Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2022

Xếp hạng dân chủ theo kiểu “Thầy bói xem voi” 07 tháng 3 PHẢN BIỆN - TRANH LUẬN Hãng nghiên cứu và phân tích Economist Intelligence Unit (EIU-có trụ sở chính tại Vương quốc Anh) mới đây đã công bố báo cáo chỉ số dân chủ năm 2021, trong đó xếp Việt Nam vào "nhóm nước phi dân chủ, độc tài". “Té nước theo mưa” sau đó vài ngày, Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch-có trụ sở tại Hoa Kỳ) cũng đưa ra báo cáo cho rằng, chính quyền Việt Nam sách nhiễu và giam giữ nhiều "nhà hoạt động" trong hai thập kỷ qua. Chỉ chờ có thế, một số báo, đài nước ngoài thiếu thiện chí với Việt Nam lại dồn dập đưa ra cái gọi là "phân tích", "luận giải", "góc nhìn"... Thật nực cười, hành động của họ gợi nhớ đến câu chuyện ngụ ngôn "Thầy bói xem voi"! Một mũi tên hướng nhiều đích Đầu tiên phải khẳng định, báo cáo của EIU là sai lầm và bịa đặt, đúng như đánh giá của nhiều chuyên gia nghiên cứu chính trị: “Họ chỉ thấy cây mà... cố tình không thấy rừng”. Báo cáo cũng tiếp tục ca ngợi cái gọi là thành tích “dân chủ phương Tây” trong khi hầu hết các giá trị “dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN)” bị bỏ qua. Các nước một đảng lãnh đạo hoặc Đảng Cộng sản lãnh đạo, các nước XHCN hoặc theo thiên hướng XHCN đều bị báo cáo này xếp vào nhóm điểm số dân chủ rất thấp mà điển hình như: Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Cuba... Điều này không khó hiểu bởi bảng xếp hạng mà tổ chức này đưa ra dựa trên các tiêu chí rất thiếu tính thuyết phục, với mục đích chính trị là chủ đạo như tiêu chí: Tỷ lệ tham gia chính trị, quyền tự do cá nhân với thể chế đa nguyên, đa đảng là cốt lõi... Còn báo cáo của Tổ chức Theo dõi nhân quyền cho rằng, các “nhà hoạt động” bị chính quyền Việt Nam sách nhiễu và giam giữ nhiều. Họ là những người “bất đồng chính kiến”, “tù nhân chính trị”, “đấu tranh vì dân chủ”... Tên tuổi những cá nhân đó vẫn khá quen thuộc, như: Phạm Đoan Trang, Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư, Trịnh Bá Phương... Thực tế ai cũng biết rằng, những cá nhân này đã vi phạm pháp luật Việt Nam và bị xử lý theo chế tài pháp luật Việt Nam một cách công bằng. Nghiên cứu báo cáo chỉ số dân chủ mà EIU đưa ra thấy rõ, những kết quả khảo sát theo các hạng mục nêu trên không có nguồn trích dẫn và không được kiểm chứng rõ ràng. Mục đích của họ không chỉ chống phá Việt Nam mà còn nhằm phá hoại các nước XHCN và một số nước có phong trào cánh tả hiện nay. Và đương nhiên, nó phục vụ cho mưu đồ của các nước phương Tây là không phải bàn cãi. Chỉ cần xem động thái của truyền thông phương Tây khi các báo cáo này xuất hiện có thể thấy, họ như “bắt được vàng”, tiền hô hậu ủng rầm rộ. Hệ thống truyền thông của phương Tây chiếm khoảng 80% lượng truyền thông của thế giới và làm mưa làm gió trong nhiều thập niên qua. Xếp hạng dân chủ theo kiểu “Thầy bói xem voi” Ảnh minh họa / tuyengiao.vn Từ lâu, truyền thông phương Tây không đơn thuần là nguồn cung cấp thông tin cho độc giả mà đã tham gia rất tích cực vào việc kích động các cuộc xung đột, “cách mạng màu” trên thế giới. Họ cũng rất có kinh nghiệm trong việc kích động nhân dân tại chính nội bộ các nước mà họ không ưa, tiếp tay cho các tổ chức phản động trong và ngoài nước chống phá Việt Nam. Song song với đó, một số nước phương Tây luôn dùng kết quả từ những số liệu báo cáo thiếu khách quan này phục vụ cho những cuộc mặc cả, chèn ép nước khác, trong đó nổi bật nhất là vấn đề dân chủ, nhân quyền để thực hiện ý đồ của họ. Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác không chấp nhận việc một số quốc gia hay tổ chức quốc tế luôn tự cho mình cái quyền dùng các yêu cầu dân chủ, nhân quyền mà phương Tây tự đặt ra để đòi hỏi nước khác phải lấy đó làm tiêu chuẩn. Trong các tiêu chí để xếp hạng chỉ số dân chủ, EIU đưa ra các tiêu chí rất thiên vị kiểu “dân chủ phương Tây” như tỷ lệ tham gia chính trị, quyền tự do cá nhân, trong đó chủ đạo là vấn đề thể chế đa nguyên, đa đảng để rồi dễ dàng đi đến xếp hạng Việt Nam vào nhóm nước phi dân chủ, độc tài. Trên thực tế, việc đưa ra các "giá trị phương Tây" cũng là khiên cưỡng. Chính tổ chức đa phương lớn nhất thế giới là Liên hợp quốc (LHQ) cũng luôn khẳng định, các nước trên thế giới ở những trình độ phát triển khác nhau nên không thể lấy giá trị, tiêu chuẩn của nước này áp đặt cho nước khác. Hiến chương LHQ cũng nhấn mạnh: “Không quốc gia nào, kể cả LHQ, có quyền can thiệp vào công việc thực chất thuộc thẩm quyền quốc gia”. Quyền con người không thể đứng một mình tách rời, nó phải được đặt trong bối cảnh lịch sử, truyền thống và phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, văn hóa của đất nước đó. Điều này đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận thông qua Tuyên bố Vienna và Chương trình Hành động tại Hội nghị thế giới về nhân quyền năm 1993 tại Vienna (Áo). Tuyên bố Vienna đã khẳng định khi xem xét vấn đề nhân quyền phải luôn ghi nhớ tính đặc thù dân tộc, khu vực và bối cảnh khác nhau về lịch sử, văn hóa và tôn giáo... Dù luôn tự cho mình là dân chủ nhưng thực tế, các thiết chế dân chủ phương Tây đang áp đặt lên toàn cầu không hề bảo đảm để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, nó chỉ thuộc về các tập đoàn tư bản, nơi chỉ chiếm 1% dân số nhưng lại chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu sản xuất và quyền lực. Tuy nhiên, EIU đã bỏ qua những yếu tố có tính lịch sử khác biệt và sự bất công hiển nhiên đang tồn tại ở chế độ tư bản khi xếp hạng. Và chính họ, cùng với Tổ chức Theo dõi nhân quyền đưa ra các báo cáo này đang vi phạm nhân quyền thì lại tự cho mình quyền đánh giá dân chủ, nhân quyền của các nước khác. Câu chuyện ngụ ngôn về những ông thầy bói mù xem voi và thánh phán lung tung đã được tái hiện trong việc đánh giá dân chủ, nhân quyền của một số tổ chức phương Tây vừa nêu. Tuy nhiên, những ông thầy bói mù hình dung không đúng về con voi, là do họ bị mù; còn một số nhà dân chủ phương Tây năm nào cũng lăm le báo cáo nhân quyền, dân chủ, chõ miệng tanh hôi vào nội bộ nước khác, thì khác các ông thầy bói kia ở tâm địa hiểm độc. Một đảng có mất dân chủ không? EIU đưa ra những tiêu chí rất mù mờ, cho rằng đa nguyên, đa đảng là dân chủ, còn một đảng, nhất nguyên là mất dân chủ, độc tài, là rất thiếu căn cứ. Thực tiễn các quốc gia trên thế giới cho thấy, vấn đề một đảng hay đa đảng không nói lên được đất nước đó có dân chủ hay mất dân chủ. Có những quốc gia rất nhiều đảng phái nhưng vẫn là quốc gia dân chủ thấp, quyền con người không được bảo đảm, lợi ích chỉ nằm trong tay một bộ phận giàu có. Ngược lại, một số quốc gia chỉ có một đảng lãnh đạo nhưng lại là quốc gia mà người dân luôn cảm thấy hạnh phúc. Đại dịch Covid-19 đang phơi bày tất cả mặt trái, những bất công của chế độ tư bản chủ nghĩa khi mà cuộc khủng hoảng diễn ra cả về kinh tế, chính trị và y tế, xã hội. Đời sống của đa số người lao động bị giảm sút nghiêm trọng, thất nghiệp gia tăng, trong khi số lượng tỷ phú đô-la lại tăng mạnh, khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn. Điều này đang làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn, xung đột, làn sóng biểu tình, bãi công diễn ra mạnh mẽ ở những nước tự cho mình là tự do, dân chủ. Nếu thực sự khách quan để đưa ra được một báo cáo có tính thuyết phục, có giá trị cho nhân loại, EIU cần khảo sát, chấm điểm ở các tiêu chí như: Bản chất của đảng lãnh đạo chính trị đó là gì? Cách mạng hay không cách mạng? Mục tiêu cầm quyền của đảng đó ra sao? Đảng đó có vì nhân dân, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích cho đa số nhân dân hay không?... Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” được các cơ quan báo chí đăng tải tháng 5-2021, khi phân tích về các thiết chế dân chủ theo công thức "dân chủ tự do" mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt, đã chỉ rõ: “Sự rêu rao bình đẳng về quyền nhưng không kèm theo sự bình đẳng về điều kiện để thực hiện các quyền đó đã dẫn đến dân chủ vẫn chỉ là hình thức, trống rỗng mà không thực chất. Trong đời sống chính trị, một khi quyền lực của đồng tiền chi phối thì quyền lực của nhân dân sẽ bị lấn át. Vì vậy mà tại các nước tư bản phát triển, các cuộc bầu cử được gọi là "tự do", "dân chủ" dù có thể thay đổi chính phủ nhưng không thể thay đổi được các thế lực thống trị; đằng sau hệ thống đa đảng trên thực tế vẫn là sự chuyên chế của các tập đoàn tư bản”. Ở khía cạnh khác, EIU có lẽ chưa hiểu thực tế về Việt Nam hoặc đang bị thế lực nào đó làm cho họ có cái nhìn thiếu công bằng. Họ hoàn toàn phớt lờ một sự thật, đối với dân tộc Việt Nam, việc duy nhất Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền nhưng đó lại là nguyện vọng chính đáng, là sự lựa chọn của cả dân tộc, nó phù hợp với thực tế, hoàn cảnh Việt Nam. Ngược dòng lịch sử, ở Việt Nam, trong suốt những năm thực dân đô hộ, nhiều tổ chức, đảng phái giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc nhưng rồi đều bế tắc, thất bại. Họ thiếu cái gì trong đó? Thiếu đội tiền phong lãnh đạo, thiếu lực lượng, thiếu lý luận soi đường... Các nhà nghiên cứu luận giải, chủ nghĩa tư bản Pháp với giai cấp tư sản thống trị xâm lược Việt Nam thì cho dù các ngọn cờ của phong kiến, nông dân hay trí thức... tiến hành phong trào giải phóng dân tộc sẽ khó có thể thành công, bởi họ không đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ nhất của thời đại. Lực lượng tiến bộ nhất của thời đại đó phải là giai cấp công nhân; và giai cấp tư sản chỉ có thể bị đánh đổ bởi giai cấp công nhân. Là một sự lựa chọn tất yếu của lịch sử, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, trong bối cảnh ấy, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, hội tụ trong mình đầy đủ các yếu tố để lãnh trọn sứ mệnh lãnh đạo cách mạng thành công, giải phóng dân tộc, đưa đất nước tiến lên con đường XHCN, xây dựng đất nước ngày một phồn vinh. Chỉ nói riêng về bản chất dân chủ của thể chế chính trị Việt Nam qua hơn 92 năm Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thấy rõ: Mô hình chính trị và cơ chế vận hành tổng quát là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. Dân chủ là bản chất của chế độ XHCN, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng đất nước; xây dựng nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân được xác định là một nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của cách mạng Việt Nam. Trên thực tế, Đảng ta luôn nhận thức rất rõ vấn đề thực hành dân chủ, dân chủ ngay chính trong nội bộ Đảng và thực hiện tốt nhất quyền dân chủ thuộc về nhân dân. Đảng luôn tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân. Để đội ngũ đảng viên và tổ chức đảng hoàn thành sứ mệnh cao cả, Đảng đã thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, tự thanh lọc chính đội ngũ cán bộ yếu kém của mình. Đảng cũng không bao giờ giấu giếm khuyết điểm mà sẵn sàng thừa nhận, chỉ ra thiếu sót, yếu kém của mình để sửa chữa. Đảng ta cũng không bao giờ tự mãn, dừng lại, say sưa với chiến thắng mà quên đi hay không nhận thấy những nguy cơ làm hư hỏng chính mình. Thực tiễn việc xử lý hàng loạt tổ chức đảng và đảng viên có sai phạm, cùng việc ban hành những quy chế, quy định khắt khe của Đảng để mọi đảng viên phải rèn luyện, phấn đấu, tự răn mình bao năm qua đã chứng minh điều đó. Nguồn: QĐND

Hình ảnh
  Xếp hạng dân chủ theo kiểu “Thầy bói xem voi”  Hãng nghiên cứu và phân tích Economist Intelligence Unit (EIU-có trụ sở chính tại Vương quốc Anh) mới đây đã công bố báo cáo chỉ số dân chủ năm 2021, trong đó xếp Việt Nam vào "nhóm nước phi dân chủ, độc tài". “Té nước theo mưa” sau đó vài ngày, Tổ chức Theo dõi  nhân quyền  (Human Rights Watch-có trụ sở tại Hoa Kỳ) cũng đưa ra báo cáo cho rằng, chính quyền Việt Nam sách nhiễu và giam giữ nhiều "nhà hoạt động" trong hai thập kỷ qua. Chỉ chờ có thế, một số báo, đài nước ngoài thiếu thiện chí với Việt Nam lại dồn dập đưa ra cái gọi là "phân tích", "luận giải", "góc nhìn"... Thật nực cười, hành động của họ gợi nhớ đến câu chuyện ngụ ngôn "Thầy bói xem voi"!  Một mũi tên hướng nhiều đích Đầu tiên phải khẳng định, báo cáo của EIU là sai lầm và bịa đặt, đúng như đánh giá của nhiều chuyên gia nghiên cứu chính trị: “Họ chỉ thấy cây mà... cố tình không thấy rừng”. Báo cáo cũng tiếp tục c
