Chưa bao giờ Đảng coi thường người dân
Chưa bao giờ Đảng coi thường người dân
Chưa bao giờ Đảng coi thường người dân
Nguyễn Xuân Quang
Ở mỗi quốc gia, dân tộc những đặc điểm, điều kiện và thể chế chính trị riêng. Ở Việt Nam, từ khi Đảng CSVN ra đời, đất nước chỉ có một Đảng duy nhất lãnh đạo. Cũng chính vì đặc điểm này mà nhiều đối tượng chống đối và các thế lực thù địch đã tập trungcông kích, xuyên tạc nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta. Mới đây trên trang Facebook của Nguyễn Văn Đài (NVĐ) có đoạn viết: “Hỏi người Campuchia tại sao lại coi thường người Việt Nam? Họ trả lời: “Đảng, chế độ và chính quyền CSVN còn coi thường người dân của họ thì làm sao đòi hỏi Campuchia phải tôn trọng người Việt.” Người Việt muốn được tôn trọng hãy xóa bỏ CSVN”.
Tôi không biết chính xác NVĐ căn cứ vào đâu để đưa ra những nhận định trên. Nhưng chắc có lẽ NVĐ tự “vẽ” ra câu chuyện hoặc mượn cớ việc Đoàn Việt Nam đang tham dự Seagames tại Capuchia, để cố tình “xiên xỏ” với mục đích nói xấu Đảng và chế độ. Là một người dân Việt Nam, với tất cả lòng tự trọng và sự thẳng thắn, khách quan, tôi xin được bày tỏ chính kiến của mình trước những phát ngôn của NVĐ như sau:
Thứ nhất, chưa có cuộc điều tra dư luận xã hội hay thăm dò ý kiến nào đối với người Campuchia về người Việt Nam. Nên không có cơ sở nào để khẳng định “người Campuchia coi thường người dân Việt Nam”. Có chăng ở đây chỉ là do chính NVĐ cố tình “thêu dệt” tung ra chiêu trò đó để nhằm mục đích mà xưa nay NVĐ vẫn đang thực hiện, đó là tìm mọi cách để xuyên tạc, suy diễn, bóp méo sự thật nhằm nói xấu và chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Nói như NVĐ, không chừng người Campuchia mà nghe được thì lại bị quy tội vu khống, đổ tiếng xấu cho họ, cao hơn nữa là cố tình bịa đặt nhằm chia rẽ mối quan hệ ngoại giao, hợp tác và tình thần đoàn kết giữa 2 nước.
Thứ hai, Sự tôn trọng của con người dành cho nhau là từ tâm, tự nguyện, chẳng ai có thể “bắt buộc” hay “đòi hỏi” mà được. Hơn nữa, chắc chắn rằng người Việt Nam cũng không bao giờ “đòi hỏi” Campuchia phải tôn trọng mình, mà sự tôn trọng ấy được xây dựng từ chính mối quan hệ giữa 2 quốc gia từ lâu đời. Ngày 24/6/1967, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Vương quốc Campuchia chính thức được thiết lập, nhưng sự gắn bó, đoàn kết, hữu nghị giữa hai bên đã được hun đúc từ những năm tháng cùng chung sức, đồng lòng đánh đuổi thực dân Pháp. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử và những biến cố của thời đại, quan hệ hữu nghị, truyền thống của hai dân tộc láng giềng được thử thách và ngày càng khăng khít, bền chặt hơn. Tháng 3/1951, tại Hội nghị Liên minh nhân dân ba nước Đông Dương, khối liên minh nhân dân Việt Nam – Lào – Campuchia cũng được thành lập dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tương trợ và tôn trọng chủ quyền của mỗi nước. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (năm 1960), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Trong cuộc đấu tranh chung để bảo vệ hòa bình và độc lập dân tộc ở Đông Dương… Chúng ta thành tâm mong rằng quan hệ hữu nghị giữa nước ta và các nước láng giềng, trước hết là Campuchia và Lào, được xây dựng và phát triển tốt. Về phía Campuchia, chính quyền Campuchia do Hoàng thân Norodom Sihanouk làm Quốc trưởng đã công khai lên án hành động xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ; năm 1965, thông qua “Nghị quyết về vấn đề Việt Nam” khẳng định tình đoàn kết của nhân dân Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược. Ngoài