CIA và 6 chiến dịch l.ậ.t đ.ổ chính phủ ở nước ngoài
Gần đây, Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) lần đầu tiên thừa nhận việc sắp đặt cuộc đ.ả.o c.h.í.n.h năm 1953, l.ậ.t đ.ổ Thủ tướng Iran Mohammad Mossadegh sau khi ông muốn quốc hữu hóa công ty dầu mỏ của Anh. Điều đáng chú ý là sau “thành công” của cuộc l.ậ.t đ.ổ một chế độ chính trị ở nước ngoài này, CIA đã tiến hành liên tiếp 5 cuộc đ.ả.o c.h.í.n.h khác ở châu Phi và Mỹ Latinh.
Theo bài báo được đăng tải trên tạp chí Foreign Policy, cuộc đ.ả.o c.h.í.n.h quân sự nhằm l.ậ.t đ.ổ Thủ tướng Iran Mohammad Mossadegh và nội các Mặt trận dân tộc của ông được tiến hành dưới sự chỉ huy của CIA như một hành động của chính sách đối ngoại Mỹ. CIA đã chuẩn bị cho việc này trong vòng hơn 1 năm bằng cách đăng các bài viết chống lại ông Mohammad Mossadegh trên báo Mỹ và Iran.
Tiếp đó là việc tìm một nhân vật chống chính quyền ở Iran và mang tham vọng trở lại chính trường. Đó là ông Shah Mohammad Reza Pahlavi, người đã buộc phải rời khỏi Iran sau cuộc tranh giành quyền lực bất thành với ông Mohammad Mossadeq.
Tiếp đó là việc tìm một nhân vật chống chính quyền ở Iran và mang tham vọng trở lại chính trường. Đó là ông Shah Mohammad Reza Pahlavi, người đã buộc phải rời khỏi Iran sau cuộc tranh giành quyền lực bất thành với ông Mohammad Mossadeq.
Văn khố an ninh quốc gia Mỹ ghi rõ, Tướng 3 sao ở Lầu Năm Góc đã có nhiều cuộc gặp bí mật với ông Shah Mohammad Reza Pahlavi để bàn về cách thức l.ậ.t đ.ổ chính quyền Tehran thời điểm đó. Hàng trăm triệu USD đã được bí mật chuyển tới Tehran sau khi ông Shah Mohammad Reza Pahlavi liên lạc với những người ủng hộ ở trong nước. Số tiền này dùng để mua chuộc quan chức trong lực lượng quân đội, một số quan chức chính phủ và người dân Iran.
Thậm chí, CIA còn chi tiền để nhóm ủng hộ ông Shah Mohammad Reza Pahlavi liên tục tổ chức các cuộc biểu tình lớn chống chính phủ tại nhiều thành phố trên cả nước Iran. Đặc biệt, sau khi lên nắm quyền năm 1953, Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower đã bày tỏ sự đồng cảm với quan điểm của Anh về việc không nên thỏa hiệp với Iran – một quốc gia vừa giành độc lập khỏi Anh sau Chiến tranh thế giới lần II.
Và thế là CIA đã bắt tay với MI6 để thực hiện chiến dịch l.ậ.t đ.ổ chính quyền Thủ tướng Mohammad Mossadeq sau 2 năm kể từ khi ông được cử tri Iran bầu chọn. Thời điểm được lựa chọn chính là lúc ông Mohammad Mossadeq quốc hữu hóa ngành sản xuất dầu mỏ của Iran, mà cụ thể là đặt Công ty dầu mỏ AIOC (Anglo-Iranian Oil Company) mà sau này trở thành BP của Anh dưới sự kiểm soát của chính phủ.
Sau khi cuộc đ.ả.o c.h.í.n.h thành công, Thủ tướng Mohammad Mossadeq bị bắt và giam giữ tại nhà, Shah Mohammad Reza Pahlavi trở về Iran, lên nắm quyền và trở thành đồng minh thân cận của Mỹ. Mãi đến năm 1979, ông này mới quyết định rời bỏ quyền lực sau khi bị l.ậ.t đ.ổ trong cuộc cách mạng Hồi giáo.