Hình ảnh
  Dựa vào dân để xây dựng, chỉnh đốn Đảng Chủ trương dựa vào dân để xây dựng chỉnh đốn Đảng là chủ trương xuyên suốt, nhất quán của Đảng ta ngay từ khi mới thành lập và được nhấn mạnh và cụ thể hóa hơn nữa trong bối cảnh hiện nay. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân thôn Tân Văn, xã Tượng Sơn, huyện Thạnh Hà, tỉnh Hà Tĩnh_Ảnh: TTXVN Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiền phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiền phong và là đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam. Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, Đảng đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đạt được nhiều thành tựu vô cùng to lớn và vẻ vang. Để đạt được những kết quả đó, Đảng đã phải thường xuyên xây dựng và chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của mình, đáp ứng yêu cầu của từng thời kỳ lịch sử cách mạng. Trong đó, việc dựa vào dân để xây dựng và chỉnh đốn được Đảng ta hết sức quan tâm và thực hiện nhất quán. YÊU CẦU KHÁCH QUAN, QUAN ĐIỂM NHẤT Q

Luận điệu suy diễn, xuyên tạc quan điểm của Việt Nam về xung đột Nga – Ukraine 10 tháng 3 PHẢN BIỆN - TRANH LUẬN Mặc dù Việt Nam đã nhiều lần nêu quan điểm chính thức về xung đột Nga - Ukraine, đó là Việt Nam kêu gọi các bên liên quan giảm leo thang căng thẳng, nối lại đối thoại và đàm phán thông qua tất cả các kênh, nhằm đạt được giải pháp lâu dài trên cơ sở luật pháp quốc tế, ấy thế nhưng, trên Internet, mạng xã hội, một số người lại đang cố tình đưa ra những luận điệu sai trái, suy diễn xuyên tạc nhằm bôi nhọ, hạ thấp uy tín, danh dự của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Ngày 2/3, tại phiên họp khẩn cấp lần thứ XI, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã thông qua nghị quyết kêu gọi Nga rút quân khỏi Ukraine. Sau khi nghị quyết trên được thông qua và thông tin các nước thành viên LHQ thể hiện quan điểm, trên một số diễn đàn Internet, mạng xã hội, một số cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đã đưa ra những luận điệu sai trái, suy diễn rằng quan điểm của Việt Nam là “mơ hồ, không rõ ràng”, Việt Nam đã không đi theo số đông, cố tình tìm cách lựa chọn quan điểm trung lập đối với cuộc xung đột Nga - Ukraine. Từ việc nêu những câu hỏi mang tính suy diễn chủ quan, nhiều bài viết đưa ra luận điệu quy chụp, cho rằng các quốc gia chọn giữ thái độ trung lập là những quốc gia “phần lớn đổ lỗi cho phương Tây đã kích động các điều kiện dẫn đến cuộc xung đột này”. Một số người cuốn theo lối suy diễn trên, cũng đưa ra các bình luận tiêu cực, thậm chí kích động tư tưởng chống phá. Có trang mạng dùng thủ đoạn đưa ra thăm dò rồi cho những thành phần trong nhóm click vào lựa chọn theo chủ ý của người đặt bình chọn, từ đó lấy cớ vu cáo “người dân ủng hộ đa số” còn quan điểm của Nhà nước “chỉ là thiểu số”! Cá biệt, có luận điệu xuyên tạc rằng, phải chăng Việt Nam đang ngấm ngầm ủng hộ cho cuộc chiến tranh, quay lưng với hoà bình? Trong khi đó, trên một số trang báo nước ngoài xuất hiện các luận điệu mang tính chỉ trích, phê phán việc thông tin cuộc xung đột trên báo chí trong nước, từ đó tìm cách hướng lái nhằm cuốn người đọc theo chủ đích, ý đồ của họ. Thậm chí, một số bài viết còn đưa ra những luận điệu theo kiểu lập lờ đánh lận con đen, đưa ra những câu hỏi, nghi vấn mang tính quy chụp, bôi nhọ quan điểm, uy tín Việt Nam trong quan hệ đối ngoại. Nhiều bài viết bằng lối phân tích tỏ ra có trình độ, hiểu biết kiểu “chuyên gia” song thực chất nhận thức rất lệch lạc, lộ rõ ý đồ, động cơ chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Đối với vấn đề xung đột Nga - Ukraine, Việt Nam đã nhiều lần nêu quan điểm chính thức của mình. Ngày 1/3, phát biểu khi Đại hội đồng LHQ tổ chức phiên họp khẩn cấp lần thứ XI thảo luận về tình hình Ukraine, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng phái Đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ đã nhấn mạnh rằng: “Lịch sử của chính dân tộc chúng tôi hứng chịu các cuộc chiến tranh đã nhiều lần chỉ ra rằng, cuộc chiến tranh và xung đột đến tận ngày