Chuyển đến nội dung chính

 

“Tính đặc thù của chế độ”

Xuyên suốt năm 2020 đến nay, cả thế giới, các quốc gia, báo chí, truyền thông quốc tế đều ghi nhận, Việt Nam nổi lên là điểm sáng toàn cầu về tăng trưởng kinh tế dương và kiểm soát tốt dịch bệnh trong khi rất nhiều nước tăng trưởng âm và lao đao nghiêng ngả vì dịch bệnh. Nhiều tờ báo lớn và tổ chức quốc tế còn xếp hạng Việt Nam thứ nhất nhì trong kiểm soát, ngăn chặn dịch.

Có được điều đó là bởi Chính phủ Việt Nam đã hành động bài bản và mạnh mẽ vì mục tiêu bình yên và hạnh phúc của nhân dân, và nhân dân Việt Nam đã ủng hộ mạnh mẽ những quyết sách quyết liệt kịp thời của Chính phủ “chống dịch như chống giặc”, kiên trì mục tiêu kép! Đó cũng là mệnh lệnh đoàn kết của quốc gia, dân tộc. Toàn nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì điều đó.

Chỉ trong bối cảnh này mới càng thấy rõ hiểu rõ thế nào là chủ nghĩa xã hội, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và nền y tế nhân dân của Việt Nam.

Cho dù một thực tế tươi sáng rõ ràng đến thế, vậy mà Đã Ngồ – một gã bồi bút chuyên viết thuê xuyên tạc, “chọc gậy bánh xe” không ngại bôi đen thực tế đó. Khi cả thế giới nể phục Việt Nam thực hiện mục tiêu kép thành công thì gã bồi bút này lại dẫn rằng trong tháng 2, cả nước có 33.600 doanh nghiệp “bị ngỏm”, trong khi đó chỉ có 15.480 doanh nghiệp mới thành lập. Để từ đó cho rằng tính trong tháng 2 thôi thì nền kinh tế Việt Nam đã mất đi 18.120 doanh nghiệp, một số lượng rất lớn nếu chỉ xét trong một tháng. Thực tế có phải là “bị ngỏm” không, thực tế có như cái luận điệu của gã này rằng, doanh nghiệp chết nhiều thì khả năng sản xuất của nền kinh tế giảm đáng kể hay không? Và có dẫn đến hàng hóa khan hiếm và dịch vụ cũng thiếu thốn hay không?…

Sau đây là câu trả lời dễ hiểu.

Trước hết rõ như ban ngày là hàng hóa ở Việt Nam không hề khan hiếm mà vẫn đầy đủ, dồi dào, thậm chí còn được cung cấp miễn phí cho người dân trong khu cách ly, phong tỏa để dập dịch Covid; giá cả thì vẫn ổn định, thậm chí còn nhiều mặt hàng như khẩu trang, thuốc diệt khuẩn được sản xuất kịp thời phục vụ ngăn chặn dịch, nhiều mặt hàng giảm giá, trợ cấp cho các nước khác… Với phương chân chặn dịch nhưng vẫn bảo đảm lưu thông giao thương, cùng với nhiều hình thức mới hiện đại phù hợp như giao dịch onlione, dạy học online,… Tất cả chuyển sang trạng thái bình thường mới.

Trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp trên toàn cầu, thì nước ta đã và đang kiểm soát đợt dịch thứ ba cũng là đợt bùng phát dịch phức tạp nhất từ trước tới nay với tâm thế hết sức bình tĩnh nhưng khẩn trương, nhanh chóng.

Kết quả tình hình kinh tế-xã hội cho thấy tiếp tục có những dấu hiệu đáng mừng trong tháng 2 và hai tháng đầu năm. Nông nghiệp được mùa, được giá. Đặc biệt, xuất nhập khẩu trong hai tháng đạt gần 96 tỷ USD, tăng gần 25%, trong đó xuất khẩu tăng hơn 23%; xuất siêu 1,3 tỷ USD. Tình hình doanh nghiệp cũng có một số dấu hiệu tích cực. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 4%, số vốn đăng ký tăng hơn 52%.