Điều đáng nói là sau cái gọi là “thành công trong chiến dịch đảo c.h.í.n.h ở Iran”, CIA còn bị nghi ngờ thực hiện tới 5 cuộc đ.ả.o c.h.í.n.h khác ở châu Phi và Mỹ Latinh. Ngoài ra, còn một loạt kế hoạch khác như á.m s.á.t một số nhà lãnh đạo cánh tả ở Mỹ Latinh, thực hiện âm mưu chia rẽ cộng đồng người Hồi giáo…
Theo tạp chí Foreign Policy, cuộc đ.ả.o c.h.í.n.h thứ hai được thực hiện ở Guatemala vào năm 1954, tức một năm sau cuộc đ.ả.o c.h.í.n.h ở Iran. Trong số 1.400 trang tài liệu mà CIA cho công bố và được tờ The New York Times đưa tin hồi năm 1997, cuộc đ.ả.o c.h.í.n.h ở Guatemala được biết đến với tên gọi “Chiến dịch BSUCCESS” do đích thân Tổng thống Dwight Eisenhower phê chuẩn hồi tháng 8/1953. Khi đó, ngân sách dành cho “chiến tranh tâm lý và hành động chính trị” ở Guatemala vào khoảng 2,7 triệu USD.
Sự khác biệt giữa chiến dịch l.ậ.t đ.ổ này với chiến dịch ở Iran là CIA đã tính đến cả việc sẽ á.m s.át Tổng thống Guatemal Jacobo Arbenz – người đã hợp thức hóa vai trò Đảng Cộng sản ở nước này và thu hồi trên 400.000 mẫu đất của trang trại United Fruit. Một số thành viên trong nội các Guatemala cũng bị đưa vào tầm ngắm á.m s.á.t.
Hãng AFP khẳng định, trước khi “Chiến dịch BSUCCESS” được phê chuẩn, vào cuối năm 1952, CIA đã thành lập một “đội quân đặc biệt” với thành phần là các phiến quân và những kẻ bị ông Jacobo Arbenz trừng phạt kể từ khi lên nắm quyền. Những tên này còn được đưa sang Honduras, ăn nghỉ và được đào tạo kỹ năng chiến đấu trong một căn cứ quân sự. Trong số những tên này, CIA đã chọn Carlos Castillo Armas vốn ghét cay ghét đắng Tổng thống Jacobo Arbenz làm kẻ cầm đầu.
Năm 1954, đội quân do Carlos Castillo Armas đứng đầu đã mở đợt tấn công Guatemala bằng cả đường bộ và đường không. Lúc đó, mục tiêu chính của Castillo Armas vẫn là á.m s.á.t ông Jacobo Arbenz thay vì thuyết phục ông này từ chức. Nhưng rồi chính CIA đã hủy bỏ việc này và vận động để Tổng thống Guatemala lựa chọn hình thức từ chức vào ngày 27/6/1954 nhằm bảo vệ an toàn tính mạng cho bản thân và người thân trong gia đình.
Khác với Tổng thống Guatemala Jacobo Arbenz, Thủ tướng dân cử đầu tiên của Congo (sau này là CHDC Congo) Patrice Lumumba không có được sự lựa chọn khi ông bị CIA á.m s.á.t ngày 17/1/1961. Vụ á.m s.á.t này được cho là có liên quan đến CIA, chính phủ Bỉ, MI6 của Anh.
Một nhà văn nổi tiếng của Bỉ tên là Ludo De Witte trong một cuốn sách của mình đã gọi đây là “một trong những vụ á.m s.á.t quan trọng nhất của thế kỷ 20”. Nhà văn Ludo De Witte khẳng định, trong nỗ lực duy trì lợi tức của các doanh nghiệp Bỉ sau khi Congo được trao nền độc lập, Mỹ và Bỉ đã kết hợp với nhau trong một chiến dịch l.ậ.t đ.ổ Thủ tướng Patrice Lumumba hồi năm 1960 và lập nên chính phủ của Joseph Mobutu. Nhưng vì lo sợ ông Patrice Lumumba theo Liên Xô (cũ) nên CIA đã khuyến khích chính phủ mới ở Congo tiến hành á.m s.á.t nhà lãnh đạo này.
