Thực hành dân chủ gắn với tăng cường kỷ luật kỷ cương của Đảng


 Thực hành dân chủ tức là phải làm một cách thuần thục, thường xuyên, trở thành chế độ, nền nếp trong sinh hoạt và hoạt động của Đảng - dân chủ sẽ hướng đến sự tập trung thống nhất, hướng đến mục tiêu, lý tưởng của Đảng đã xác định.

DÂN CHỦ PHẢI GẮN LIỀN VỚI KỶ LUẬT

Dân chủ về bản chất là quyền lực thuộc về nhân dân - nhân dân là chủ, nhân dân làm chủChủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”(1).

Tiếp nối giá trị văn hóa của dân chủ, Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ “Thực hành dân chủ trong Đảng gắn liền với tăng cường kỷ luật, kỷ cương của Đảng”(2). Đây là một trong những điểm mới của Đại hội XIIIphản ánh bước phát triển về nhận thức lý luận của Đảng. Từ trong bản chất, dân chủ là một giá trị văn hóa, là động lực của sự phát triển, là năng lượng sống của Đảng. Thực hành dân chủ trong Đảng thực chất là trở về tư tưởng Hồ Chí MinhThực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn”.

Bản chất sâu xa của vấn đề thực hành dân chủ sẽ góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo của cấp ủy viên, đảng viên, tạo lập củng cố quyền lực chính trị, kỷ luật kỷ cương, tạo sự đồng thuận, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

Thực hành dân chủ trong Đảng là cơ sở, điều kiện để thực hành dân chủ trong xã hội.

Thực hành dân chủ tức là phải làm một cách thuần thục, thường xuyên, trở thành chế độ, nền nếp trong sinh hoạt và hoạt động của Đảng - dân chủ sẽ hướng đến sự tập trung thống nhất, hướng đến mục tiêu, lý tưởng của Đảng đã xác định. Đó là logic tất yếu dẫn tới hệ quả “Khi mọi người đã phát biểu ý kiến đã tìm thấy chân lý lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý”(3).

Dân chủ càng rộng rãi, có thực chất thì tập trung càng đúng đắn, lành mạnh. Dân chủ được hiện thực hóa trong thực tế, đảm bảo quyền của đảng viên khi có sự định hướng, chỉ đạo của tập trung. Hồ Chí Minh đã đúc kết: “Kỷ luật trong dân chủ, dân chủ phải có kỷ luật”. Người phân tích: “Ở trong Đảng, mọi đảng viên có quyền nêu ý kiến, đặt đề nghị, tham gia giải quyết vấn đề. Nhưng quyết không được trái sự lãnh đạo tập trung của Đảng, trái nghị quyết và trái kỷ luật. Quyết chống: không xét thời gian, địa điểm, điều kiện mà nói lung tung, tự do hành động, dân chủ quá trớn”(4). Người cũng lưu ý khắc phục hiện tượng dân chủ tùy tiện, quá trớn, coi thường kỷ luật ở một số cán bộ, đảng viên: “Ở trong Đảng thì không thực hiện chế độ dân chủ tập trung, không tuân theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo. Phớt lờ kỷ luật và chính sách của Đảng và của Chính phủ. Khinh rẻ ý kiến cấp dưới. Xem thường chỉ thị cấp trên. Không muốn chịu kiểm tra. Không muốn nghe phê bình”(5).

Ảnh tư liệu

Ảnh tư liệu

THỰC HÀNH DÂN CHỦ TRONG ĐẢNG

Đảng ta ngày càng nhận thức rõ hơn về vai trò, phương thức phát huy dân chủ - thực hành dân chủ trong Đảng. Việc thực hành dân chủ trong Đảng được thể hiện ở các nội dung, khía cạnh sau:

Thứ nhất, xuất phát từ vai trò quan trọng của đường lối chính trị đối với tiến trình cách mạng nên Đảng ta đã thực hành dân chủ, tiếp thu trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, kể cả kiều bào ở nước ngoài để xây dựng cương lĩnh, đường lối, chủ trương. Vì vậy các văn kiện Đại hội của Đảng, nhất là văn kiện Đại hội XI, XII, XIII thực sự là công trình tích hợp trí tuệ của toàn dânphản ánh khá đầy đủ, toàn diện, xác định được tầm nhìn và những vấn đề thúc bách từ thực tiễn cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân để xây dựng đất nước, kiến tạo phương hướng, mục tiêu con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội của cách mạng nước ta.

