Thuyết “tam quyền phân lập” và sự bất cập của nó trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam
Thuyết “tam quyền phân lập” và sự bất cập của nó trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam
Thuyết “tam quyền phân lập” và sự bất cập của nó trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam
Dưỡng Nguyên
Hiện nay, tham nhũng, tiêu cực vẫn là những vấn đề nóng, bức xúc trong xã hội ta; đã và đang diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, ở nhiều cấp, nhiều ngành; đặc biệt là “Đại án Việt Á”, “Chuyến bay giải cứu”, “Tân Hoàng Minh”, “Vạn Thịnh Phát”, “Thao túng giá chứng khoán”… Hệ lụy của nó là hằng nghìn cán bộ, đảng viên vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm, phải xử lý kỷ luật Đảng và pháp luật của Nhà nước; trong đó, có nhiều cán bộ cao cấp thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
Lợi dụng tình hình này, một số người có quan điểm đối lập với Đảng, Nhà nước ta đã “phản ứng”, “không hài lòng”, đã “sản xuất” và tung lên mạng xã hội nhiều vệt tin, bài, vi deo clip có nội dung xấu, độc, sai trái, cần phải phê phán, đáng kể là luận điểm: “Đảng Cộng sản Việt Nam không có khả năng lãnh đạo phòng, chống tham nhũng”, “Ở Việt Nam, chỉ có thể phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thành công khi Đảng Cộng sản Việt Nam nhường quyền lãnh đạo cho lực lượng tiến bộ khác”, “phải thực hiện “tam quyền phân lập” để kiểm soát quyền lực nhà nước”, đó là “cách tốt nhất để dẹp bỏ tệ nạn tham nhũng, quan liêu, tiêu cực, suy thoái đang hoành hành”, v.v..
Vậy thực chất các luận điểm nêu trên là như thế nào” Phải chăng ở Việt Nam “chỉ có thể chống tham nhũng, tiêu cực thành công khi thực hiện thể chế “tam quyền phân lập””? Phải chăng “tam quyền phân lập” là “cẩm nang thần kỳ”, “một kế sách hữu hiệu” mà Đảng Cộng sản Việt Nam coi thường; không sử dụng nó để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực như những người theo đuôi giới lý luận tư sản phương Tây tung hô, rao giảng? Tại sao Đảng ta không sử dụng thuyết “Tam quyền phân lập” trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực?
Thuyết “Tam quyền phân lập” không phù hợp với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam
“Tam quyền phân lập” là học thuyết hình thành và phát triển trong giai đoạn đầu của CNTB khi giai cấp tư sản bước lên vũ đài chính trị, trực tiếp đối đầu với giai cấp địa chủ, phong kiến, chống lại chế độ quân chủ chuyên chế để xây dựng nhà nước tư sản.
Rútxô – nhà triết học chính trị nổi tiếng người Pháp (1712 – 1778) là một trong những người có công lớn trong việc kế thừa và phát triển thuyết “tam quyền phân lập”, đưa nó lên đỉnh cao với mục đích: ngăn chặn tình trạng lạm quyền, chuyên quyền, độc đoán của chế độ chuyên chế về quyền lực nhà nước. Rútxô chia quyền lực nhà nước thành ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Mỗi quyền có tính độc lập tương đối nhưng không tách rời nhau, lấn át nhau mà có mối quan hệ: nương tựa và kiềm chế lẫn nhau, đối trọng và kiểm soát lẫn nhau. Với cách phân chia này, Rútxô đặt hy vọng vào việc giai cấp tư sản thực thi tốt nhất quyền lực nhà nước, làm cho quyền lực thống trị của giai cấp tư sản được bảo vệ, không bị chia cắt và thể hiện rõ nhất ý chí, sức mạnh của giai cấp tư sản, trở thành công cụ sắc bén để duy trì nền nếp, trật tự xã hội; phù hợp với khuôn khổ pháp luật của chế độ tư bản; nhờ đó mà nâng cao vị thế của giai cấp tư sản đang lên.
