Vì sao bảo vệ cuốn sách của Bác Trọng là khẳng định niềm tin, giá trị và ý nghĩa cuộc sống?
Vì sao bảo vệ cuốn sách của Bác Trọng là khẳng định niềm tin, giá trị và ý nghĩa cuộc sống?
Vì sao bảo vệ cuốn sách của Bác Trọng là khẳng định niềm tin, giá trị và ý nghĩa cuộc sống?
Dương Phương Duy
Cuốn sách phản ánh cô đọng ý Đảng – lòng dân, vận nước
Cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một tác phẩm “đặc biệt”, ra đời trong bối cảnh đặc biệt, bàn về những vấn đề “đặc biệt”, bởi cuốn sáchra mắt bạn đọc đúng vào dịp kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam(3-2-1930 – 3-2-2023)và 10 năm thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực (2013-2023) do đồng chí Tổng Bí thư làm Trưởng ban.
Chủ đề xuyên suốt của cuốn sách là bàn về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, xoay quanh các nội dung về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vì nó liên quan trực tiếp đến sinh mệnh của Đảng, sự tồn vong của chế độ, lợi ích quốc gia – dân tộc, tương lai, tiền đồ của dân tộc Việt Nam. Nội dung của cuốn sách không chỉ thể hiện ở “mục tiêu kép”: vừa kiến giải, đề xuất hệ giải pháp quan trọng nhằm loại bỏ nguy cơ tham nhũng, quan liêu – một trong bốn nguy cơ đe dọa sự an nguy của Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) và thành quả cách mạng mà nhân dân ta đã giành được hơn 90 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng; vừa là những kiến giải, đề xuất quan trọng để khắc phục ba nguy cơ còn lại là “chệch hướng XHCN”, “tụt hậu xa hơn về kinh tế” và “diễn biến hòa bình” do chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch tiến hành nhằm chống phá Việt Nam, mà còn thể hiện sâu sắc cái “Tầm”, cái “Tâm” và cái “Tài” của người đảng viên cộng sản Nguyễn Phú Trọng, cả một đời đau đáu với sự nghiệp cách mạng của Đảng, vận mệnh của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân.
Giá trị của cuốn sách không chỉ thể hiện ở tính thiết thực của các nội dung; đặc biệt là hệ thống quan điểm về thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận khoa học, mà còn chỉ ra phương châm, nguyên tắc chỉ đạo hành động, giúp mỗi cán bộ, đảng viên, chiến sĩ “tự soi, tự sửa”, tự gột rửa thói hư, tật xấu để luôn tiến bộ, trưởng thành.
Cuốn sách còn là một văn kiện chính trị kiểu mẫu, có ý nghĩa thời sự sâu sắc; có tác dụng thiết thực đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; có tiếng vang, tầm ảnh hưởng rộng lớn trong toàn quân, toàn quốc và sức lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống xã hội: từ lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, đến lĩnh vực quốc phòng, an ninh và đối ngoại.
Vì lẽ đó, cuốn sách được đông đảo cán bộ, đảng viên, chiến sĩ đón nhận, coi là “cẩm nang”, “cuốn sách gối đầu giường”chỉ đạo công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiệu quả ở nước ta, là “bí kíp” giúpcán bộ, đảng viên, chiến sĩ tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu, tiến bộ, trưởng thành.
Tầm nhìn và quan điểm sai trái, lệch lạc cần vạch trần, bác bỏ
Thế nhưng, đó đây trong xã hội ta, trên các trang mạng xã hội, vẫn có những tiếng nói lạc lõng với thái độ miệt thị, coi thường giá trị, ý nghĩa cuốn sách của đồng chí Tổng Bí thư; cho rằng “nội dung cuốn sách không có gì mới”, “chẳng đáng để tung hô”, “chỉ là bồn cũ soạn lại”, “không có giá trị lý luận và thực tiễn”, “không phải là công trình khoa học”…. Cuốn sách “chỉ là công cụ đánh bóng tên tuổi một số nhân vật ăn theo”, “không đúng tầm cơ quan tham mưu chiến lược”, v.v.. Trắng trợn hơn, có ý kiến còn cho rằng, “cuốn sách không thể hiện đúng tầm tư tưởng, quan điểm của Tổng Bí thư” vì những người đứng ra tập hợp, tuyển chọn, xuất bản cuốn sách đã “đã thu nạp các ý kiến khác nhau của các nhà khoa học, rồi chế biến thành bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư” nên không cần phải hội thảo, tọa đàm, học tập cho tốn thời gian, công sức, v.v.. Thật nực cười những kẻ khinh chữ lại hay phán xét bừa về chữ nghĩa, thật không biết ngượng mồm, họ chẳng có liêm sỉ khi tự đề cao mình!