nay thường bắt nguồn từ các học thuyết lỗi thời đề cao chính trị cường quyền, tham vọng thống trị áp đặt và sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp quốc tế. Một số xung đột vẫn còn gắn liền với những yếu tố lịch sử, ngộ nhận và hiểu lầm. Với trải nghiệm của chính mình, Việt Nam thấu hiểu rằng chiến tranh và xung đột khi nổ ra chỉ gây ra đau khổ sâu sắc cho người dân và hậu quả nghiêm trọng đối với nhiều khía cạnh trong đời sống của các quốc gia có liên quan trực tiếp cũng như của các quốc gia khác”. Đại sứ nêu rõ, trong bối cảnh đó, Việt Nam đã nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ. Mọi tranh chấp quốc tế cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, dựa trên các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ, bao gồm các nguyên tắc về bình đẳng chủ quyền, độc lập chính trị và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia và không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực. Tất cả các quốc gia lớn hay nhỏ đều phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản này. Trên cơ sở đó, Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh: “Việt Nam kêu gọi các bên liên quan giảm leo thang căng thẳng, nối lại đối thoại và đàm phán thông qua tất cả các kênh, nhằm đạt được giải pháp lâu dài có tính đến lợi ích và quan ngại của tất cả các bên, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia. Các giải pháp như vậy sẽ chấm dứt những khổ đau và đóng góp cho hòa bình, an ninh và phát triển ở châu Âu và thế giới nói chung”. Ngày 3/3, tại họp báo thường kỳ, trả lời báo chí về việc bỏ phiếu của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã khẳng định: “Quan điểm của chúng tôi là Việt Nam luôn theo dõi sát sao và hết sức quan ngại về tình hình Ukraine”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh: “Chúng tôi cho rằng, ưu tiên hiện nay là cần kiềm chế tối đa, chấm dứt các hành động sử dụng vũ lực để tránh gây thương vong và tổn thất đối với dân thường, nối lại đàm phán đối thoại trên tất cả các kênh để đạt được các giải pháp lâu dài có tính đến lợi ích chính đáng của tất cả các bên trên cơ sở phù hợp với Hiến chương LHQ và nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế”. Như vậy, xuyên suốt trong các tuyên bố, phát ngôn, quan điểm nhất quán của Việt Nam là kêu gọi chấm dứt hành động sử dụng vũ lực, nối lại đối thoại và tìm kiếm giải pháp lâu dài cho các bất đồng. Kể từ khi cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra cho đến thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ phát ngôn và hành động nào của Việt Nam đề cập đến việc ủng hộ việc sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề xung đột giữa Nga và Ukraine và Việt Nam cũng không “thiên vị” hay đứng về bất kỳ một bên nào xoay quanh xung đột giữa Nga và Ukraine. Những luận điệu cho rằng Việt Nam đứng bên này để chống bên kia, “cổ suý chiến tranh” là hoàn toàn sai trái, bịa đặt. Hiến pháp năm 2013 và Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (sửa đổi, bổ sung năm 2011) của Việt Nam đã nêu rõ chính sách đối ngoại của Việt Nam là thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác cùng có lợi; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Về chính sách quốc phòng, Việt Nam đã nhiều lần nêu rõ, Việt Nam giữ vững nguyên tắc 4 không: Không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Để giành độc lập dân tộc và tự do, bảo vệ nền hòa bình của Tổ quốc, nhân dân Việt Nam đã phải hy sinh biết bao xương máu. Bằng các cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất qua nhiều thế hệ, dân tộc Việt Nam đã khẳng định rằng, quyền thiêng liêng, cơ bản nhất của con người là quyền được sống trong hòa bình, độc lập, tự do, quyền được tự quyết vận mệnh của mình. Bởi vậy, hơn ai hết, nhân dân Việt Nam luôn mong muốn xây dựng một môi trường hòa bình, hiểu biết, đoàn kết và yêu thương nhau, cùng xây dựng thế giới ngày càng tốt đẹp. Đối với Việt Nam, cả Nga và Ukraine đều là đối tác quan trọng. Do đó, Việt Nam kêu gọi Nga và Ukraine giảm căng thẳng, ngừng bắn, bảo đảm an ninh an toàn, nhu cầu thiết yếu của người dân, bảo đảm an ninh an toàn cho cộng đồng người nước ngoài đang sống tại Ukraine, trong đó có người Việt Nam. Việt Nam luôn khẳng định lập trường không thay đổi, đó là Việt Nam không đứng về bên này chống bên kia hay ngược lại mà luôn đứng về lẽ phải, về công lý, luật pháp quốc tế. Như vậy, những luận điệu sai trái, xuyên tạc quan điểm của Việt Nam đối với vấn đề xung đột Nga - Ukraine trên Internet, mạng xã hội của một số cá nhân, tổ chức thực chất là nhằm bôi nhọ, hạ thấp danh dự, uy tín của Việt Nam; xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

