Bộ Ngoại giao Mỹ: S-400 tràn ra thế giới như đàn gián

Nga đang “làm khó” cho sự tồn tại bình thường của nước Mỹ. Có thể rút ra kết luận như vậy nếu đọc kỹ bài phát biểu của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách mảng quân sự- chính trị Clark Cooper trong cuộc họp báo mới đây tại Washington của ông.
Theo quan điểm Ngài Clark Cooper, Matxcova đã có lỗi khi tìm cách ép buộc các nước khác (mua) các tổ hợp t.ê.n l.ử.a phòng không của mình, trong đó có cả tổ hợp S-400.
Và bằng cách đó, Matxcova đã “trói tay” khả năng của Mỹ cung cấp cho các nước khác “những loại v.ũ k.h.í tối tân”. Những loại v.ũ k.h.í phòng không nào của Mỹ được Ngài Cooper coi là “tối tân”,- không thấy ông đề cập tới.
Vừa phàn nàn về những “âm mưu thâm độc” của người Nga, ông Cooper lại cũng ngay lập tức quảng cáo giúp hệ thống phòng không S-400 Nga bằng một nhân xét đẹp đến mức ngay cả trong mơ cũng khó có thể hình dung nổi (nguyên văn):
“Một chặng đường rất dài đã qua kể từ khi AK-47 trở thành một biểu tượng của tất cả các phong trào khởi nghĩa được Liên Xô hỗ trợ- từ Đông Nam Á đến tận Châu Phi. Ngày nay, Nga đang tìm mọi cách ép các nước trên khắp thế giới mua nhiều phiên bản khác nhau của tổ hợp t.ê.n l.ử.a phòng không S-400 của mình”.
Thế đấy, nhưng AK-47- đó không chỉ là biểu tượng của các phong trào nổi dậy trên khắp thế giới, mà còn là kiểu v.ũ k.h.í bộ binh vượt tầm với của các nhà thiết kế và sản xuất v.ũ k.h.í Mỹ- độ tin cậy cao, sử dụng đơn giản, hiệu quả cao, công nghệ sản xuất hiện đại, giá thành thấp … Và còn nhiều những ưu điểm khác nữa.
Nói chung, xin chân thành cám ơn Ngài Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đã có lời so sánh S-400 với AK-47. Nhưng rất tiếc, Nga lại không thể đáp lại bằng một cử chỉ thiện chí tương tự. Bởi vì rất khó có thể mở miệng để so sánh các tổ hợp phòng không “Patriot” với bất kỳ khẩu s.ú.n.g ngắn ổ quay Colt cổ điển nào.
Ngài Cooper cũng xác định thời gian trước mắt sẽ là “khó khăn” (đối với Mỹ). Chủ yếu là do hiện nay các quốc gia khác nhau có quyền lựa chọn và không phải bất kỳ ai cũng “nỗ lực” để “trở thành đối tác của nước Mỹ”.
Ông nói tiếp: “Trong những bối cảnh (khó khăn) như vậy, người Nga lại thể hiện sự tinh quái của mình: “Bẳng cách bán có chủ đích các tổ hợp như S-400, Nga cố gắng tận dụng các nhu cầu đảm bảo an ninh của các đối tác để tạo ra những trở ngại đối với các khả năng của chúng ta (Mỹ) cung cấp cho họ (những các đối tác đó) những hệ thống phòng thủ tối tân nhất”
Đến đây thì đã thấy rõ có sự đánh tráo điểm nhấn. Ngài Cooper nên đổ lỗi, trước hết, cho cả ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ,- nơi sản xuất ra các tổ hợp không thể cạnh tranh được với các tổ hợp phòng không và phòng chống t.ê.n l.ử.a của Nga. Đặc biệt, là ông nên có ý kiến với Tập đoàn Raytheon- cha đẻ của các tổ hợp t.ê.n l.ử.a phòng không “Patriot”.
