Quan hệ Việt Mỹ và con bài “nhân quyền”?

 Quan hệ Việt Mỹ và con bài “nhân quyền”?

Quan hệ Việt Mỹ và con bài “nhân quyền”?

Yến Thanh

Vài năm trước, giới chống cộng cờ vàng có thể kỳ vọng rằng mỗi lần một quan chức Mỹ sang thăm Việt Nam, chính phủ Việt Nam sẽ cho một đồng bọn đang ngồi tù của họ ra nước ngoài tị nạn. Tuy nhiên, kỳ vọng đó rõ ràng không phù hợp với tình hình hiện nay. Ngay trước chuyến thăm Việt Nam hôm 14/04 của ngoại trưởng Mỹ ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, Nguyễn Lân Thắng đã lĩnh án 6 năm tù giam và 2 năm quản chế với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam. Diễn biến này dường như nhắc lại một tiền lệ cách đây 3 năm, khi Phạm Đoan Trang (từng được đồng bọn tự hào khoe là “tài sản của nước Mỹ”) bị bắt tháng 10/2020, đúng vào ngày cuối cùng của cuộc Đối thoại về nhân quyền giữa Việt Nam và Mỹ.

Vậy giới cờ vàng có thể trông cậy gì vào chuyến thăm của Blinken không?  BBC tiếng Việt đã gửi câu hỏi này đến Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch), kẻ luôn dành “ác cảm”, hằn học khi đánh giá về Việt Nam. Câu trả lời tất nhiên dễ đoán: Không. Phản ứng của chính quyền Biden trước những lời kêu gọi can thiệp vào chuyện nhân quyền ở Việt Nam vẫn tương tự hồi hai năm trước, khi phó tổng thống Mỹ Kamala Harris từ chối gặp các gương mặt cờ vàng cả trước lẫn trong chuyến thăm Hà Nội.

Tuy nhiên, câu trả lời của Phil Robertson cho biết nhiều thông tin thú vị hơn thế. Trong cuộc phỏng vấn, ông ta đã cố giải thích lý do khiến chính quyền Mỹ thờ ơ với chuyện nhân quyền ở Việt Nam. Và cách giải thích của Robertson đã vô tình chỉ ra sự lố bịch trong những luận điệu tuyên truyền mà nhiều hội nhóm cờ vàng đang sử dụng.

Cụ thể, trong khi giới chống cộng coi Mỹ như một viên sen đầm quốc tế uy nghiêm đáng sợ, thì Robertson nói rõ rằng Mỹ đang bị Việt Nam coi thường:

“Việc kết án nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng vào đêm trước chuyến thăm của Blinken cho thấy sự coi thường của Hà Nội đối với những quan ngại mà Hoa Kỳ đã nêu về nhân quyền ở Việt Nam.

Nó cũng cho thấy rằng chính phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam tin rằng về cơ bản họ có thể chẳng cần đếm xỉa gì đến Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong những vấn đề như thế này, mà chẳng bị làm sao cả.”

Vấn đề, theo Robertson, là Mỹ cũng không chủ động trong chuyện nhân quyền ở Việt Nam mấy. Nói cách khác, các chiến dịch “quốc tế vận” mà giới chống cộng tung ra một cách ồn ào mấy năm gần đây đều không có tác dụng gì cả, và tiền bạc đổ vào chúng cũng như là đổ xuống cống mà thôi:

“Cho đến nay, giống như phần còn lại của chính quyền Biden, ngoại trưởng Blinken ít có phát ngôn nào và về cơ bản không có hành động gì về nhân quyền ở Việt Nam.

Rõ ràng là Bộ Ngoại giao Mỹ không mấy nỗ lực trong vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.”

“Vấn đề thực sự là chính sách của Hoa Kỳ đang bước vào một giai đoạn gần như Chiến tranh Lạnh mới với Trung Quốc, và do đó, các tính toán chính trị thực dụng nhằm ve vãn Việt Nam có nghĩa là chính quyền Hoa Kỳ chỉ đang nói suông về nhân quyền.”

Đọc những nhận xét của Phil Robertson, ta thấy rõ sự lố bịch của các hội nhóm cờ vàng mỗi lần họ tự hào vì được chụp ảnh chung hay ăn cơm chung với một vài quan chức, dân biểu Mỹ. Nhưng không dừng ở đó, câu chuyện có lẽ cần được nhìn sâu hơn.

Ta nên nghĩ thế nào về chiến lược xuyên suốt của giới chống cộng mấy năm gần đây – theo đó họ lan tỏa não trạng Chiến Tranh Lạnh, và đòi chính phủ Việt Nam xích lại gần Mỹ trong cuộc xung đột giữa các cường quốc trên toàn cầu? Chẳng phải mỗi lần quan hệ Việt-Mỹ tốt lên, số gương mặt cờ vàng bị bắt lại tăng với tốc độ chóng mặt? Thế thì chẳng phải giới chống cộng đang nằm ngửa nhổ ngược, đổ hết tiền của vào một cuộc vận động khiến họ bị bắt dễ dàng hơn?

Trong lúc họ thờ Mỹ như cha, coi việc giúp Mỹ là giúp cái tử thi của Việt Nam Cộng hòa, thì người Mỹ có coi họ hơn một thằng mõ làng hay một con tốt thí?

Quan trọng nhất, trong chuỗi sự kiện này, cái “trật tự Mỹ” mà giới chống cộng muốn áp lên cả thế giới có đồng nghĩa với luật chơi nhân quyền không? Hay từ đây, ta thấy rõ nó chỉ đồng nghĩa với những bài toán lợi ích tủn mủn?

Dù giới chống cộng có thể đặt ra những câu hỏi này, dường như họ khó có thể thoát ra khỏi số phận đã định. Họ sống trên đất Mỹ, và sống bằng tiền tài trợ của Mỹ, tức là quá lệ thuộc vào Mỹ để có thể thận trọng đứng tách riêng. Dù họ tuyên bố mình đấu tranh cho độc lập tự do, bản thân họ không hề có độc lập tự do. Đây là lối mòn khó tránh của những kẻ không làm ra thứ gì hữu ích cho xã hội, mà chỉ biết vụ lợi bằng cách kích động các cuộc xung đột. Mà ác độc thay, họ lại nhằm vào quê hương và đồng tộc của họ./.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này