Phòng tránh “từ sớm, từ xa” để đất nước ta hạnh phúc

 Phòng tránh “từ sớm, từ xa” để đất nước ta hạnh phúc

Phòng tránh “từ sớm, từ xa” để đất nước ta hạnh phúc

Dương Phương Duy

Quan điểm sai trái, thù địch là một dạng thông tin xấu, độc, loại “vi rút” gây bệnh, phá hoại tình yêu, cuộc sống an lành, hạnh phúc của mọi người; biểu hiện của âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” chống phá Việt Nam của những người xấu. Quan điểm sai trái, thù địch dưới mọi hình thức biểu hiện đều trái ngược với lập trường, quan điểm, lợi ích của nhân dân  đối lập với hiến pháp, pháp luật của Nhà nước ta. Bản chất của nó là giả tạo, tuyên truyền sai sự thật; biến đúng thành sai, phải thành trái, thật thành giả; chứa đựng sự hằn thù, mưu đồ kích động, gây rối, làm mất ổn chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tạo ra sự “suy thoái”, biến chấtở một bộ phận người dân nhằm “chuyển hóa” chế độ ta theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa, rất cần nhận thức đúng, phòng ngừa kẻxấu “từ sớm, từ xa” để chúng ta luôn an lành, hạnh phúc.

Ba nhóm quan điểm sai trái, thù địch cần nhận diện đúng

Những người có quan điểm sai trái, thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta là rất phức tạp, tập trung ở ba nhóm lớn, đó là: (1) Nhóm người chuyên nghiên cứu lý luận – thực tiễn, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ thông qua cuộc đấu tranh ý thức hệ giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Nhóm này chủ yếu là các phần tử chống cộng và một số lãnh đạo ở một số quốc gia phương Tây. (2) Nhóm phần tử cực đoan chủ yếu là người Việt sống ở nước ngoài luôn lôi kéo, tập hợp lực lượng lưu vong cấu kết với một bộ phận văn nghệ sĩ, trí thức, công chức bất mãn ở trong nước, lập ra các tổ chức phản động chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta. (3) Nhóm một số cán bộ, đảng viên (có một số đảng viên đã từng giữ chức vụ trung, cao cấp trong hệ thống chính trị của nước ta) suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và một bộ phận người dân do nhận thức lệch lạc, bị lôi kéo, bị mua chuộc nên theo đuôi bọn xấu. Đây là những người phản bội dân tộc, luôn đề cao chủ nghĩa cá nhân, không đồng ý với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về, giải quyết các vấn đề lợi ích và không thỏa mãn sự hài lòng, ham muốn của họ.

Quan điểm sai trái, thù địch có thể là những lời nói, bài viết, hành vi, hành động của cá nhân, nhóm xã hội, phản ánh xuyên tạc sự thật, bôi đen đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, con người Việt Nam hoặc thổi phồng mâu thuẫn, khuyết điểm, các tệ nạn xã hội, xuyên tạc, bóp méo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước với mục đích xấu sa nhằm thiết lập chế độ chính trị – xã hội mới, đối lập với chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng.

Tính hai mặt của “quan điểm khác” cần phân biệt rõ

Giữa quan điểm sai trái, thù địch” với “ý kiến khác” có sự khác nhau, cần nhận diện đúng, phân biệt rõ để tránh sai lầm trong nhận thức và hành động. Ý kiến khác là loại ý kiến “lấp lửng”, “nước đôi”, có thể là lời nói, bài viết với mục đích gây rối, chống đối, “sinh chuyện”, gây khó cho tổ chức nhưng cũng có thể là lời nói, bài viết mang tính xây dựng, sự góp ý, đề đạt, kiến nghị với chính quyền thoạt nghe rất “gai góc”, hàm chứa tính “bạo lực” nhưng suy xét kỹ nó chứa đựng “nhân tố hợp lý”, những người có trách nhiệm cần lắng nghe, cần tiếp thu vì nó có lợi cho cách mạng.

 Ý kiến khác có ba dạng: 1) Ý kiến của những người có động cơ, mục đích chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta, nhất thiết chúng ta phải đề cao cảnh giác, kiên quyết, kiên trì đấu tranh, loại bỏ; không được “dĩ hòa vi quý” với loại ý kiến này; 2) Ý kiến của những người do trình độ nhận thức còn hạn chế, thông tin chưa đầy đủ, cách tiếp cận không phù hợp, phát ra không đúng lức; chúng ta cần bình tĩnh lắng nghe và có biện pháp giáo dục, thuyết phục; 3) Ý kiến của những người có mong muốn góp ý, xây dựng với tinh thần trách nhiệm, quan điểm, thái độ khách quan, vô tư, trong sáng nhưng phương pháp, thái độ góp ý chưa phù hợp trong việc phát hiện những hạn chế, khuyết điểm, bất cập để những cán bộ có thẩm quyền “dễ nghe”, kịp thời bổ sung, hoàn thiện chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách. Trong những tình huống này, chúng ta cần bình tĩnh lắng nghe, tiếp thu có chọn lọc với sự trân trọng.