Thứ hai, việc thực hành dân chủ trong công tác cán bộ, lựa chọn nhân sự để bầu vào cấp ủy, Ban chấp hành Trung ương được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, đúng nguyên tắc, quy trình, phát huy dân chủ để lựa chọn đúng những cán bộ ưu túcó tâm có tầm, có khát vọng xây dựng đất nước. Trong công tác cán bộ, nhất là khâu bổ nhiệm, đa số cấp ủy đã thực hành dân chủ, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong trao đổi, thảo luận, cân nhắc, quyết định lựa chọn... Từ nhiệm kỳ Đại hội X trở lại đây, Đảng ta đã thực hiện thí điểm đại hội bầu bí thư cấp ủy từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh, nhiều đồng chí đạt tỷ lệ số phiếu cao. Điều đó cũng thể hiện phát huy dân chủ, quyền của của các đại biểu trong đại hội.

Thứ ba, phát huy dân chủ - thực hành dân chủ trong sinh hoạt đảng, từ sinh hoạt của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đến sinh hoạt của các chi bộ đã có những đổi mới, chuyển biến tích cực nhằm phát huy trí tuệ, ý tưởng sáng tạo của cấp ủy viên, đảng viên trong quá trình xây dựng Đảng, đưa ra những quyết sách chính trị. Bước tiến về thực hành dân chủ ở Đại hội XII là hoàn thiện cơ chế, quy chế chất vấn trong các kỳ họp của Ban chấp hành Trung ương, cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy các cấp(6) để chia sẻ, nắm được vấn đề giữa chủ thể chất vấn với đối tượng chất vấn. Cách làm này vừa thực hành dân chủ đảm bảo quyền của đảng viên, cấp ủy viên, vừa giúp cấp ủy, ban thường vụ, người đứng đầu có thêm thông tin, gi mở ý tưởng sáng tạothực hiện quyết định lãnh đạo phù hợp với thực tiễn, thuận lòng dân.

Thứ tư, thực tiễn của giai đoạn 1989 - 1991 cho thấy, Đảng Cộng sản Liên Xô và các đảng Cộng sản Đông Âu mất vai trò lãnh đạo do mắc phải những sai lầm như từ bỏ nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin, từ bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ, sai lầm về nguyên tắc, đường lối cải tổ, sai lầm về công tác cán bộ... Trong bối cảnh đó, Nghị quyết Trung ương 6 khóa VI đã đưa ra một trong  năm nguyên tắc “dân chủ phải đi đôi với tập trung, với kỷ luật, pháp luật, với ý thức trách nhiệm công dân. Dân chủ phải có lãnh đạo, lãnh đạo để phát huy dân chủ đúng hướng; mặt khác phải lãnh đạo bằng phương pháp dân chủ trên cơ sở phát huy dân chủ”(7).

Cùng với thực hành dân chủ, Đảng ta đã tăng cường kỷ luật, kỷ cương nhằm thống nhất ý chí và hành động, giữ vững vai trò lãnh đạo, năng lực cầm quyền. Trong công tác cán bộ, Đảng đã ban hành các quy chế, quy định để thực hiện tốt công tác quản lý, đề bạt, bổ nhiệm, kiểm soát chặt chẽ quyền lực cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền, siết chặt kỷ luật, kỷ cương... như Quy định số 85-QĐ/TW ngày 23/5/2017 của Bộ Chính trị về “Kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; Quy định số 179-QĐ/TW ngày 25/2/2019 của Bộ Chính trị về “Chế độ kiểm tra, giám sát công tác cán bộ”; Quy định số 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị về “Xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm”; Quy định 205-QĐ/TW ngày 23/9/2019 của Bộ Chính trị về việc “Kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền”...