  Luận điệu suy diễn, xuyên tạc quan điểm của Việt Nam về xung đột Nga – Ukraine   Mặc dù Việt Nam đã nhiều lần nêu quan điểm chính thức về xung đột Nga - Ukraine, đó là Việt Nam kêu gọi các bên liên quan giảm leo thang căng thẳng, nối lại đối thoại và đàm phán thông qua tất cả các kênh, nhằm đạt được giải pháp lâu dài trên cơ sở luật pháp quốc tế, ấy thế nhưng, trên Internet, mạng xã hội, một số người lại đang cố tình đưa ra những luận điệu sai trái, suy diễn xuyên tạc nhằm bôi nhọ, hạ thấp uy tín, danh dự của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Ngày 2/3, tại phiên họp khẩn cấp lần thứ XI, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã thông qua nghị quyết kêu gọi Nga rút quân khỏi Ukraine. Sau khi nghị quyết trên được thông qua và thông tin các nước thành viên LHQ thể hiện quan điểm, trên một số diễn đàn Internet, mạng xã hội, một số cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đã đưa ra những luận điệu sai trái, suy diễn rằng quan điểm của Việt Nam là “mơ hồ, không rõ ràng”, Việt Nam đã không đi theo số đông, cố

Tái diễn luận điệu sai lệch về phòng, chống COVID-19 trong giai đoạn mới 14 tháng 3 PHẢN BIỆN - TRANH LUẬN Mặc dù không nắm rõ chính sách phòng, chống dịch COVID-19 của Đảng, Nhà nước ta cũng như không tham gia đóng góp công sức vào công cuộc chống dịch gian nan, vất vả của mọi tầng lớp trong xã hội, tuy nhiên, một số trang tin, tài khoản mạng xã hội, điển hình như Đài Á châu Tự do (RFA) đăng tải nhiều bài viết sai lệch, phiến diện về công tác phòng, chống dịch. Những bài viết này còn hướng lái dư luận, kéo theo đó là hiệu ứng đám đông, “a dua” trên mạng xã hội khiến cho người đọc hiểu sai lệch về chính sách phòng, chống dịch của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Mỗi khi Chính phủ hay các bộ, ban, ngành đưa ra chính sách, chủ trương mới về phòng, chống dịch COVID-19, dù chưa hiểu rõ và cũng không nắm chắc các cơ sở đề xuất về các chính sách đó nhưng nhiều đối tượng chống đối chính trị, đối tượng phản động, các trung tâm truyền thông thiếu thiện chí lại nhanh chóng đưa ra các quan điểm trái chiều, sai lệch, gây phân tâm dư luận. Tại phiên họp của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 ngày 5/3/2022, Bộ Y tế đã đề xuất tạm dừng thông báo số ca nhiễm hằng ngày để tránh gây hoang mang. Và đây cũng là đề xuất được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó nhiều chuyên gia về lĩnh vực y tế cũng đã được báo chí trao đổi và thông tin cụ thể tới dư luận người dân. Ngay sau khi Bộ Y tế đưa ra đề xuất thì trên website của RFA đăng bài viết cho rằng “Số ca nhiễm COVID-19: Dừng công bố nhưng đừng bí mật, giấu giếm”. Bài viết này đã lập luận, đưa ra nhiều quan điểm không trung thực với tình hình thực tế dịch bệnh hiện nay ở nước ta, trong đó trích dẫn phát ngôn của một số người nhằm cố tình hướng lái dư luận, chỉ trích về chính sách phòng, chống dịch của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Bài viết vu cáo: “Ở Việt Nam thì mọi chủ trương công bố hay không công bố (số ca nhiễm COVID-19) thì nó thuộc về vấn đề chính trị, chứ không phải vấn đề chuyên môn. Ngành y chỉ là một ngành chuyên môn, họ công bố nhiều hay ít, công bố đúng sự thật hay công bố khác đi đều có chỉ đạo của lãnh đạo đảng CSVN...”