Sự phân chia quyền lực nhà nước thành ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp như Rutxô có gì tiến bộ? Về thực chất, nó chỉ là sự phân chia về mặt thực thi quyền lực thống trị tối cao của giai cấp tư sản theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận khác nhau về chuyên môn để tạo nên giới hạn và sự cân bằng tương đối giữa các nhánh quyền lực trong một chỉnh thể thống nhất. Vì thế, so với nhà nước quân chủ chuyên chế nó có một số điểm tiến bộ, thể hiện rõ tinh thần đang lên của giai cấp tư sản. Thế nhưng, các quyền lực được chia tách ra chỉ là tương đối, đều vẫn phụ thuộc vào quyền lực tối cao; và do đó, mỗi bộ phận quyền lực đều thực hiện ý chí tối thượng mà nhà nước tư sản nắm quyền thao túng xã hội.
Theo một ý nghĩa nào đó, sự phân quyền này có giá trị nhất định trong phòng, chống tham nhũng, nhất là việc tạo ra cơ chế kiềm chế, giám sát, đối trọng giữa các nhánh quyền lực, các cấp quyền lực, hạn chế việc lấn quyền, lạm quyền và độc quyền; dân chủ và công khai hơn. Song, điều đó chỉ mang nặng tính hình thức, là biểu trưng đại diện cho nhà nước tư bản. Trên thực tế, nhà nước tư bản đã sử dụng “tam quyền phân lập” để phục vụ cho lợi ích của mình nhưng nó đã, đang và sẽ không thể ngăn chặn được sự chuyên quyền, sự giương oai, tác quái của chế độ độc tài phát xít, đáng kể là chế độ phát xít Đức, Ý, Nhật và nhiều quốc gia khác dưới thể chế “tam quyền phân lập”, cho dù nó có sức mạnh nhất định đối với nhà nước tư bản, ở những giai đoạn lịch sử nhất định.
Đúng là “dao sắc không gọt được chuôi”, thể chế “tam quyền phân lập” trong nhà nước tư sản đã bất lực, không thể chống được tham nhũng. Bởi vì, thể chế “tam quyền phân lập” đi liền với chế độ “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập”. Ở đó, hình thức “tam quyền phân lập” là “cái áo” che đậy bản chất bóc lột, bảo vệ quyền lực chính trị và lợi ích kinh tế của các đảng phái chính trị tư sản. Nó không hề có sự đối trọng về lợi ích và quyền lực thống trị trong nội bộ giai cấp tư sản.
Vì lẽ đó, “tam quyền phân lập” không phải là “cẩm nang thần kỳ” để loại trừ nguồn gốc, bản chất, nguyên nhân sản sinh ra tham nhũng, cho dù nó có đóng góp nhất định trong kiểm soát và kiềm chế phần nào đó sự bùng phát của tham nhũng. Do đó, “phép màu” của giai cấp tư sản trong phân quyền giữa ba nhánh: lập pháp, hành pháp và tư pháp đã không thể xóa bỏ được nạn tham nhũng khi bản thân nó không đủ sức để xóa bỏ được nguồn gốc, nguyên nhân sinh ra tham nhũng.
Ai đó cho rằng “chế độc đảng”, “toàn trị” do do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh là nguồn gốc, nguyên nhân đạo sinh ra tham nhũng, tiêu cực là sự xuyên tạc trắng trợn sự thật và bóp méo chân lý, thể hiện sự thiếu hiểu biết về cái gọi là “tam quyền phân lập” đang tồn tại ở các nước tư bản, muốn rước nó vào Việt Nam.
