Phát huy vai trò doanh nghiệp tư nhân trong công tác bảo vệ nền tảng của Đảng
Phát huy vai trò doanh nghiệp tư nhân trong công tác bảo vệ nền tảng của Đảng
TS. Nguyễn Hoàng Hiệp – Giám đốc điều hành công ty SQV International; Phó Viện trưởng Viện NC Tin Học & Kinh Tế Ứng Dụng
Trong những năm qua, nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX “Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”, kinh tế tư nhân ở nước ta đã không ngừng phát triển, đóng góp ngày càng lớn hơn vào sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Nhiều doanh nghiệp đạt tầm cỡ quốc tế
Khu vực kinh tế tư nhân tạo ra khoảng 40% GDP, 30% ngân sách nhà nước, thu hút khoảng 85% lực lượng lao động cả nước. Đầu tư của kinh tế tư nhân không ngừng tăng, tỷ trọng của kinh tế tư nhân trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội luôn vượt kinh tế nhà nước và kinh tế FDI. Trong giai đoạn 2010 – 2021, tỷ trọng đầu tư của khu vực tư nhân đã tăng từ 44,6% năm 2010 lên mức 59,5% năm 2021. Nhờ đó, tuy đầu tư công được điều chỉnh giảm, nhưng tổng đầu tư kết cấu hạ tầng vẫn tăng. Đặc biệt, trong giai đoạn 2010 – 2022, một loạt công trình hạ tầng lớn do khu vực kinh tế tư nhân đảm nhận, đã được khởi công, hoàn thành và đưa vào vận hành.
Hiện, doanh nghiệp tư nhân chiếm khoảng 98% trong tổng số hơn 800.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong đó, nhiều doanh nghiệp đã đạt tầm cỡ quốc tế như Vingroup, T&T Group, Thaco, Vietjet, Vinamilk… và có ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu.
Việt Nam có khoảng 29 doanh nghiệp tư nhân có giá trị vốn hóa trên thị trường chứng khoán vượt con số 1 tỷ USD, có 6 tỷ phú tham gia vào câu lạc bộ tỷ phú thế giới năm 2021. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đạt kim ngạch xuất khẩu cao, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách và giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội.
Bên cạnh đó, kinh tế tư nhân còn cùng với Nhà nước góp sức phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, cứu trợ nhân dân bị nạn, tài trợ cho các giải thể thao, câu lạc bộ bóng đá, những sự kiện kinh tế – xã hội lớn của đất nước. Các doanh nghiệp tư nhân đã có thể làm được những việc mà trước đây chỉ Nhà nước mới được làm như: xây dựng sân bay, cảng biển quốc tế trị giá hàng nghìn tỷ đồng; sản xuất ô tô, tham gia vào lĩnh vực hàng không.
Ngoài những thành tựu và phát triển, khu vực doanh nghiệp tư nhân cũng nảy sinh những quan điểm, suy nghĩ sai trái chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Nhiều doanh nghiệp tư nhân lợi dụng các kẽ hở của pháp luật và chính sách hỗ trợ nhằm trục lợi đã ảnh hưởng chung đến xã hội, và “tạo cơ hội” cho những thế lực thù địch xuyên tạc lịch sử, làm sai vai trò dẫn dắt của Đảng, tư tưởng của Bác Hồ, giai cấp công nhân và người lao động.
Một số ít doanh nghiệp tư nhân, doanh nhân có nhận thức chưa thật đúng về chế độ chính trị và bộ máy quản lý nhà nước từ góc cạnh nhìn nhận một số hiện tượng, vụ việc tiêu cực không manh tính chất điển hình và không thể hiện bản chất của chế độ chính trị và bộ máy quản lý nhà nước, chính quyền các cấp.