Vâng, đó chính là cái hệ thống “Patriot” đã không đánh trả nổi cuộc tấn công của người Houthi vào các cơ sở lọc dầu của Ả rập Xê-Út bằng các máy bay không người lái bán thủ công mang đầy chất nổ và những quả t.ê.n l.ử.a được thiết kế trong thập niên 60 của thế kỷ trước.
Chắc gì đã có thể xếp nó (“Patriot”) vào loại “ v.ũ k.h.í tối tân”.
Và trong trường hợp Riyadh (A rập Xê-Út) cực kỳ thất vọng với các tổ hợp Mỹ, người Nga hoàn toàn không có lỗi gì. Vâng, đúng là hơn một năm trước, (Nga) có “gạ” Quốc vương ((A rập Xê-Út) mua S-300 và S-400 thật. Và vâng, Quốc vương cũng đã cân nhắc đến chuyện mua các tổ hợp này.
Tuy nhiên, đâu đó dòng suy tư của Ngài đã bị gián đoạn bởi những áp lực ngoại giao từ phía Washington,- Washington tỏ thái độ cực kỳ bất bình trước viễn cảnh mất đi một “đối tác của nước Mỹ”- một đối tác “cỡ bự” có thể trả những khoản tiền khổng lồ cho quan hệ hợp tác với Mỹ và cho các sản phẩm của Tổ hợp công nghiệp quân sự Mỹ.
Nhưng đến thời điểm cách đây một năm, cũng đã tích tụ quá nhiều lý do để nghi ngờ khả năng của các tổ hợp phòng không Mỹ- liệu chúng có thể bảo vệ được đất nước này trước các cuộc không kích của những người hàng xóm không thân thiện (Houthi) hay không.
Bộ Ngoại giao Mỹ: S-400 tràn ra thế giới như đàn gián
Trong nhiều năm liền, người Houthi thường xuyên bắn phá Ả Rập Saudi bằng t.ê.n l.ử.a chiến thuật,- bằng những quả t.ê.n l.ử.a được họ làm một cách bán thủ công theo mẫu dòng t.ê.n l.ử.a “Scud” thiết kế từ những năm 60 của Liên Xô. Hiệu quả đánh chặn “Scud” của các tổ hợp Mỹ là cực kỳ thấp.
Trong khi đó- trong các tài liệu thuyết minh kỹ thuật đi kèm tổ hợp t.ê.n l.ử.a phòng không “Patriot PAC3” này, nhà sản xuất là công ty “Raytheon” ghi rõ: xác xuất đánh chặn t.ê.n l.ử.a chiến thuật bằng một quả t.ê.n l.ử.a đánh chặn (“Patriot”) là 0,6-0,8.
Xin nhấn mạnh- đó là xác xuất đánh chặn (0,6- 0,8) bất kỳ kiểu t.ê.n l.ử.a chiến thuật nào, kể cả t.ê.n lửa chiến thuật hiện đại nhất. Có nghĩa là, để bắn hạ một quả t.ê.n l.ử.a “Scud”, chỉ hai quả t.ê.n l.ử.a đánh chặn đã là quá đủ.
Nhưng cùng thời gian đó, trong bản báo cáo năm ngoái (2018) vẫn của Công ty “Raytheon” về hiệu quả sử dụng của của các t.ê.n l.ử.a đã bàn giao cho Ả Rập Xê- Út (Patriot PAC3 và các tổ hợp Patriot PAC2 kém hiệu quả hơn một chút) có ghi rằng trung bình cứ 4 quả t.ê.n l.ử.a của “tổ hợp t.ê.n l.ử.a phòng không tốt nhất trên thế giới” mới bắn hạ được một quả “Scud”.
Bốn quả t.ê.n l.ử.a đánh chặn (“Patriot”) giá 5,6 triệu đôla (1,4 triệu đôla quả) đổi lấy một cái “bếp dầu” (tức t.ê.n l.ử.a “Scud”).
