Lợi dụng vụ bà Phương Hằng bị bắt, VOA, RFA… lại đăng bài xuyên tạc, sai trái

 

Lợi dụng vụ bà Phương Hằng bị bắt, VOA, RFA… lại đăng bài xuyên tạc, sai trái

Lợi dụng vụ bà Phương Hằng bị bắt, VOA, RFA… lại đăng bài xuyên tạc, sai trái

Trần Công Nghệ

Việc bà Nguyễn Phương Hằng, Tổng Giám đốc của Công ty Cổ phần Đại Nam bị khởi tố và bắt tạm giam đang thu hút sự quan tâm của dư luận, nhất là trên mạng xã hội. Vụ việc bà Hằng bị bắt thì người bình thường ai cũng biết đó là sự tất phải đến khi một người cho mình một cái quyền “dân chủ” bất tuân pháp luật, xúc phạm danh dự, uy tín và các quyền chính đáng của tổ chức, cá nhân khác, không những thế còn có các hoạt động, hình thành các hội nhóm gây mất an ninh trật tự an toàn xã hội. Thế nhưng VOA lợi dụng vụ việc để đăng bài bịa đặt xuyên tạc về cái gọi là “điều luật ‘thòng lọng’ toàn dân”, còn RFA thì xuyên tạc bịa đặt “bị bắt với điều 331” và “việc áp dụng tội danh này, là một cách sỉ nhục ý nghĩa tự do dân chủ trong đời sống Việt Nam, khu hẹp các giá trị cao cả vào một hành động tầm thường và chính thức phổ cập bắt bớ từ điều luật mơ hồ, phi nhân như điều 331”… Dù bài viết trên VOA thừa nhận ngoài những người hâm mộ, đa số công luận Việt Nam tỏ ra nhẹ nhõm, thở phào vì sẽ không tiếp tục “bị tra tấn” bởi những lời lẽ chỉ trích, công kích nặng nề mà bà Phương Hằng sử dụng trong các livestream nhắm vào nhiều người khác nhau, bao gồm cả những gương mặt nổi tiếng trong giới nghệ sĩ. VOA còn dẫn lời “luật sư” Vũ Đức Khanh từ Canada để “diễn giải” về điều 331 rằng đây là điều luật “vi hiến”!? Vậy những người tự cho mình quyền xúc phạm người khác và gây mất an ninh trật tự xã hội thì không vi hiến?

Bà Hằng bị bắt về hành vi “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo quy định của Điều 331 Bộ luật hình sự. Một điều quá hiển nhiên và rõ ràng là các hành động sỉ nhục, vi phạm quyền con người, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh thì cần phải được ngăn chặn. Điều 331 của Bộ Luật Hình sự quy định rất rõ người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Điều luật này là hết sức cần thiết nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin với việc tự do báo chí trên các trang mạng xã hội như Face book, Zalo…, nó cũng phù hợp với việc phòng ngừa các vi phạm, tạo môi trường lành mạnh cả trên thực tế xã hội và trên không gian mạng.

Các tác giả và “luật sư” còn tưởng tượng ra việc rằng bà Nguyễn Phương Hằng có nhiều biểu hiện đã được thông đồng với chính phủ Việt Nam để khuấy động lên làn sóng dư luận trong rất nhiều vấn đề mà toàn xã hội quan tâm!?

Thực tế, theo điều tra của cơ quan chức năng xác định, gần một năm qua, bà Nguyễn Phương Hằng đã sử dụng 12 kênh, trang mạng xã hội để livestream chia sẻ thông tin chưa được kiểm chứng, sai sự thật để vu khống, xúc phạm, làm nhục nhiều cá nhân, tổ chức. Trước đó, trong tháng 2 và tháng 3/2022, cơ quan công an đã nhiều lần mời bà Hằng lên làm việc, để cảnh báo, răn đe và yêu cầu chấm dứt hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, sử dụng mạng xã hội xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khác, nhưng bà Hằng tránh né, không chấp hành. Bà Hằng tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động tụ tập đông người gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự (như đến nhà riêng của các cá nhân có mâu thuẫn; sân bay Tân Sơn Nhất; tổ chức đoàn đi Hà Nội, Châu Đốc – An Giang…), tổ chức nhiều buổi livestream công kích, xúc phạm nhiều cá nhân, tổ chức…

Điều đáng tiếc, nếu biết dừng lại sau khi bóc phốt “thần y” và lên tiếng về những sai trái trong từ thiện hoặc hành xử phản cảm của một số nghệ sĩ thì có lẽ bà Phương Hằng đã không phải đối mặt với vòng lao lý như hôm nay. Nhưng cuộc đời mà, khi không biết đủ và dừng lại, bất chấp giới hạn về văn hóa đạo đức và coi thường pháp luật thì kết cục xấu gắng chịu thôi. Pháp luật ghi nhận quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ quan điểm, thái độ của mình đối với các vấn đề xã hội nhưng các quyền tự do đó phải trong khuôn khổ pháp luật, không thể cho mình một tự do không giới hạn để đè bẹp các quyền tự do chính đáng của người khác. Không thể để bất kỳ ai lợi dụng mạng xã hội để kết tội, chửi bới cá nhân và tổ chức, vu khống, bôi nhọ, mạt sát người khác được. Có lẽ do được tung hô quá mức, tâng bốc quá đà, và việc sống trong “hào quang” thế giới mạng khá lâu, mà bà Hằng còn không thèm để ý đến những cảnh báo, không cảnh tỉnh trước hình thức phạt hành chính, để rồi tiếp tục trượt dài đến các vi phạm…

Vụ việc bà Phương Hằng bị bắt và sẽ được xét xử theo pháp luật đã cảnh tỉnh việc sử dụng mạng xã hội và phát ngôn trên mạng xã hội, bất kỳ ai khi đã phát ngôn công khai trên không gian mạng, công khai trước mọi người thì phải chịu trách nhiệm xã hội và trách nhiệm pháp lý về các phát ngôn của mình. Ðây cũng là bài học cảnh tỉnh về cách ứng xử, không nên vì câu like, câu view, muốn nổi mà coi thường đạo đức, luật pháp…/.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này