. Bài viết được chia sẻ trên mạng xã hội facebook, nhiều đối tượng chống đối chính trị đã vào “a dua”, cổ súy để nhằm tăng “độ tin cậy” cho nguồn thông tin, từ đó đánh lạc hướng dư luận, vu khống chính sách phòng, chống dịch COVID-19 của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Một số tài khoản mạng xã hội facebook của các đối tượng chống phá Nhà nước tìm cách miệt thị: “Chế độ cộng sản không bao giờ làm việc minh bạch, còn người dân thì sẽ mãi trượt dài trong những bí mật ấy”; “Bây giờ họ cho nhiễm tràn lan rồi, các công ty F0 không triệu chứng vẫn đi làm bình thường, các cháu nhỏ vẫn đi học ở nhiều nơi, đơn cử như Sài Gòn không đi học thì bị đuổi”… Rồi nhiều bình luận vu cáo, giờ người dân nên tự mình lo lấy, dịch bệnh đã “bung, toang” không trông đợi gì ở Đảng, Nhà nước. Các quan điểm mà RFA đưa ra dường như đã có một ekip của các phần tử chống phá phụ họa để tạo nên hiệu ứng đám đông và đó cũng là lý do tại sao có một số người bị các đối tượng này lôi kéo vào tư tưởng chống phá chế độ, trở thành con rối bị tiêu khiển. Cần thấy rằng trước đó, cũng trên RFA và nhiều trang mạng khác đã chỉ trích việc Bộ Y tế thống kê số ca nhiễm hiện nay là lỗi thời, cho rằng đó là sự bảo thủ của Nhà nước. Nay khi quan điểm ngừng thống kê được đưa ra, cũng chính họ lại nói ngược lại! Thực tế, việc suy diễn, bôi nhọ công tác phòng, chống dịch bệnh là mảnh đất mà các đối tượng thù địch, chống phá ra sức lợi dụng từ hơn 2 năm nay, kể từ khi dịch bệnh xuất hiện, bùng phát. Ở mỗi giai đoạn, các đối tượng lại mở các “chiến dịch” nhắm vào những vấn đề nóng, nổi cộm để hướng lái dư luận, để người dân có suy nghĩ, quan điểm không đúng về Đảng, Nhà nước, gây sự chia rẽ, mất niềm tin. Năm 2021, khi dịch bệnh bùng phát, gây hậu quả nghiêm trọng tại TP Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh phía Nam, các đối tượng tung ra hàng loạt bài viết xuyên tạc biện pháp phòng, chống dịch của Đảng, Nhà nước như xuyên tạc sự tăng cường lực lượng chống dịch của Quân đội, Công an; vu cáo Đảng, Nhà nước không lo cho dân, để dân đói rét, chết dịch; suy diễn, quy chụp việc dịch bệnh bùng phát do “Đảng, Nhà nước thờ ơ, bỏ mặc dân”… Tới nay, khi dịch bệnh bước vào giai đoạn mới với quan điểm thích ứng an toàn, những luận điệu chống phá lại chuyển sang hướng chỉ trích như nêu trên. Đáng nói, một số suy diễn cho rằng, việc bí mật, giấu giếm thông tin hay công bố bao nhiêu ca nhiễm là “vấn đề chính trị chứ hoàn toàn không phải thuộc về chuyên môn”. Cách suy diễn vấn đề như vậy là sai trái theo tư duy chủ quan của một vài cá nhân có động cơ xấu. Từ trước đến nay, RFA cùng một số kênh truyền thông khác ở hải ngoại như VOA, RFI, được lập nên với mục đích thúc đẩy nhanh chiến lược “diễn biến hòa bình”, xóa bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam. Với động cơ, mục đích đó, họ sẵn sàng bất chấp bịa chuyện, biến không thành có, đổi trắng thay đen và không bao giờ cảm thấy có lỗi khi nói sai sự thật. Nhiều bài viết đăng tải lại của những cá nhân thù địch, chống phá Việt Nam, phần lớn những bài này thông qua hư cấu, thu thập thông tin tài liệu một chiều để rồi dựng lên các sự việc không trung thực, suy diễn, bôi nhọ nhằm gây dư luận xấu về tình hình chính trị, xã hội ở Việt Nam. Trở lại việc Bộ Y tế báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin ý kiến về vấn đề tạm dừng việc thông báo số nhiễm SARS-CoV-2 hàng ngày vào ngày 5/3 vừa qua xuất phát từ nhiều lý do. Trong đó, đề xuất này nhằm tránh gây hoang mang cho người dân, vì đây chỉ là 1 trong 8 chỉ số để đánh giá tình hình cấp độ dịch mà chưa phản ánh đúng bản chất tình hình dịch bệnh. Việc cân nhắc để đưa ra ý kiến dựa trên khả năng chuyên môn, công khai, minh bạch và các ý kiến đều được bàn bạc kỹ lưỡng trước khi quyết định đề xuất Thủ tướng Chính phủ và đồng thời không làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch hiện nay ở nước ta. Hơn nữa, nhiều chuyên gia trên lĩnh vực y tế cũng đưa ra các ý kiến khách quan và được người dân hưởng ứng về vấn đề này. Theo TS.Trần Thanh Tùng (Đại học Y Hà Nội), việc xem số liệu hằng ngày đã thành thói quen của người dân. “Tuy nhiên khi con số đã không còn chính xác, không đánh giá đúng tình trạng dịch bệnh và không phù hợp với tình hình thực tế hiện nay thì chúng ta nên