CẢI CÁCH CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM, NÊN BẮT CHƯỚC HAY CĂN CÚ VÀO ĐẶC ĐIỂM CỦA QUỐC GIA, DÂN TỘC

Dù Đại hội XIII của Đảng đã kết thúc thành công, được nhân dân trong nước và nhiều nước, tổ chức, chuyên gia quốc tế ghi nhận, nhưng một số tổ chức, cá nhân chống đối vẫn tiếp tục công kích công tác nhân sự của Đại hội XIII. Họ tuyên truyền xuyên tạc rằng qua Đại hội XIII, có thể thấy nền chính trị Việt Nam thiếu 2 đặc điểm là tính tự do và tính bình đẳng.

Về tính tự do, họ cho rằng trong khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ gay cấn đến phút cuối cùng, dư luận đoán được kết quả nhân sự cao cấp của Đại hội XIII từ trước khi Đại hội được tổ chức. Trong khi người dân Việt Nam quan tâm đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và biết mọi thông tin về các ứng viên Tổng thống, họ không quan tâm và không được biết thông tin đáng kể gì về các ứng viên của Đại hội XIII. Lý do của khác biệt này là Tổng thống Mỹ được người dân bầu một cách công khai, trong khi các lãnh đạo Việt Nam chỉ được Trung ương Đảng bầu ra một cách bí mật. Từ đó, họ tuyên truyền xuyên tạc rằng nền chính trị Việt Nam phi dân chủ, vì nằm ngoài tầm với của người dân thường, chỉ thuộc về Đảng viên Đảng Cộng sản.

Về tính bình đẳng, họ đưa ra cách nhìn chủ quan, phiến diện rằng dàn lãnh đạo mới của Đại hội XIII vẫn chủ yếu bao gồm các gương mặt cũ, với độ tuổi ngày càng cao, tỉ lệ công an, quân đội ngày càng cao, tỉ lệ nữ giới ngày càng thấp… Họ cũng viết rằng miền Nam có quá ít đại diện trong nhân sự lãnh đạo kỳ này, dù đây là đầu tàu kinh tế của cả nước. Từ đó, họ vẽ ra một bức tranh bất bình đẳng, theo đó quyền lực ở Việt Nam đang bị tước khỏi tay người làm kinh tế để chuyển vào tay công an, quân đội và Đảng viên “bảo thủ”, hoặc bị tước khỏi tay phụ nữ để chuyển vào tay nam giới…

Sau đó, lấy cái cớ ngụy tạo là để cải thiện tính tự do và tính bình đẳng của nền chính trị Việt Nam, các trang chống đối đưa ra một số đòi hỏi – như kêu gọi bầu trực tiếp lãnh đạo tại các kỳ Đại hội Đảng; kêu gọi tranh cử trong Đại hội Đảng; kêu gọi Đảng Cộng sản tách đôi; kêu gọi chuyển đổi sang mô hình đa đảng, tam quyền phân lập, báo chí và tư pháp độc lập, vân vân và vân vân…

Tuy nhiên, những luận điệu tuyên truyền trên bộc lộ rõ những sự phi lý và dã tâm xuyên tạc chống phá đất nước.

Thứ nhất, dù tự xưng là quốc gia “lãnh đạo” thế giới về mặt tự do và bình đẳng, bản thân nước Mỹ cũng có vấn đề trong 2 giá trị này. Tự do ở Mỹ là tự do của kẻ có tiền và kẻ mạnh. Qua việc số tiền chi cho quảng cáo chính trị trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ liên tục đạt mức kỷ lục trong những nhiệm kỳ gần đây, có thể thấy không ai có thể giành quyền lực ở Mỹ nếu không có tiền ủng hộ từ các doanh nghiệp – tài phiệt. Về vấn đề bình đẳng, khoảng cách giàu nghèo ở Mỹ cũng đang liên tục tăng lên. Đơn cử, khi dịch COVID-19 bùng phát vào năm 2020, chính sách của FED để cứu thị trường chứng khoán Mỹ đã khiến top 20% người có thu nhập cao nhất nước nhanh chóng giàu lên, trong khi số người Mỹ trưởng thành không đủ ăn vẫn lên đến 30 triệu, tăng 28% so với trước đại dịch. 


Gần đây nhất là thảm họa bão tuyết ở Texas càng cho thấy, những lãnh đạo dân bầu trực tiếp đã “phũ phàng và sòng phẳng” ra sao khi dân chúng gặp nạn (thượng nghị sỹ bang thì bỏ dân đi hưởng nắng ấm, thị trường thì khuyên dân tự xoay xở, đừng học đòi thứ phúc lợi kiểu xã hội chủ nghĩa), giới tư bản điện đã tranh thủ “đốt đền” bằng “bán điện theo giá thị trường” với hóa đơn gây sốc cho người dân thế nào.

Ở góc độ “nhân quyền quốc tế”, nhiều chính sách của nước Mỹ – như việc xâm lược Iraq để tìm một “vũ khí hủy diệt hàng loạt” không có thật – chẳng khác gì đang hiến tế người nghèo để vỗ béo những người giàu kiếm tiền từ dầu mỏ và thị trường quốc tế. Vì vậy, dù nhu cầu cải thiện tính tự do và bình đẳng luôn đặt ra với mọi nền chính trị, kể cả nền chính trị Việt Nam, việc chọn Mỹ làm khuôn để bắt chước là thiếu suy nghĩ.

Thứ hai, năng lực của một hệ thống chính trị không nằm ở chỗ nó có tuân theo các chuẩn của nước ngoài không, mà nằm ở chỗ nó có chọn được các lãnh đạo có năng lực và đem lại các thành tựu thực tiễn hay không. Trong nhiệm kỳ vừa qua, hệ thống chính trị của Việt Nam đã gạt bỏ được nhiều lãnh đạo thiếu khả năng và đạo đức, trong khi các lãnh đạo khác như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam… đã được quốc tế, dân chúng đánh giá cao về năng lực quản trị, đặc biệt qua các thành tựu phát triển kinh tế, cân bằng ngoại giao và ngăn chặn dịch COVID-19. Những thành tích đó thể hiện độ tin cậy của thể chế hiện nay, nhất là khi nhiều quốc gia trên toàn cầu đang rơi vào khủng hoảng, chiến tranh, nghèo đói do kẹt trong chuyển đổi thể chế hoặc tranh chấp địa chính trị.

Thứ ba, khi đề xuất những giải pháp “cải cách thể chế”, các trang “zân chửi” đã không căn cứ vào bất cứ cơ sở hạ tầng sẵn có nào trong xã hội Việt Nam. Vì vậy, những đề xuất của họ chỉ là lời nói suông, không có giá trị thực tiễn.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này