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hành dân chủ trong Đảng vẫn còn hiện tượng “vừa thiếu dân chủ”, “vừa thiếu tập trung”; phát huy dân chủ còn hình thức, biểu hiện gia trưởng, độc đoán, chuyên quyền ở một số người đứng đầu. Hiện tượng đó đã hạn chế phát huy dân chủ, được “hợp thức hóa” bằng các quyết định duy ý chí, “lợi ích nhóm”, không hợp lòng dân. Vẫn còn một số cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu thực hiện dân chủ còn hình thức, thể hiện bàn bạc nhiều, tốn nhiều thời gian, nhưng thiếu trọng tâm trọng điểm, thiếu vắng sự định hướng gợi mở của người đứng đầu. Sự hiện hữu của hai khuynh hướng trên cần tập trung khắc phục trong thời gian tới. Không ít tổ chức đảng “còn xem nhẹ việc thực hành dân chủ”(8). Từ thực tiễn của nhiệm kỳ, Đại hội XII đánh giá “Chưa thật sự phát huy dân chủ trong Đảng”(9). Điều này có nguyên nhân từ nhận thức dân chủ đến thực hành dân chủ trong Đảng cũng còn độ trễ, thậm chí có sự thiếu tương thích giữa ý thức dân chủ và thực hành dân chủ trong Đảng.

Ảnh tư liệu

Ảnh tư liệu

THỰC HÀNH DÂN CHỦ TRONG ĐẢNG GẮN VỚI TĂNG CƯỜNG KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG

Để thực hành dân chủ trong Đảng gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương cần thực hiện các giải pháp cơ bản sau:

Một là, nâng cao nhận thức trách nhiệm của các chủ thể, trước hết là cấp ủy viên, người đứng đầu, đảng viên.

Cần nhận thức rằng thực hành dân chủ gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương là nhằm xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh trên cả 5 lĩnh vực: chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Đội ngũ cán bộ, đảng viên nêu cao tính đảng, giữ vững phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, gương mẫu nói đi đôi với làm, có ý thức tổ chức kỷ luật, tận tụy phục vụ nhân dân.

Thực hành dân chủ gắn với kỷ luật, kỷ cương thực chất là hai mặt của một vấn đề, tác động biện chứng lẫn nhau. Không có dân chủ thuần túy mà dân chủ luôn gắn với tập trung, kỷ luật, kỷ cương, nhận thức được tính tất yếu phải làm. C. Mác đã đúc kết tự do chính là nhận thức được tính tất yếu. Chấp hành kỷ luật, kỷ cương trên cơ sở tính tự giác, nhận thức được tính tất yếu để ghép mình trong tổ chức, tự giác chấp hành đường lối, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Dân chủ quá trớn, tự do tùy tiện đều trái với bản chất dân chủ của Đảng; trái với nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng.

Không có dân chủ thuần túy mà dân chủ luôn gắn với tập trung, kỷ luật, kỷ cương, nhận thức được tính tất yếu phải làm. Dân chủ quá trớn, tự do tùy tiện đều trái với bản chất dân chủ của Đảng; trái với nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng.

Không chỉ dừng lại ở nhận thức mà trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng phải quán triệt, bám sát các quy chế, quy định để thực hiện làm sao vừa phát huy được dân chủ vừa gắn với kỷ luật, kỷ cương. Cần nâng tầm văn hóa dân chủ, dân chủ phải có lãnh đạo, lãnh đạo để phát huy dân chủ đúng hướng gắn với kỷ luật, kỷ cương. Phải lãnh đạo bằng phương pháp dân chủ để phát huy tính tích cực của cấp ủy viên, đảng viên.

Hai là, xây dựng các quy chế, quy định để thực hiện nhằm phát huy dân chủ và tăng cường kỷ luật, kỷ cương.

Quy chế, quy định thực chất là cụ thể hóa Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết của Đảng thành những điều khoản, chế tài để các tổ đảng, đảng viên trong đảng tuân thủ chấp hành. Đại hội XIII chỉ rõ “thực hành dân chủ gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương của Đảng”(10). Trên cơ sở quy chế, quy định chung của Đảng, các tổ chức đảng cần bám sát quy chế hoạt động của Đảng bộ để xây dựng, lượng hóa quy chế, quy định sát hợp với thực tiễn của Đảng bộ mình sao cho dễ nhớ, dễ thực hiện. Không có những chế định bắt buộc kèm theo thì việc phát huy dân chủ và tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong Đảng sẽ gặp khó khăn, lúng túng bị động trong tổ chức thực hiện. Thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy định thực chất là phát huy dân chủ gắn với kỷ luật, kỷ cương trách nhiệm của cấp ủy viên, đảng viên.