gỡ bỏ. Tại nhiều nước họ đã không còn công bố ca nhiễm hằng ngày nữa. Bộ Y tế chỉ nên công bố số ca nặng phải nhập viện và tử vong hằng ngày mà không cần phải công bố ca mới chung”. Còn theo PGS.TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng (Bộ Y tế) cho rằng, việc này là phù hợp, dừng công bố số ca nhiễm nhưng các nhà quản lý và ngành y tế có thể vẫn thống kê hàng ngày hoặc áp dụng phương pháp giám sát dịch bệnh khác như giám sát điểm, báo cáo số liệu của từng địa phương... Như vậy, các chủ trương công bố hay không công bố xuất phát từ các ý kiến rất khách quan, thông qua chuyên môn của ngành y tế. Và mục đích cuối cùng trong mọi chính sách phòng, chống COVID-19 của Đảng, Nhà nước ta đều là giảm thiểu đến mức thấp nhất của tác động của đại dịch đến sức khỏe, tính mạng của nhân dân, thích ứng, linh hoạt phát triển kinh tế, xã hội. Hiện nay, một số quốc gia trên thế giới cũng đã ngừng công bố các ca nhiễm COVID-19 hàng ngày, trong đó tại Đông Nam Á, Singapore đã thực hiện chính sách này từ tháng 12/2021. Công tác phòng, chống dịch COVID-19 được Đảng, Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm và là vấn đề đặt lên hàng đầu, xuyên suốt kể từ khi dịch bệnh xuất hiện. Ở mỗi giai đoạn của dịch bệnh, các chính sách đó lại được xem xét thay đổi phù hợp với bối cảnh, tình hình thực tế, đáp ứng linh hoạt vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội. Những thành công về công tác phòng, chống dịch cùng với việc phổ cập vaccine ngừa COVID-19 đã tạo ra môi trường sống thích ứng an toàn với dịch bệnh. Rõ ràng, tất thảy những luận điệu mà các trung tâm truyền thông thù địch đưa ra đều với mục đích xấu nhằm tạo ra làn sóng dư luận đi ngược lại với đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Đó cũng là lời cảnh tỉnh cho người dùng mạng khi tiếp cận với các nguồn thông tin, cần có sự tỉnh táo nhận diện, kiểm chứng, không cổ súy, hùa theo quan điểm sai trái, nguy hại…

  Tái diễn luận điệu sai lệch về phòng, chống COVID-19 trong giai đoạn mới   Mặc dù không nắm rõ chính sách phòng, chống dịch COVID-19 của Đảng, Nhà nước ta cũng như không tham gia đóng góp công sức vào công cuộc chống dịch gian nan, vất vả của mọi tầng lớp trong xã hội, tuy nhiên, một số trang tin, tài khoản mạng xã hội, điển hình như Đài Á châu Tự do (RFA) đăng tải nhiều bài viết sai lệch, phiến diện về công tác phòng, chống dịch. Những bài viết này còn hướng lái dư luận, kéo theo đó là hiệu ứng đám đông, “a dua” trên mạng xã hội khiến cho người đọc hiểu sai lệch về chính sách phòng, chống dịch của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Mỗi khi Chính phủ hay các bộ, ban, ngành đưa ra chính sách, chủ trương mới về phòng, chống dịch COVID-19, dù chưa hiểu rõ và cũng không nắm chắc các cơ sở đề xuất về các chính sách đó nhưng nhiều đối tượng chống đối chính trị, đối tượng phản động, các trung tâm truyền thông thiếu thiện chí lại nhanh chóng đưa ra các quan điểm trái chiều, sai lệch, gây phân tâm dư l

Sự thật về “Đạo Chân không”

  Sự thật về “Đạo Chân không”   “Đạo Chân không” hoặc “đạo Lưu Văn Ty” do Lưu Văn Ty, sinh năm 1954 tại Hà Nội sáng lập. Lưu Văn Ty có trình độ học vấn 7/10, vợ của ông này là bà Lê Thị Oanh, sinh năm 1947, nguyên là giáo viên cấp I, bỏ nghề dạy học giúp Lưu Văn Ty hành nghề. Sau đó, ly thân với Lưu Văn Ty về sống ở Cẩm Hưng, Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Trước đây, Lưu Văn Ty từng làm công nhân kỹ thuật lái máy kéo, bị kỷ luật do trộm cắp tài sản, bị buộc thôi việc về địa phương sinh sông. Sau đó, Lưu Văn Ty vào miền Nam tìm hiểu kinh sách Phật giáo, trở về địa phương tự xưng là nhà sư, tuyên truyền là đã nói chuyện được với “người nhà trời” và có năng lượng siêu phàm để chiêu dụ và cứu rỗi chúng sinh. Xuất hiện đầu tiên tại tỉnh Hà Tĩnh, dưới hình thức tín ngưỡng đạo Phật, Lưu Văn Ty đã tổ chức làm lễ tại đền Võ Miếu (phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh). Ban đầu, hoạt động của Lưu Văn Ty chỉ thuần túy Phật giáo nên đã thu hút được nhiều người mộ đạo theo. Sau khi tập hợp lôi kéo được nhiều ngườ