Thực tế chỉ ra rằng, tham nhũng, tiêu cực là vấn đề toàn cầu, là tệ nạn xấu đã và đang xảy ra ở tất cả các quốc gia, dân tộc; không phân biệt chế độ chính trị – xã hội, thể chế quyền lực, hình thức nhà nước, trình độ phát triển kinh tế – xã hội. Nghĩa là ở nơi nào và bất cứ ở đâu, hệ thống pháp luật, cơ chế, quy chế, thể chế chưa đầy đủ, chưa kín kẻ, chưa chặt chẽ, thiếu dân chủ, thiếu công khai, minh bạch… thì ở đó có tham nhũng, tiêu cực. Cùng với đó, nếu sự kiểm tra, kiểm soát, giám sát, điều tra chưa được duy trì thường xuyên; vai trò của quần chúng nhân dân và dân chủ chưa được đề cao và phát huy đầy đủ, đúng mức; xử phạt chưa nghiêm minh; suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống tràn lan, chủ nghĩa cá nhân hoành hành… thì chính nó là “mảnh đất màu mỡ” để tham nhũng, tiêu cực nảy nở, sinh sôi.
Theo bảng dữ liệu về tham nhũng năm 2016 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế công bố xếp hạng nạn tham nhũng của 176 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; trong đó, đáng kể là đại đa số các nước theo thể chế “tam quyền phân lập” có tham nhũng với các mức độ khác nhau, đứng ở thứ bậc cao là Vương quốc Anh xếp thứ 10, Đức thứ 10, Ôxtrâylia xếp thứ 13, Mỹ xếp thứ 18, Nhật Bản xếp thứ 20, Pháp xếp thứ 23,… Điều đó cho thấy quan điểm cho rằng “chỉ có thực hiện “tam quyền phân lập” mới chống được tham nhũng ở Việt Nam là thiếu căn cứ khoa học với cái nhìn cực đoan, phiến diện; thể hiện sự coi thường, thiếu thiện chí đối với Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Rõ ràng là, “tam quyền phân lập” không có khả năng ngăn chặn tham nhũng xảy ra. Hơn thế nữa, nó không thể coi là phương thức tối ưu, biện pháp duy nhất để đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực một cách có hiệu quả như người ta từng rêu rao, quảng bá, ca tụng không công cho CNTB và phương Tây. Nó không thể và không cần thiết có mặt, tham gia vào chính trường Việt Nam
Bởi vì, thể chế “tam quyền phân lập” mà một số người tán dương, tự nó không thể xóa bỏ được cơ cấu quyền lực, chức vị, quyền lực của tổ chức, cá nhân trong cơ cấu quyền lực nói chung, mỗi nhánh quyền lực nói riêng, và ngược lại, chính nó lại làm tăng thêm quyền lực cho tổ chức, cá nhân có chức, có quyền. Chính điều này đã và đang tác động tiêu cực đến công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhất là những việc liên quan đến những người có chức, có quyền ở nhiều nước. Giới chóp bu của giai cấp tư sản đã và đang dùng mọi biện pháp để né tránh, trì hoãn, phủ quyết các hoạt động phòng, chống tham nhũng nếu nó không phù hợp với ý chí, có liên quan đến lợi ích nhóm cầm quyền. Điều này phản ánh đúng bản chất thể chế “tam quyền phân lập” ở các nước TBCN khi nó gắn với chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Vì lẽ đó, thể chế “tam quyền phân lập” không thể là “cẩm nang thần kỳ”, “kế sách hữu hiệu” để chữa trị căn bệnh nan y là tham nhũng, suy thoái, tha hóa, biến chất nếu thể chế đó vẫn là sự đối kháng giai cấp và mâu thuẫn về lợi ích, tồn tại sự áp bức, bóc lột và sự bất công về mọi mặt, sự tha hóa và đói nghèo.