Trong thời gian tới Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị cần nghiên cứu ban hành các quy chế, quy định như thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong xây dựng nghị quyết, trong sinh hoạt đảng và trong công tác cán bộ; quy chế bảo vệ cán bộ dám đổi mới, dám đột phá; quy chế bảo vệ người phê bình; quy chế quản lý đảng viên sử dụng không gian mạng… để quản lý, vừa phát huy dân chủ vừa gắn với kỷ luật, kỷ cương.

Ba là, phát huy dân chủ của tập thể cấp ủy với người đứng đầu.

Đây là mối quan hệ rường cột của tổ chức đảng. Bác Hồ yêu cầu “phải thật sự mở rộng dân chủ để tất cả đảng viên bày tỏ ý kiến của mình”. Nếu không thực hiện quyền dân chủ trong Đảng sẽ làm cho “nội bộ của Đảng âm u”. Đồng thời mối quan hệ này cũng là biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách. Tập thể lãnh đạo là một chế định trong sinh hoạt và hoạt động của Đảng ta nhằm phát huy dân chủ để đưa ra quyết định chính xác phù hợp với thực tiễn, thuận lòng dân. Bởi theo Hồ Chí Minh “Lãnh đạo không tập thể, thì sẽ đi đến cái tệ bao biện, độc đoán, chủ quan. Kết quả là hỏng việc. Tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách cần phải luôn luôn đi đôi với nhau”. Cá nhân phụ trách là biểu hiện của tập trung, quyền uy của tổ chức ủy thác cho cá nhân chịu trách nhiệm trước tổ chức về các hoạt động của mình.

Trong xây dựng nghị quyết lãnh đạo, Hồ Chí Minh chỉ dẫn phương pháp pháp luận: “Khi chưa quyết định thì tha hồ bàn cãi. Nhưng khi đã quyết định rồi thì không được bàn cãi nữa, có bàn cãi cũng chỉ bằng cách thi hành cho được, cho nhanh, không phải để đề nghị không thực hiện”(11). Thảo luận dân chủ, phát huy đầy đủ quyền của cấp ủy viên nhưng phải gắn với tập trung - sự định hướng gợi mở của người đứng đầu. Người đứng đầu nhìn xa trông rộng, nắm được thực tiễn, hình dung được các kịch bản thì sự gợi mở của người đứng đầu cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Yêu cầu này không chỉ trong hội nghị ra nghị quyết mà còn trong công tác cán bộ, nhất là đề bạt, bổ nhiệm cán bộ. Tập thể cấp ủy và người đứng đầu là hai chủ thể luôn có sự tương tác, chi phối đến các hoạt động của Đảng bộ, đảng ủy. Mối quan hệ cơ bản này cần được vận hành theo theo nguyên tắc tập trung dân chủ để vừa phát huy dân chủ của tập thể cấp ủy, vừa phát huy vai trò của người đứng đầu. Cần phòng tránh ở người đứng đầu biểu hiện gia trưởng, áp đặt không lắng nghe ý kiến của cấp ủy viên, đảng viên.

Mọi vấn đề được tập thể cấp ủy, ban thường vụ bàn bạc là cơ sở để người đứng đầu/ bí thư cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo có hiệu quả, sát với thực tiễn. Đó là chỗ dựa vững chắc để bí thư cấp ủy thực hiện tốt vai trò lãnh đạo chính trị đối với đảng bộ. Ngược lại người đứng đầu có năng lực vượt trội, có tầm nhìn xa, nắm chắc thực tiễn, hiểu được nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, quần chúng thì sự định hướng, gợi mở của người đứng đầu có ý nghĩa hết sức quan trọng. Song cần phòng tránh ở chỗ khi người đứng đầu biểu hiện gia trưởng, chủ nghĩa cá nhân đưa ra các ý tưởng không xuất phát từ cái chung thì tập thể cấp ủy, ban thường vụ phải có ý kiến, trao đổi, thể hiện sự lập luận và tính chứng kiến của mình. Đấu tranh thuyết phục bằng chân lý và lẽ phải để người đứng đầu chia sẻ, nhận ra thiếu sót của mình. Trong những năm gần đây Đảng ta nhấn mạnh đề cao vai trò của người đứng đầu - cá thể hóa cá nhân phụ trách để nâng cao trách nhiệm, dám chịu trách nhiệm để tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị có hiệu quả.