Sản xuất công nghiệp tháng 2 ước giảm so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước do số ngày làm việc của tháng 2 năm nay ít hơn tám ngày và ảnh hưởng của dịch Covid-19 tại một số địa phương. Sản xuất công nghiệp tháng 1 năm nay tăng khá so với tháng 1/2020 (22,5%) nên tính chung hai tháng đầu năm 2021, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là những tín hiệu hết sức tích cực trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Hai tháng đầu năm 2021, cả nước có 18,1 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 334,8 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 172,8 nghìn lao động, tăng 4% về số doanh nghiệp, tăng 52,2% về vốn đăng ký và tăng 9,7% về số lao động so với cùng kỳ năm trước. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong hai tháng đạt 18,5 tỷ đồng, tăng 46,4% so với cùng kỳ năm trước. Nếu tính cả 385,6 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 6,5 nghìn doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong hai tháng đầu năm 2021 là 720,4 nghìn tỷ đồng.

Bên cạnh đó, còn có hơn 11 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong hai tháng đầu năm 2021 lên 29,2 nghìn doanh nghiệp.

Cũng trong hai tháng đầu năm, có 33,6 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2020, bao gồm: 21,6 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 34%; 8,4 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 10,7%; 3,6 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 28,1%.

Cần phải có đầu óc hiểu quy luật của vận động của doanh nghiệp, của nền kinh tế thì mới hiểu được con số tăng giảm này thể hiện tác động của Covid-19 và những nhân tố tiêu cực khách quan nhưng cũng phản ánh con số của dấu hiệu tích cực do Covid-19 ở Việt Nam được kiểm soát tốt và tác động của các chính sách.

Và nếu so sánh thì phải so sánh con số trong 2 tháng đầu 2021 là 29,2 nghìn DN mới hoạt động/33,6 nghìn DN tạm ngừng (mà trong số tạm ngừng sẽ có phần lớn quay lại hoạt động)! Hơn nữa, nên nhớ số vốn đăng ký tăng nhé.

Điều đáng nói nữa là, Việt Nam vẫn là nơi thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, là điểm sáng thu hút đầu tư nước ngoài và kích cầu kinh tế nội địa, xuất khẩu. Tháng 2/2021 có 126 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 3,31 tỷ USD; 115 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 1,61 tỷ USD, tăng 151,8%; 445 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 543,1 triệu USD, giảm 34,4%. Trong tổng số lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 109 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp là 202,8 triệu USD và 336 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 340,3 triệu USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện hai tháng 2,5 tỷ USD, tăng 2% so cùng kỳ năm trước.

Về kiểm soát dịch bệnh, Việt Nam tiếp tục phòng, chống dịch bệnh Covid-19, với tinh thần “Vaccine + 5K”; tiếp tục truy vết, khoanh vùng thần tốc; nhanh chóng tiêm vaccine trước hết cho các đối tượng tuyến đầu chống dịch dễ lây nhiễm, người nghèo, gia đình chính sách ngay trong tuần đầu tháng 3 này; bảo đảm ngân sách và các mặt khác để mọi người được tiêm vaccine.

Kết quả rõ ràng, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, thị trường tiền tệ, tín dụng tỷ giá, lãi suất cơ bản ổn định. Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng trưởng cao, đạt hai con số, xuất siêu 1,3 tỷ USD. Hình ảnh và uy tín Việt Nam trên thế giới tiếp tục được nâng lên.

Điều gì khiến cho Việt Nam thực hiện thành công mục tiêu kép và trở thành Điểm Sáng Toàn Cầu 2020? Chỉ có thể là do sự điều hành chủ động, quyết liệt, sáng tạo, kịp thời của Chính phủ và sự ủng hộ vào cuộc của toàn xã hội, toàn nhân dân Việt Nam. Không có gì phải bàn cãi !

Điều gì khiến cho xu hướng dòng vốn tiếp tục đổ vào Việt Nam? Chỉ có thể là do chúng ta không ngừng cải thiện môi trường đầu tư và kiểm soát tốt dịch bệnh. Nuôi dưỡng động lực kinh tế, cùng với việc làm trong sạch môi trường kinh tế để phát triển vững chắc, chúng ta đã phát huy vai trò các tập đoàn kinh tế nhà nước, hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, đầu tư công hiệu quả góp phần tăng trưởng kinh tế và tạo nền tảng phát triển lâu dài.

Chỉ trong bối cảnh này mới càng thấy rõ hiểu rõ thế nào là chủ nghĩa xã hội, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và nền y tế nhân dân của Việt Nam!

Toàn nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì điều đó!.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này