RFA lại xuyên tạc vấn đề đất đai
RFA lại xuyên tạc vấn đề đất đai
Mới đây RFA đăng một bài trong đó bịa ra cái gọi là “lời nguyền đất đai”, quy kết những vấn đề tham nhũng, khó khăn là bất ổn và là do thể chế, do không có tư hữu về đất đai và do những trì trệ, sai lầm và sự níu kéo ý thức hệ giáo điều về CNXH!.
Chúng ta thấy rõ rằng, tại Hội nghị lần thứ 5 vừa rồi, khi họp bàn về vấn đề đất đai để ban hành các quyết sách thúc đẩy phát triển, Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã thẳng thắn đánh giá nhấn mạnh rằng lĩnh vực quản lý đất đai còn nhiều tồn tại hạn chế, bất cập, có tới hơn 70% số vụ tố cáo, khiếu nại thuộc về lĩnh vực đất đai trong thời gian qua.
Trong lịch sử cách mạng, lịch sử xây dựng và phát triển đất nước, chúng ta trải qua các giai đoạn khác nhau, thích ứng với mỗi giai đoạn là những cách thức quản lý khác nhau, trong đó có vấn đề quản lý đất đai cũng có những thay đổi. Mục tiêu cách mạng là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là thống nhất thu non sông về một mối, trong đó có mục tiêu giành và giữ đất đai cho toàn dân sử dụng để phát triển. Chỉ là mỗi giai đoạn một mô hình quản lý khác nhau, có lúc mắc sai lầm hoặc những hạn chế, nhưng vẫn trong tiến trình phát triển. Sau khi bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới, những năm 1990 là giai đoạn thể chế hoá có nhiều sự thay đổi. Cùng với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1993, có nhiều bộ luật, luật quan trọng như Bộ luật Lao động, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư… được ban hành, trong số đó Luật Đất đai 1993 cụ thể hoá chế độ sở hữu toàn dân nhà nước đại diện quản lý, thể chế hoá quyền sở hữu và quyền sử dụng cho các chủ thể khác nhau.
Từ đó, cho đến nay, dư địa tăng trưởng kinh tế trong hơn 35 năm đổi mới đã minh chứng sự sáng suốt của Đảng khi đã vận dụng đúng lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tuân theo quy luật khách quan, thúc đẩy thực tiễn phát triển theo con đường kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nghĩa là phát huy ưu thế kinh tế thị trường, hạn chế khuyết tật của nó, bảo đảm an sinh xã hội, uống nước nhớ nguồn, quan tâm người nghèo, đối tượng chính sách… Trong quá trình phát triển, những khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập trong ở các tỉnh thành, mời gọi đầu tư nước ngoài, các khu đô thị cũng mọc lên, bên cạnh có những hiện tượng lấn chiếm đất công, phá rừng, chiêu trò thao túng thị trường đất đai… Nhưng Đảng, Quốc hội, chính quyền các cấp đã phát hiện, nhìn nhận và luôn quan tâm giải quyết những vấn đề bức xúc nảy sinh, an dân, đồng thời bảo đảm mọi người dân tuân theo pháp luật, xử lý những người lạm dụng chức quyền để có đặc quyền, đặc lợi bất kể người đó là ai.
Trong lý luận kinh tế chính trị của các nhà kinh tế tư sản cổ điển cũng đều nhận ra đất đai là tài sản đặc biệt, là mẹ của của cải vật chất, cùng với phát minh lý luận về lao động của C. Mác, lao động là cha, là nguồn gốc sinh ra của cải, sinh ra giá trị… Đất đai là tài sản đặc biệt của quốc gia, là tư liệu sản xuất cơ bản, là nguồn sống của người dân và nguồn lực to lớn của đất nước, thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhưng do những kẽ hở pháp luật, xuất hiện những vi phạm lạm dụng chức quyền, câu kết thao túng thị trường bất động sản, xuất hiện tình trạng nhiều người giàu lên nhờ đất, nhưng cũng có không ít người nghèo đi vì đất, thậm chí bị đi tù, mất cả tình nghĩa cha con, anh em cũng vì đất…
Việc tổng kết thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khoá XI về đất đai lần này để tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong công tác quản lý và sử dụng đất đai, bảo đảm hài hoà các lợi ích của Nhà nước, người dân và nhà đầu tư, tạo nguồn lực và động lực mới để phấn đấu đến năm 2030 nước ta trở thànhnước công nghiệp hiện đại...
Phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bên cạnh việc khẳng định những chuyển biến tích cực và những kết quả nổi bật đã đạt được, cũng yêu cầu làm rõ: Vì sao nguồn lực đất đai chưa được phát huy đầy đủ để trở thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội? Vì sao ở nhiều nơi, việc sử dụng đất còn lãng phí, hiệu quả thấp; tệ tham nhũng, tiêu cực liên quan đến đất đai chậm được đẩy lùi, thậm chí gia tăng? Vì sao số vụ khiếu nại, tố cáo thuộc về đất đai vẫn còn nhiều và phức tạp? Vì sao thị trường bất động sản phát triển thiếu lành mạnh, chưa bền vững và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro?… Đâu là nguyên nhân thuộc về quan điểm, chủ trương, chính sách nêu trong Nghị quyết và bất cập của Luật Đất đai năm 2013? Đâu là do các quy định dưới luật còn bất cập; có quá nhiều quy định chồng chéo, mâu thuẫn? Và đâu là do việc tổ chức thực hiện yếu kém của các cơ quan quản lý nhà nước; hay do nhận thức chưa đầy đủ và ý thức chấp hành luật pháp chưa nghiêm?…
Từ đó, để tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách về đất đai, giải quyết các vấn đề vướng mắc hay vấn đề gây bức xúc trong xã hội. Tiếp tục phát triển lý luận, tư duy nhận thức về sở hữu toàn dân về đất đai đầy đủ như thế nào; vị trí, vai trò của Nhà nước như thế nào khi là đại diện chủ sở hữu, thực hiện quản lý nhà nước về đất đai và khi là chủ thể sử dụng đất; về tài chính đất đai, xác định giá đất và phát triển thị trường bất động sản; việc quản lý nhà nước về đất đai… cần tiếp tục được đổi mới, hoàn thiện thế nào để đáp ứng được yêu cầu phát triển hiện nay.
Như vậy, rõ ràng Hội nghị lần thứ 5Trung ương Đảng khóa XIIIlànhằm tiếp tục giải quyết từ gốc những vấn đề còn tồn đọng, những bất cập, những bức xúc của người dân liên quan vấn đề đất đai, phát triển hoàn thiện thể chế để bảo đảm vận hành hiệu quả thị trường quyền sử dụng đất, cũng là nhằm bảo đảm sự công bằng cho mọi người dân và bảo đảm nguồn lực của đất nước phục vụ cho các công trình hạ tầng khi cần phục vụ phát triển. Còn nếu ai lạm dụng vi phạm thì đã, đang và sẽ bị xử lý, nhất là khi luật pháp về đất đai ngày càng chặt chẽ, hoàn thiện hơn.
Đó là sự thật, sự thật là đó.
RFA, baotiengdan hay bất kỳ ai cố tình bịa đặt ngụy biện kiểu gì cũng không ai nghe thông được, mà rồi chính những kẻ tâm đen bịa đặt chống phá sẽ nhận được kết cục bị trừng phạt, đó mới là lời nguyền chân lý…/.
Nhận xét
Đăng nhận xét