sự ủng hộ về chính trị, Campuchia còn tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam thực hiện nhiệm vụ chi viện cho chiến trường miền Nam Việt Nam. Khi Campuchia rơi vào khó khăn sau cuộc đảo chính tháng 3/1970 của Lon Nol, quân tình nguyện Việt Nam tiếp tục sát cánh cùng nhân dân Campuchia; từ năm 1979 đến năm 1989, hàng vạn quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam đã ở lại Campuchia chung sức với cán bộ và nhân dân Campuchia nhằm ngăn chặn nạn đói đang hoành hành khắp nơi và trực tiếp cùng với Chính phủ, quân đội và nhân dân Campuchia khắc phục những hậu quả sau chế độ diệt chủng, từng bước thực hiện công cuộc hồi sinh dân tộc, xây dựng lại đất nước. Chiến thắng ngày 7/1/1979 là nền móng, là niềm tin để mối quan hệ hợp tác và hữu nghị Việt Nam – Campuchia không ngừng phát triển. Ngày 7/1/1979 là một mốc son trong lịch sử quan hệ hai nước Việt Nam – Campuchia. Kể từ khi chính thể Vương quốc Campuchia được thành lập (năm 1993), quan hệ Việt Nam – Campuchia bước vào giai đoạn mới. Hai bên tiếp tục giữ mối quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Năm 2005, nhân chuyến thăm hữu nghị chính thức Campuchia của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, lãnh đạo hai nước nhất trí quyết tâm phát triển quan hệ hai nước theo phương châm 16 chữ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”, thúc đẩy nâng tầm từ “hợp tác nhiều mặt” lên “hợp tác toàn diện”. Nhìn lại chặng đường hơn 55 năm qua, có thể thấy, mối quan hệ truyền thống hữu nghị tốt đẹp Việt Nam – Campuchia vẫn không ngừng được vun đắp và phát triển. Như vậy, chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng, nhân dân các dân tộc Việt Nam và Campuchia là sự tôn trọng, hợp tác toàn diện, gắn bó khăng khít, bền chặt, lâu dài.
Thứ ba, Đảng, chế độ và chính quyền CSVN không hề coi thường người dân xét cả trên bình diện các chủ trương, chính sách cũng như trên phương diện thực tế. Có thể thấy rất rõ, Đảng CSVN ra đời xuất phát từ thực tiễn đất nước đang bị đô hộ, với thân phận là người nô lệ nên khi đó mục tiêu của Đảng CSVN là lãnh đạo cách mạng Việt Nam đấu tranh chống lại thực dân, đế quốc, giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc và nhân dân. Sau khi giành lại được chủ quyền, Đảng tiếp tục lãnh đạo bằng việc đề ra chủ trương, đường lối, chính sách để xây dựng và phát triển đất nước. Trải qua 93 năm, Đảng CSVN đã lãnh đạo đất nước đổi thay, phát triển trên tất cả các mặt của đời sống, xã hội, nâng tầm uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Những thành quả đó là minh chứng rõ ràng nhất để khẳng định mục tiêu, lí tưởng của Đảng, Nhà nước ta không gì ngoài việc xây dựng đất nước phồn vinh, nhân dân ấm no, hạnh phúc. Những năm gần đây, công cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước ta được thực hiện quyết liệt; nhiều vụ án, nhiều tập thể, cá nhân, trong đó có những cán bộ, đảng viên cấp cao bị xử lý và chịu trách nhiệm hình sự, nhưng điều đó càng khẳng định chủ trương của Đảng và Nhà nước ta chính là nhằm xây dựng tổ chức Đảng và bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Công cuộc đấu tranh chống tham nhũng tiêu cực thời gian qua đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. Hoàn toàn không phải như những luận điệu mà các đối tượng chống phá cố tình xuyên tạc.
Với 3 luận điểm nêu trên, có thể khẳng định rằng những gì mà NVĐ nói chỉ là đang cố tình bịa đặt, xuyên tạc để nói xấu Đảng và chế độ mà thôi.
Nhận xét
Đăng nhận xét