Người Ả rập Xê-Út rất giàu, họ sẵn sàng trả bất kỳ khoản tiền nào, miễn là bảo vệ được đất nước một cách đáng tin cậy trước “những bất ngờ trên không”.
Nhưng một “sự bất ngờ trên không” như vậy đã xảy ra vào nửa cuối tháng 9/2019, khi 18 máy bay không người lái và 7 t.ê.n l.ử.a hành trình đã đánh sập hai cơ sở lọc dầu của Ả rập Xê-Út. Vì thế mà giá dầu trên thế giới bắt đầu nhảy múa. Và đây đã là một vấn đề hết sức nghiêm trọng rồi.
Trong khi đó, đã không có một tổ hợp phòng không Mỹ nào phản ứng trước vụ tấn công trên. Có nghĩa là đã không phóng một t.ê.n l.ử.a đánh chặn nào.
Người Mỹ gần như ngay lập tức bắt đầu đưa ra lời bào chữa, -nào là cực kỳ khó phát hiện một cuộc tấn công ồ ạt bằng các máy bay kích thước nhỏ như vậy. Và rằng một trong những lý do làm khó phát hiện (cuộc tấn công)- đó là do lãnh thổ Ả Rập Xê- Út quá rộng lớn và không thể theo dõi hết mọi thứ. Và để bảo vệ biên giới trên không một cách chắc chắn, cần phải xây dựng một hệ thống phòng không bố trí theo tuyến.
Trong khi đó thì chính Mỹ đã xây dựng tại Ả Rập Xê-Út một hệ thống phòng không như vậy,- nhưng hệ thống này không kiểm soát hết các hướng có nhiều khả năng bị tấn công bằng t.ê.n l.ử.a nhất. Cũng chính Mỹ đã trang bị cho hệ thống này những tổ hợp của mình.
Và Mỹ đã bán cho Ả Rập Saudi nhiều tổ hợp t.ê.n l.ử.a phòng không đến nỗi mà sẽ rất khó nghe lọt tai cái lập luận cho rằng nước này (Ả rập Xê-Út) đã không có một hệ thống phòng không bố trí theo tuyến.
Không phận Ả Rập Saudi được kiểm soát bởi 17 radar cảnh báo sớm AN / FPS-117 (V) 3, – 17 radar này cùng với thêm một số lượng rất lớn các radar chiến thuật tích hợp với nhau tạo thành một mạng thống nhất. Cứ tưởng như đến con ruồi cũng không thể bay lọt.
Tuy nhiên, cả máy bay không người lái lẫn các t.ê.n l.ử.a hành trình đều không bị các phương tiện cảnh báo đòn tấn công t.ê.n l.ử.a phát hiện. Những phương tiện tấn công đó đều đã có thể công kích mục tiêu mà “không gặp bất cứ trở ngại nào”.
Mỹ đã chuyển giao cho Ả Rập Xê-Út 96 bệ phóng của tổ hợp t.ê.n l.ử.a phòng không Patriot PAC2 và PAC3. Thêm nữa, số lượng các tổ hợp biến thể mới nhất PAC3 nhiều gấp đôi PAC2. Và đã đào tạo các sỹ quan điều khiển người Ả Rập Xê-Út khai thác sử dụng các tổ hợp này.
Tổ hợp t.ê.n l.ử.a phòng không Patriot được “bảo hiểm” bởi các tổ hợp khác, tạo thành một hệ thống phòng thủ ba tầng. “Phụ trách” tầng thứ hai là các tổ hợp t.ê.n l.ử.a phòng không tầm trung – cự ly bắn lên tới 40 km. Đó là 128 bệ phóng xủa các tổ hợp t.ê.n l.ử.a phòng không I-Hawk.
Tất nhiên, những tổ hợp này đã xuất hiện từ lâu – vào những năm 70, nhưng sau một số lần hiện đại hóa, chúng vẫn được coi là hiện đại. Tất nhiên, hiện đại theo cách hiểu của người Mỹ.