Bốn là, thực hiện nghiêm nguyên tắc tự phê bình và phê bình.

Tự phê bình và phê bình là một trong năm nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ta. Đồng thời là một thuộc tính nổi trội phát huy dân chủ trong Đảng. Bác Hồ đã từng nhấn mạnh “thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình”. Đây là phương thức để phát huy dân chủ, kết tinh ý tưởng sáng tạo để nâng tầm trí tuệ của Đảng, xây dựng đoàn kết thống nhất, bồi dưỡng tình thương yêu đồng chí giúp đỡ lẫn nhau. Theo Hồ Chí Minh “Mục đích phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ”; “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng”(12). Hậu quả của buông lơi vũ khí phê bình sẽ dẫn tới “cũng như có bệnh mà giấu bệnh. Không dám uống thuốc. Để đến nỗi bệnh ngày càng nặng, không chết “cũng la lết quả dưa”(13).

Các cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên phải nắm vững ý nghĩa, nguyên tắc, nội dung, phương pháp phê bình. Khi phê bình phải công tâm, khách quan, triệt để, không nể nang, phải nói cả ưu điểm và khuyết điểm, phê bình việc làm chứ không phải phê bình người. Chú trọng xây dựng văn hóa phê bình thể hiện động cơ trong sáng, chân thành mong muốn đồng chí mình sửa chữa khuyết điểm để tiến bộ trưởng thành.

Phê bình phải công tâm, khách quan, triệt để. Phê bình việc làm chứ không phải phê bình người. Chú trọng xây dựng văn hóa phê bình thể hiện động cơ trong sáng, chân thành.

Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn: “Muốn sửa chữa cho tốt thì phải sẵn sàng nghe quần chúng phê bình và thật thà phê bình. Không chịu nghe phê bình và không tự phê bình thì nhất định lạc hậu, thoái bộ”. Người cũng dạy: “Muốn dân chủ tốt, kỷ luật cao, cán bộ phải gương mẫu phê bình và tự phê bình”. Người đứng đầu “dám nói”, dám tự phê bình và phê bình không chỉ thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ chính trị, đoàn kết nội bộ mà còn có sức lan tỏa đến các đảng viên trong chi bộ, đảng bộ và quần chúng.

Năm là, tăng cường kiểm tra, giám sát đôn đốc việc thực hiện có hiệu quả.

Kiểm tra, giám sát là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng. Hồ Chí Minh đã đúc kết chín phần mười khuyết điểm là do thiếu sự kiểm tra. Vai trò kiểm tra, giám sát của tổ chức đảng cấp trên đối với cấp dưới có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Thực hiện nhiệm vụ này sẽ giúp tổ chức đảng và người đứng đầu cấp trên nắm được tình hình hoạt động của tổ chức đảng cấp dưới, biểu dương những ưu điểm, kết quả về thực hành dân chủ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong tổ chức Đảng; đồng thời nhận diện chính xác những mâu thuẫn đang trầm tích như biểu hiện mất đoàn kết, bè cánh, gia trưởng, độc đoán ở người đứng đầu để chấn chỉnh, phê bình khắc phục sửa chữa.

Hiệu lực, hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát của cấp trên đối với cấp dưới là khá rõ. Chính bản chất của nguyên tắc tập trung dân chủ - thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên buộc tổ chức đảng cấp dưới phải tuân thủ chấp hành.

Ngoài việc thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên, định kỳ, bất thường, cấp ủy cần chỉ đạo các ban đảng theo chức trách, nhiệm vụ tăng cường kiểm tra, đôn đốc tổ chức đảng cấp dưới thực hiện các nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ thực hành dân chủ gắn với kỷ luật, kỷ cương./.

Nguồn: tuyengiao.vn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này