Minh chứng bác bỏ luận điệu vu cáo, xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam
Minh chứng bác bỏ luận điệu vu cáo, xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam
phạm các đảm bảo về xét xử công bằng; Việt Nam đang giam giữ nhiều “tù nhân chính trị”, “tù nhân lương tâm”; Việt Nam đang duy trì chế độ nhà tù bất công, ngược đãi, tra tấn tù nhân và đàn áp bằng bạo lực…
Điển hình như báo cáo mới đây của Nghị viện châu Âu (EP) đã có những thông tin, nhận định thiếu khách quan, không có cơ sở, xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam khi cho rằng, họ đã gặp nhiều giới hạn trong việc bảo vệ những nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam, vu cáo những cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền bị kiểm soát ngặt nghèo, chính quyền Việt Nam sẵn sàng đàn áp những người hoạt động nhân quyền “một cách trắng trợn”.
Đặc xá 2022 – minh chứng bác bỏ các luận điệu vu cáo, xuyên tạc
Nhân quyền hay quyền con người là vấn đề phức tạp, chính bởi vậy quan niệm về vấn đề này không có sự thống nhất giữa các quốc gia. Tuỳ theo góc độ tiếp cận, quan điểm chính trị, lợi ích giai cấp, hoàn cảnh lịch sử, giá trị truyền thống, trình độ phát triển mà các quốc gia có những quan niệm, cách tiếp cận khác nhau về quyền con người.
Ở Việt Nam, nhân quyền được hiểu là những giá trị cơ bản mà con người giành được trong lịch sử đấu tranh cải tạo tự nhiên và xã hội nhằm khẳng định địa vị chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, pháp lý của mình. Đó là tổng thể các nhu cầu, năng lực, tự do, nhân phẩm của con người với tư cách cá nhân và cộng đồng xã hội được ghi nhận và bảo đảm thực hiện trong hệ thống luật pháp quốc gia và luật pháp quốc tế.
Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam. Việt Nam luôn xem con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và công cuộc phát triển đất nước và luôn nỗ lực vì mục tiêu nâng cao đời sống, quyền thụ hưởng của người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau. Các quyền cơ bản của con người ở Việt Nam được ghi nhận trong Hiến pháp và được bảo vệ, thúc đẩy trong các văn bản pháp luật cụ thể và được triển khai trên thực tế.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân theo Hiến pháp năm 2013; gắn quyền công dân với nghĩa vụ và trách nhiệm công dân đối với xã hội”. Nghị quyết cũng nhấn mạnh: “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”.
Có thể thấy rằng, chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người công bằng, bình đẳng cho tất cả mọi công dân, kể cả những người đang chấp hành hình phạt tù. Điều này đã được quy định rõ trong Hiến pháp năm 2013, hệ thống các văn bản pháp lý như Bộ luật Hình sự 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Luật thi hành tạm giam, tạm giữ năm 2015, Luật thi hành án hình sự năm 2019…
Công tác đặc xá năm nay được tiến hành trên cơ sở những quy định chặt chẽ, dựa trên những nguyên tắc nhất định, đó là: đặc xá phải được tiến hành nghiêm minh, chặt chẽ, công khai, dân chủ, bảo đảm công bằng, đúng đối tượng và đúng điều kiện đã được quy định để tất cả các phạm nhân có đủ điều kiện đều được xem xét và không để bất kỳ phạm nhân nào không đủ điều kiện theo quy định lại được xem xét đặc xá.
Ở Việt Nam, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Vì vậy, tất cả những phạm nhân được đặc xá năm nay đều là những người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự Việt Nam và đã bị Tòa án nhân dân các cấp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên phạt theo các chế tài được quy định tại Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Những phạm nhân này có đủ điều kiện được xem xét, đặc xá. Vì vậy, đặc xá không có sự phân biệt đối xử hoặc hạn chế với bất kỳ phạm nhân nào cho dù phạm nhân đó là người Việt Nam hay là người có quốc tịch nước ngoài, nếu phạm nhân đó có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được đặc xá.
Trước đó, năm 2021, Chủ tịch nước cũng đã ký quyết định đặc xá cho 3.035 người (trong đó có 3.026 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù và 3 người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, 6 người đang được hoãn chấp hành án phạt tù).
Việc Đảng, Nhà nước Việt Nam đặc xá tha tù trước thời hạn cho những phạm nhân đang chấp hành án phạt tù và cho những phạm nhân đang được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù có đủ điều kiện là chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước. Chính sách nhân đạo đó không chỉ dừng lại ở việc đặc xá tha tù trước thời hạn, mà còn thể hiện ở việc tạo điều kiện để những phạm nhân được đặc xá tha tù tái hòa nhập cộng đồng. Điều đó, một lần nữa được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định trong buổi làm việc với Thường trực Hội đồng Tư vấn đặc xá năm 2022 khi Chủ tịch nước yêu cầu cấp ủy, chính quyền và cộng đồng các địa phương tạo mọi điều kiện để người được đặc xá tha tù trước thời hạn sớm hòa nhập cộng đồng.
Đây rõ ràng là minh chứng rõ nét nhất bác bỏ các luận điệu vu cáo, xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam của các thế lực thù địch, phản động. Bên cạnh đó, chính sách đặc xá, tha tù trước thời hạn còn có ý nghĩa khuyến khích những người bị kết án phạt tù đang chấp hành án phạt tù tích cực học tập, lao động, chấp hành tốt các quy định, nội quy cơ sở giam giữ để có thể sớm trở về đoàn tụ với gia đình và cộng đồng; góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà nước, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam./.
TS Nguyễn Văn Sơn
Học viện An ninh nhân dân
Nhận xét
Đăng nhận xét