Chuyển đến nội dung chính

 

Chính quyền Biden đồng ý "xóa độc quyền" vaccine COVID-19


Nhiều chuyên gia cho rằng, quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine COVID-19 có thể là rảo cản đối với quá trình tiêm chủng toàn cầu và việc xóa độc quyền đối với vaccine là chìa khóa để chống lại đại dịch. 

Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây đã hoan nghênh quyết định của Mỹ về ủng hộ việc miễn trừ sở hữu trí tuệ đối với vaccine COVID-19, gọi đây là “một khoảnh khắc hoành tráng” trong cuộc chiến chống lại loại virus chết người này.

Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 5/5 đã dành lời khen đối với sự hỗ trợ từ chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden trong việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine COVID-19, gọi đây là một ví dụ về “sự đi đầu trong giải quyết các thách thức về y tế toàn cầu”.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng trong việc ủng hộ đề xuất xóa sở hữu trí tuệ đối với vaccine, từ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), một động thái cho phép nhiều nước khác có thể sản xuất loại vaccine đang rất được mong đợi này.

Quá trình triển khai và phân phối vaccine đã được đẩy mạnh tại Mỹ trong thời gian qua. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều lời kêu gọi đối với chính quyền Biden nhằm tăng cường hỗ trợ công bằng vaccine toàn cầu và chia sẻ nguồn cung cấp vaccine của Mỹ với các quốc gia nghèo hơn và bị ảnh hưởng nặng nề.

Hàng chục quốc gia, cũng như các nhóm nhân quyền, các cựu lãnh đạo các tổ chức quốc tế và các chuyên gia y tế công cộng, đã liên tục kêu gọi việc từ bỏ bằng sáng chế của vaccine trong những tuần gần đây trong bối cảnh COVID-19 diễn biến phức tạp ở nhiều quốc gia.

Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai hôm 4/5 cho biết Washington sẽ tham gia đàm phán với WTO liên quan đến việc xóa bỏ các bằng sáng chế này, qua đó, có thể phân phối rộng rãi hơn đối với vaccine này, không chỉ ở Mỹ.

Hồi tháng 10 năm ngoái, Nam Phi và Ấn Độ đã đệ trình một đề xuất lên WTO nhằm miễn trừ sở hữu trí tuệ đối với vaccine và các công nghệ y tế tân tiến cần thiết cho cuộc chiến chống COVID-19. Đến nay, đã có hơn 100 nước ủng hộ lời kêu gọi này.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này