Dụng ý của những ý kiến, quan điểm sai trái là xuyên tạc, phủ nhận giá trị, ý nghĩa lý luận và thực tiễn cuốn sách của Tổng Bí thư, đằng sau nó là phủ nhận chủ trương, đường lối của Đảng ta về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; nói xấu chế độ XHCN. Qua đó, bài xích, gây hiềm khích, kích bác, tạo mâu thuẫn, bất đồng trong các cơ quan Đảng, Nhà nước; cản trở sự lan tỏa tầm ảnh hưởng, tiếng vang của cuốn sách trong xã hội; làm cho người dân nghi ngờ tính đúng đắn, giá trị, ý nghĩa của cuốn sách, dẫn đến việc thờ ơ, thiếu quan tâm; không muốn đọc cuốn sách, rơi vào suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Xa hơn thế là hạ thấp uy tín của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Ban Nội chính Trung ương và một số cơ quan có liên quan, những đơn vị đã có công tuyển chọn, xuất bản, giới thiệu cuốn sách của đồng chí Tổng Bí thư.
Vì sao những người bất đồng chính kiến, có quan điểm đối lập với Đảng, Nhà nước ta lại có giọng điệu lạc lõng, thiếu trách nhiệm khi phát ngôn, coi thường giá trị, ý nghĩa cuốn sách của đồng chí Tổng Bí thư? Phải chăng ý đồ cổ suy cho hành vi tham nhũng, tiêu cực nảy nở trong xã hội ta để “làm cho nhân tố phi XHCN lớn dần lên đến mức tự mọt ruỗng từ bên trong bộ máy Đảng, Nhà nước, dẫn đến sự hủy hoại, tự sụp đổ của chế độ” đã bị bại lộ nên họ phản kháng quyết liệt, dữ dội như vậy? Vì sao những phần tử bất mãn, cơ hội chính trị lại phủ nhận giá trị lý luận và thực tiễn cuốn sách của đồng chí Tổng Bí thư khi sự thật sai trái, tác hại của tham nhũng, tiêu cực đã được phơi bày?
Chúng ta đều biết rõ âm mưu cơ bản, xuyên suốt và lâu dài của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị và các phần tử bất mãn đối với Đảng, Nhà nước và chế độ ta là không hề thay đổi. Trong thâm căn, cố đế, chúng không bao giờ vui vẻ, hài lòng khi thấy công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta liên tục giành những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; uy tín, vị thế của Đảng, Nhà nước ta và đồng chí Tổng Bí thư kính mến ngày càng lên cao; được nhân dân đồng tình, ủng hộ.
Chúng cho rằng, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của chúng ta càng thành công bao nhiêu, có nghĩa là âm mưu, thủ đoạn chống phá Đảng, Nhà nước ta của chúng đã thất bại bấy nhiêu. Vì lẽ đó, ngoài các chiêu trò chống phá Đảng, Nhà nước ta từ trước đến nay diễn ra trên mọi phương diện, từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại, thì nay, mượn cớ cuốn sách của đồng chí Tổng Bí thư vừa được xuất bản để “té nước theo mưa”, thực hiện hành vi “đổ thêm dầu vào lửa” nhằm hạ thấp uy tín, vị thế của Đảng, Nhà nước và uy tín của đồng chí Tổng Bí thư; bêu xấu chủ trương, đường lối đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng, của Ban Chỉ đạo Trung ương; trực tiếp là hệ quan điểm về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trình bày trong cuốn sách này. Đây vẫn là tích cũ chiêu trò mới nhằm “hả lòng hả dạ”, thỏa mãn sự ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân và sự cuồng vọng của chúng.
Chống tham nhũng, tiêu cực – mệnh lệnh của cuộc sống
Ở Việt Nam, tuyệt đại đa số người dân bất bình, bức xúc, thậm chí căm phẫn trước thái độ, hành vi của bè lũ “giặc nội xâm” – những kẻ tham nhũng và cho rằng chừng nào ở nước ta, tệ nạn tham nhũng, tiêu cực còn hoành hành thì chừng đó, các nguy cơ “chệch hướng XHCN”, “tụt hậu xa hơn về kinh tế” và “diễn biến hòa bình” còn tồn tại, còn đe dọa sự an nguy của sự nghiệp cách mạng và cuộc sống hòa bình, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân ta. Đó là điều không thể chấp nhận, không cho phép các nguy cơ ấy nảy nở, sinh sôi, các thế lực thù địch “giương oai tác quái”, chống phá sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Đó là mệnh lệnh của cuộc sống, là trách nhiệm cao cả thiêng liêng của mỗi cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và của mỗi công dân yêu nước Việt Nam XHCN.