Năm 1963, Juan Bosch đã tự ghi tên mình vào “danh sách đen” của CIA khi trở thành Tổng thống dân chủ đầu tiên của CH Dominica kể từ năm 1924. Ông đã kêu gọi tự do, cải cách ruộng đất, cho thuê nhà giá rẻ, hiện đại hóa hoạt động kinh doanh, hạn chế đầu tư. Thế nhưng, tất cả những hành động này không làm hài lòng chính quyền Washington. 7 tháng sau, CIA gửi ủng hộ lực lượng quân đội cánh hữu lên kế hoạch đ.ả.o c.h.í.n.h. 19 tháng sau đó, ông Juan Bosch bị phế truất và sống lưu vong ở Puerto Rico. Chính phủ CH Dominica thuộc quyền kiểm soát của quân đội.
Với mối lo ngại rằng chính phủ Tổng thống Brazil Joao Goulart có thể biến Brazil thành Trung Quốc của những năm 1960 (theo cách nói của Đại sứ Mỹ Lincoln Gordon), năm 1964, CIA cũng đã hậu thuẫn cho cuộc đ.ả.o c.h.í.n.h do Tổng tham mưu trưởng quân đội Brazil lúc bấy giờ là Humberto Castello Branco dẫn đầu.
Trước khi diễn ra đ.ả.o c.h.í.n.h, CIA cũng đã đạo diễn hàng loạt cuộc biểu tình chống chính phủ trên đường phố và cung cấp thêm nhiều vũ khí cho lực lượng quân đội. Sau này, có thông tin cho rằng, cuộc đ.ả.o c.h.í.n.h nhằm vào Tổng thống Brazil Joao Goulart đã được tính đến sau khi ông này tiến hành hàng loạt cải cách về xã hội và kinh tế, hạn chế quyền lợi của các công ty đa quốc gia và quốc hữu hóa một công ty điện thoại và điện tín quốc tế tên là ITT của Mỹ.
Nhưng đó vẫn chưa phải là vấn đề chính. Cái nguy hiểm nhất, theo CIA chính là việc ông Joao Goulart từ chối đề nghị của Nhà Trắng về việc cắt đứt quan hệ ngoại giao với Cuba và các nước xã hội chủ nghĩa khác.
Còn câu chuyện ở Chile năm 1973, Mỹ chưa bao giờ muốn ứng viên xã hội Salvador Allende chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1970. Vì thế, đích thân Tổng thống Richard Nixon đã chỉ thị cho CIA “bằng mọi giá phải khiến cho Chile kêu cứu kinh tế”. Từ đây, việc l.ậ.t đ.ổ Salvador Allende mới có thể “xuôi chèo mát mái”.
Thực hiện theo yêu cầu này, CIA đã liên hệ với 3 tổ chức của người Chile chống đối chính phủ, từng có ý định l.ậ.t đ.ổ ông Salvador Allende từ ngay sau khi ông đắc cử. Những tổ chức này được CIA cung cấp vũ khí và tiền bạc.
Song do chính phủ của Tổng thống Salvador Allende nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân nên việc l.ậ.t đ.ổ đã được tính theo chiều hướng kinh tế. Nghĩa là 3 tổ chức này sẽ hành động để kinh tế của Chile ngày càng xuống dốc thì mới dễ bề hạ bệ ông Salvador Allende. Phải mất 3 năm sau, CIA mới nhận thấy nếu chỉ dùng kinh tế không thôi chưa đủ. Kinh tế phải kết hợp với vũ lực. Vậy là Tướng Augusto Pinochet được bật đèn xanh để tiến hành cuộc đ.ả.o c.h.í.n.h quân sự chống lại ông Salvador Allende năm 1973
Nhận xét
Đăng nhận xét