Thực tế đã chứng minh ngược lại! Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết trong những năm qua, đã và đang phù hợp với sự thay đổi của đất nước từng ngày để phát triển phù hợp với hoàn cảnh thế giới và trong nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Đất nước đã đạt nhiều thành tựu phát triển kinh tế xã hội, đời sống nhân dân ngày được nâng cao, giảm thiểu chỉ số người nghèo trên khắp cả nước và các vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Những khu vực thu hút đầu tư FDI ngày càng được mở rộng và thu hút được nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đầu tư vào nước ta đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho toàn xã hội. Các mục tiêu chiến lược chuyển đổi số, chuyển đổi sang kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và hoàn thiện chính sách pháp luật là một trong những tác động quan trọng nhất của nền kinh tế tuần hoàn đối với ngành công nghiệp…
Hoàn thiện mô hình tổ chức đảng trong doanh nghiệp tư nhân
Giải pháp quan trọng hiện nay phải tập trung tăng cường công tác tuyên truyền, truyền thông phản bác luận điểm sai trái, đấu tranh trực diện bằng nhiều bài viết trên các tờ báo, tạo chí chính thống, bồi dưỡng kiến thức nhằm nâng cao nhận thức của khối doanh nghiệp tư nhân về sự lãnh đạo của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước.
Cụ thể là, tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân và bảo đảm an ninh kinh tế trong lĩnh vực kinh tế tư nhân.
Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm các quan điểm, chủ trương của Đảng về bảo vệ an ninh quốc gia nói chung, bảo đảm an ninh kinh tế đối với khu vực kinh tế tư nhân nói riêng; về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tập trung quán triệt và thực hiện Nghị quyết số 51-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Chiến lược Bảo vệ an ninh quốc gia”; Chỉ thị số 12-CT/TW 7 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế”; Nghị quyết số 10-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về “Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hưởng xã hội chủ nghĩa”…
Truyền thông công tác bảo đảm an ninh kinh tế đối với khu vực kinh tế tư nhân, cụ thể như: bảo vệ việc thực hiện đúng đắn, có hiệu quả đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của phát triển kinh tế; bảo đảm cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển bền vững, khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn và tài nguyên quốc gia, đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát hiện, loại trừ các nguy cơ gây mất an ninh, đe dọa gây mất an ninh kinh tế trong hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân; phòng ngừa, đấu tranh với các tư tưởng, luận điệu, thông tin xuyên tạc sự thật, xuyên tạc lịch sử, nói xấu chế độ, nói xấu lãnh đạo của các thế lực thù địch, tội phạm kinh tế và các hành vi vi phạm pháp luật nảy sinh trong quá trình hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân.
Đẩy mạnh hoạt động sinh hoạt chuyên môn; bồi dưỡng, giáo dục cho đội ngũ doanh nhân, công nhân lao động khu vực kinh tế tư nhân nắm rõ các phương thức, thủ đoạn “xâm lược về kinh tế” thông qua các biện pháp “mềm”, từng bước gây ảnh hưởng, dần thâu tóm, thôn tính, chiếm lĩnh thị trường, tài nguyên đất đai, hầm mỏ, hạ tầng kỹ thuật của nền kinh tế, thông qua hoạt động kinh doanh, hợp tác quốc tế của khu vực kinh tế tư nhân, nhất là trong điều kiện các hình thức mua bán và sáp nhập doanh nghiệp M&A ngày càng phổ biến.
Cần phát huy công tác nắm tình hình, phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản điều chỉnh hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân để tham mưu với Đảng, Nhà nước có những chính sách, quyết sách theo kịp với yêu cầu thực tiễn.
Hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 18/3/2019 của Ban Bí thư về “Tăng cường xây dựng tổ chức Đảng trong các đơn vị kinh tế tư nhân”, lực lượng an ninh kinh tế các cấp chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước, các cơ quan, ban, ngành Trung ương và địa phương có thẩm quyền hoàn thiện mô hình tổ chức đảng trong các doanh nghiệp tư nhân nhằm bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với doanh nghiệp, là cơ sở để gắn trách nhiệm của người đảng viên với trách nhiệm của cán bộ quản lý doanh nghiệp.
Trong đó, tập trung vào các vấn đề then chốt như xây dựng cơ chế quản lý đảng viên trong doanh nghiệp tư nhân; xác định các điều kiện, tiêu chí cụ thể thành lập đảng bộ, chi bộ trong doanh nghiệp tư nhân.
Đồng thời, tham mưu với các cơ quan chức năng tăng cường hiệu quả hoạt động của tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – nghề nghiệp trong đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp tư nhân, vừa định hướng cho hoạt động của doanh nghiệp.
Nhận xét
Đăng nhận xét