Mục đích, chiêu trò, thủ đoạn của quan điểm sai trái, thù địch

Mục đích xuyên suốt và lâu dài của quan điểm sai trái, thù địch là phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng, làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và tính ưu việt của hệ thống chính trị Việt Nam, tiến tới xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa do Đảng ta lãnh đạo. Vì vậy, những người này đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện âm mưu, thủ đoạn, hoạt động “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, triệt để lợi dụng internet, mạng xã hội để chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta, thông qua việc xây dựng các trang web, blog, tài khoản ở các máy chủ đặt ở nước ngoài làm “các máy cái, hà hơi, tiếp sức” cho các blog, tài khoản trong nước chống phá Việt Nam.

Các chiêu trò và thủ đoạn chống phá của quan điểm sai trái, thù địch là vô cùng nham hiểm, đó là: (1) Tạo các luồng dư luận xã hội xấu, độc; triệt để tận dụng và khái thác tối đa các phương tiện thông tin, truyền thông để tuyên truyền xuyên tạc, lừa gạt, làm nhiễu loạn đời sống tinh thần, từ đó làm lung lay niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, tiến tới lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa. (2) Tiến hành nhiều hoạt động gián điệp, thúc đẩy “ngoại giao thân thiện”, tăng cường “viện trợ nhân đạo”, tìm cách tạo cớ để tiếp xúc với nhân dân ta, kết hợp với trao đổi văn hóa, y tế, giáo dục,… để truyền bá tư tưởng chính trị, lối sống thực dụng và văn hóa phương Tây vào Việt Nam, thực hiện chiêu thức “mưa dầm thấm sâu”, “nước chảy đá mòn” để chuyển hóa Việt Nam theo con đường tư bản chủ nghĩa. (3) Kiềm chế sự phát triển nền kinh tế Việt Nam thông qua việc sử dụng các chiêu bài “kinh tế” để biến nước ta ngày càng lệ thuộc, bị ràng buộc bởi phương Tây hoặc thêm khó khăn về kinh tế, từ đó gây áp lực về chính trị, đặt ra các yêu sách về chính trị để xâm nhập, chuyển hóa, khống chế và khi cần sẽ sử dụng các đòn “trừng phạt kinh tế” buộc chúng ta phải nhượng bộ về chính trị. (4) Nuôi dưỡng các “thế lực dân chủ”, “gieo trồng hạt giống tự do”, từng bước phá hoại “bức tường đồng, vách thép” của chủ nghĩa xã hội; tiến tới “giải phóng dân chủ” ở Việt Nam.

Nội dung và phương thức thể hiện quan điểm sai trái, thù địch

Nội dung của quan điểm sai trái, thù địch là chống phá, xuyên tạc, phủ nhận giá trị khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lý luận về đường lối đổi mới ở Việt Nam; tách rời, đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác – Lênin; phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng; xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận những cống hiến, đóng góp của Người cho dân tộc, cho nhân loại; kêu gọi “dân chủ”, “nhân quyền”, “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập”, đòi “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang; phủ nhận thành tựu cách mạng Việt Nam do Đảng ta lãnh đạo; thổi phồng khuyết điểm, hạ thấp và phủ nhận thành tựu đổi mới đất nước; xuyên tạc, bội nhọ, hạ thấp uy tín, vị thế của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội, Công an…

Phương thức chống phá của các quan điểm sai trái, thù địch rất đa dạng, đó là: (a) Lợi dụng các trang mạng lớn trên thế giới để chống phá Việt Nam; (b) Sử dụng và nhân rộng mạng lưới cộng tác viên để viết bài, đưa tin chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ ta; (c) Sử dụng các thông tin chống phá Việt Nam của các quốc gia, tổ chức quốc tế lớn, những cá nhân có ảnh hưởng lớn ở trong và ngoài nước để tán phát thông tin xấu, độc; (d) Tạo dựng các trang web, blog các tài khoản cá nhân trên mạng xã hội, đặc biệt là trên facebook, youtube để chia sẻ (share), phát tán thông tin; (e) Nắm bắt, tận dụng thời cơ, thời điểm quan trọng, nhất là lợi dụng các vấn đề, sự cố lớn của đất nước để phát tán thông tin xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước…

Các thủ đoạn, chiêu bài và hình hài của quan điểm sai trái, thù địch

Các thủ đoạn, chiêu bài chống phá Đảng, Nhà nước ta…cũng rất đa dạng, đó là: Gửi “kiến nghị”, “thư ngỏ” của hội, nhóm, “thư riêng”, các tài liệu của cá nhân (có danh và mạo danh) đến cơ quan, tổ chức và các đồng chí lãnh đạo cấp cao: Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng… Biên tập và phát tán các tin, bài có nội dung xấu, độc trên mạng xã hội để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của xã hội, truyền bá quan điểm chính trị sai trái và gây áp lực đối với Đảng, Nhà nước. Ra “tuyên ngôn”, “tuyên bố” (với tư cách là nhóm xã hội hoặc các cá nhân có uy tín) về một vấn đề nào đó để tạo sóng gió, gây bão dư luận. Phát tán trên mạng xã hội tin, bài, bằng các hình thức bình luận (comment), hoặc thể hiện trạng thái (status) video clip, hình ảnh ở tài khoản cá nhân trên facebook, youtube…Vì lẽ đó, hơn bao giờ hết,lúc nàybảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch có hiệu quả là một nội dung cơ bản, rất hệ trọng, mang ý nghĩa sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta; là công việc thường xuyên, tự giác của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc, tổ chức đoàn thể chính trị – xã hội, của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, của từng cán bộ, đảng viên, chiến sĩ, trước hết là người đứng đầu cơ quan, đơn vị[1].

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này