Chiến thắng “giặc nội xâm” bằng sức mạnh của toàn dân tộc, lòng Dân, ý Đảng
Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong lĩnh vực này muốn đạt hiệu quả cao nhất phải sử dụng tổng hợp các nội dung, hình thức, phương pháp, giải pháp; sự cùng vào cuộc, tham gia chủ động, tích cực của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân và cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong đó, công tác nghiên cứu khoa học, dự báo chiến lược, bảo đảm phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực “từ sớm, từ xa” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là việc giáo dục đạo đức cách mạng, sự rèn luyện, tu dưỡng của cán bộ, đảnh viên; sự nghiêm trị kẻ tham nhũng, suy thoái, tha hóa, tiêu cực cảu Nhà nước. Cùng với đó, là sự quan tâm cập nhật, bổ sung, hoàn thiện thể chế phòng, chống tham nhũng, tiêu cực sao cho chuẩn mực, minh bạch, hợp lý, thể hiện quyết tâm chính trị cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, lãnh đạo và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Chủ trương, đường lối, chính sách phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước ta luôn thể hiện sức sống mới, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam; tỏ rõ tinh thần, quyết tâm chính trị rất cao của Đảng, Nhà nước ta là tất cả vì hạnh phúc của nhân, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đó là điều khác biệt căn bản nhất giữa quyền lực nhà nước Việt Nam với quyền lực nhà nước tư bản thể hiện trong thuyết “tam quyền phân lập”. Nhân dân ta hiểu rõ giá trị và ý nghĩa của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do Đảng ta phát động và tin theo. Vì ở đó, tất cả lợi ích và quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minhgiai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng ta lãnh đạo.
Nhờ đó, sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện hài hóa, hiệu quả quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; phản ánh đầy đủ, sâu sắc hiện thực khách quan, bản chất quyền lực của Nhà nước và tính ưu việt của chế độ XHCN. Đương nhiên, trong Nhà nước XHCN có sự kế thừa tinh hoa tốt đẹp của thuyết “tam quyền phân lập” và các giá trị văn hóa nhân loại.
Ai đó đã xuyên tạc rằng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thể chế quyền lực của Nhà nước Việt Nam đã bất lực; không đủ sức tập hợp, quy tụ và phát huy sức mạnh của của nhân dân, các bộ phận trong hệ thống chính trị cũng như quyền làm chủ của nhân dân là sự bịa đặt, hết sức hoang đường, hoàn toàn không đúng. Nếu quyền lực nhà nước Việt Nam không được phát huy cao độ thì làm sao nhân dân ta lại giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử sau hơn 35 năm đổi mới; làm sao quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lại được triển khai sâu rộng, đồng bộ và thống nhất trong cả nước; được toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đồng tình, ủng hộ và đã đạt được những kết quả quan trọng trong những năm đổi mới. Điều này đã được đồng chí Tổng Bí thứ Nguyễn Phú Trọng khẳng định tại Hội nghị tổng kết 10 năm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngày 30 tháng 6 năm 2022.
Đối với Việt Nam, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không thể dựa vào thể chế “tam quyền phân lập”, hay rập khuôn máy móc theo công thức, mô hình của CNTB mà phải dựa vào thực lực sức mạnh của “thế trận lòng dân” dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự đồng hành, cùng vào cuộc của cả hệ thống chính trị với hệ giải pháp đồng bộ, khả thi, thống nhất về mọi mặt để không ai muốn tham nhũng, không cần tham nhũng. Chủ trương đúng, chính sách hay đã và đang được hiện thực hóa trong quá trình đổi mới, thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Quan điểm cho rằng “chỉ có thể chống được tham nhũng, tiêu cực khi Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện thể chế “tam quyền phân lập” để “kiểm soát quyền lực” là hoàn toàn sai trái. Quan điểm này đã nhân danh chống tham nhũng, tiêu cực, lợi dụng chống tham nhũng, tiêu cực để bài xích, kích động, đòi thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam do Đảng ta lãnh đạo.
Đằng sau luận điểm sai trái này là âm mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN ở nước ta. Bản chất xấu sa ấy đã phơi bày, bị vạch mặt và lên án. Nó đã thất bại thảm hại vì thể chế “tam quyền phân lập” không phù hợp với Việt Nam; không có đất diễn ở Việt Nam; không có cơ hội thao túng nền chính trị Việt Nam và do đó, nó không thể lừa bịp được quân và dân ta trước tinh thần cảnh giác cách mạng; sự tỉnh táo và không bao giờ mắc mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch./.
Nhận xét
Đăng nhận xét