Tầng phòng không thứ ba- đó là 400 tổ hợp t.ê.n l.ử.a phòng không tầm ngắn M1097 Avenger. Đây là xe ô tô địa hình chở hai hộp đạn t.ê.n l.ử.a “Stinger” và một s.ú.n.g máy phòng không cỡ nòng 12,7 ly. Cả t.ê.n l.ử.a và s.ú.n.g máy đều được điều khiển bằng radar.
Để đối phó với máy bay không người lái, “Stinger” bất lực vì chúng được trang bị đầu tự dẫn tầm nhiệt. Nhưng với các t.ê.n l.ử.a có cánh tốc độ cận âm, lại không phải là những t.ê.n l.ử.a hoàn hảo nhất, chúng hoàn toàn có khả năng “xử lý” gọn ghẽ.
Nhưng cái bộ máy khổng lồ có giá rất, rất nhiều tiền này, đã không có động tĩnh gì khi các cơ sở chế biến dầu bị tấn công. Nếu 10, 20, 30 tổ hợp “án binh bất động”, thì còn có thể đổ lỗi cho sự ngẫu nhiên bí thảm hoặc cho hoàn cảnh, Nhưng một khi cả hơn sáu trăm bệ phóng với hàng trăm radar bảo đảm không hoạt động, thì đó thực sự đã là một bản án.
Cuối cùng thì Er-Riyadh cũng phải hành động. Thái tử kế vị Mohammed bin Salman đã đề nghị Seoul giúp đỡ- đề nghị Hàn Quốc bán cho A rập Xê-Út các tổ hợp t.ê.n l.ử.a phòng không tầm trung .
Hóa ra, không chỉ có Nga, mà ngay đến cả Hàn Quốc cũng đang chọc gậy vào bánh xe của Mỹ, gây khó khăn cho Mỹ trong “sự nghiệp” quảng bá các trang thiết bị kỹ thuật quân sự chất lượng thấp của Mỹ để trang bị cho hệ thống phòng không của các nước.
Tỷ lệ hiệu quả giữa các tổ hợp t.ê.n l.ử.a phòng không Nga và Mỹ cũng đã trở nên dễ hiểu với người Thổ Nhĩ Kỳ. Họ, những người Thổ Nhĩ Kỳ, vì không muốn ném tiền qua cửa số, nên đã mua các tổ hợp S-400 Nga. Ấn Độ dự định cũng sẽ làm như vậy.
Thông tin bổ sung:
Tở báo Serbia “Vecherne Novosti” đưa tin: Trong cuộc tập trận chung Serbia- Nga mang tên “Lá chắn Slavơ-2019” vừa mới kết thúc , các tổ hợp t.ê.n l.ử.a phòng không S-400 đã gây ấn tượng rất mạnh cho giới lãnh đạo quân sự và chính trị Serbia.
Trong khuôn khổ cuộc tập trận, 14 máy bay của Không quân Serbia (hơn một phi đội) đã mô phỏng (đóng giả) là các máy bay của đối phương. Tất cả 14 chiếc này đã bị hỏa lực của các tổ hợp t.ê.n l.ử.a phòng không S-400 mang từ Nga đến “bắn hạ” (giả định). Chỉ cần 26 quả t.ê.n l.ử.a và gần 3 phút để S-400 hoàn thành nhiệm vụ trên.
Báo này cũng đưa tin là Belgrad đã đặt vấn đề mua S-400 với Nga. Ngay trong tháng tới Belgrad dự định sẽ hội đàm với Matxcova về vấn đề này.
Ngay sau đó, Washington đã có phản ứng: Đại diện đặc biệt Mỹ phụ trách khu vực Tây Ban Căng là Mathew Palmer bày tỏ “quan ngại sâu sắc” trước khả năng Serbia mua S-400 của Nga. Đồng thời, ông cũng không quên nhắc nhở là nếu Belgrad vẫn quyết định như vậy, Washington có thể sẽ phải áp đặt các biện pháp cấm vận.
Mỹ Tân

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này