòi Đảng phải thay đổi quy chế, quy trình, chế độ tranh cử công khai; không cần Đảng ra nghị quyết, hướng dẫn quy trình, các bước, các khâu của công tác cán bộ như quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ…, mà thực chất là từ bỏ nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo, quản lý, rèn luyện cán bộ, đảng viên. Đây là điều mấu chốt nhất để họ cổ suý cho thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng ở Việt Nam… Đến đây thì “cái đuôi cáo” đã lòi ra, bị lộ tẩy, mục đích xấu sa đã phơi bày: họ muốn xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng ta đối với Nhà nước và xã hội; “phi chính trị hóa” Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.
Theo dõi sự chất vấn thẳng thắn, đầy ý thức xây dựng của các đại biểu Quốc hội về công tác cán bộ thời gian qua, nhất là việc phân tích căn nguyên cán bộ sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm để tìm biện pháp khắc phục, họ lại hướng con mắt người dân nhìn sang hướng khác; cho rằng “Đảng đang chì chích Quốc hội; Quốc hội châm chích Đảng”; chất vấn tại Hội trường Diên Hồng của Quốc hội là cơ hội để “vùi dập cá nhân”, “thanh trừng nội bộ”, thể hiện “sự bằng mặt nhưng không bằng lòng”; gây mất đoàn kết, chia rẽ nội bộ Đảng, Nhà nước, Quốc hội, v.v..
Nhận xét
Đăng nhận xét