Cuốn sách của đồng chí Tổng Bí thư đã nói rõ tâm nguyện, lòng dân, ý Đảng; thể hiện sâu sắc cái “Tầm”, cái “Tâm” và cái “Tài” của người đảng viên cộng sản Nguyễn Phú Trọng, cả một đời đau đáu với sự nghiệp cách mạng của Đảng, vận mệnh của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân. Cuốn sách có ý nghĩa thiết thực không chỉ trình bày hệ thống quan điểm nhân sinh, mà còn khêu gợi nhiều nội dung mới đối với các chủ thể, lực lượng lãnh đạo, chỉ huy, quản lý; cán bộ, đảng viên, chiến sĩ phải suy nghĩ, phải trăn trở về thái độ, trách nhiệm chính trị của mình trước vận mệnh của quốc gia – dân tộc; cùng chung sức đồng lòng với Đảng, Nhà nước để đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi quốc nạn tham nhũng, tiêu cực, “giặc nội xâm” tàn phá sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Qua đó, mỗi người biết tự bảo vệ nhân phẩm, danh dự, giá trị của mình; biết rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị và sức mạnh chiến đấu đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ và những đòi hỏi bức thiết của thời cuộc để không bị lạc hậu, không bị lừa gạt, mắc mưu “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Vì lẽ đó, có thể khẳng định cuốn sách tuy nhỏ nhưng hàm chứa ý nghĩa lớn lao, thật sự xứng đáng là “tài liệu gối đầu giường của mỗi cán bộ, đảng viên, chiến sĩ” trong bối cảnh hiện thời; nhất là việc định hướng, dẫn đường; đặt ra mục tiêu rèn luyện, phấn đấu, hướng đến chào mừng kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh năm 2030.
Những người cố tình phủ nhận giá trị, ý nghĩa cuốn sách đã phớt lờ quá trình hình thành, nội dung cơ bản của cuốn sách; đã phủ nhận tầm nhìn chiến lược, tư duy lý luận chính trị sắc sảo, nhạy bén; sự đúc kết tinh túy, khát quát rất cao các bài học kinh nghiệm về thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phong phú của đồng chí Tổng Bí thư suốt 50 năm qua, kể từ khi đồng chí còn là biên tập viên Tạp chí Cộng sản. Họ đã phớt lờ, làm ngơ trước sự cần thiết phải đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; quan điểm, định hướng, phương châm lãnh đạo, chỉ đạo, mục tiêu, yêu cầu, nội dung, hình thức, phương pháp, nguyên tắc, điều kiện bảo đảm để tiến hành đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đạt hiệu quả mà đồng chí Tổng Bí thư đã trình bày.
Tác dụng của cuốn sách thật là to lớn, tại sao những người bất mãn với chế độ lại xiên xẹo cuốn sách của đồng chí Tổng Bí thư, cho rằng cuốn sách không có giá trị, ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Nghiên cứu nội dung tư tưởng cuốn sách, cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và nhân dân có thêm nhận thức mới, hiểu biết đầy đủ và sâu sắc hơn chủ trương, đường lối, quan điểm và quyết tâm chính trị rất lớn của Đảng, Nhà nước ta.
Sức mạnh của hệ quan điểm và phương châm chỉ đạo hành động
Nhờ kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Đảng ta ngày càng vững mạnh hơn; nhân dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, ra sức ủng hộ Đảng, bảo vệ Đảng; nhiều người đã biết sợ tham nhũng, không thể tham nhũng, không dám tham nhũng và không muốn tham nhũng. Đây là một bước tiến rất lớn, bước đầu thể hiện rõ mục đích, kết quả đã đạt được là hoàn toàn đi đúng định hướng, cần phải tiếp tục phát huy trong thời gian tới. Người có lương tâm, danh dự và nhân phẩm phải thừa nhận sự thật này; không thể phát ngôn bừa bãi, nói cho sướng miệng.
Giá trị và ý nghĩa “đặc biệt” của cuốn sách thể hiện ở hệ quan điểm được cô đọng, đúc kết tinh túy thành các luận điểm nổi tiếng, là phương châm chỉ đạo của toàn Đảng, toàn dân, toànquân ta hiện nay, đó là: “Chặt cành sâu mọt để cứu cây”, “Kỷ luật một vài người để cứu muôn người”, chấm dứt tình trạng “Cua cậy càng, cá cậy vây”, “Lò nóng lên rồi, củi tươi cũng phải cháy”; “Chống tham nhũng không thể bỏ dở giữa chừng”; “Ai nhụt chí thì dẹp sang một bên cho người khác làm”; “Không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”; “Suy thoái tư tưởng chính trị là gốc của tham nhũng”,… “Khẩn trương làm trong sạch đội ngũ cán bộ của Đảng, khắc phục các hiện tượng sa sút, thoái hoá về phẩm chất, lối sống của cán bộ, đảng viên”. Cùng với đó, đồng chí Tổng Bí thư cũng chỉ ra các căn bệnh: “Sợ trách nhiệm”; “Của công, của riêng”; “Móc ngoặc”, “Làm xiếc”, bệnh “thông đồng với giặc nội xâm”; bệnh “chủ nghĩa cá nhân”, v.v..
Sự thật ấy chính là minh chứng đầy thuyết phục để bác bỏ mọi sự xuyên tạc, ác ý của những kẻ thù./.
Nhận xét
Đăng nhận xét