Luận điểm “muốn phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, phải phủ nhận “nền gốc” sự ra đời chủ nghĩa Mác – Lênin”

 Luận điểm “muốn phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, phải phủ nhận “nền gốc” sự ra đời chủ nghĩa Mác – Lênin”

Luận điểm “muốn phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, phải phủ nhận “nền gốc” sự ra đời chủ nghĩa Mác – Lênin”

Dưỡng Nguyên

1. Giống như trước đây, hiện nay các thế hệ hậu sinh của giai cấp tư sản và những người có quan quan điểm đối lập với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và lập trường, quan điểm của Đảng ta đã và đang tập trung xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin một cách toàn diện, công khai và hết sức nguy hiểm trên các phương diện thông tin đại chúng; trong đó xuyên tạc, phủ nhận nền gốc, sự ra đời, quá trình xâm nhập của chủ nghĩa Mác – Lênin, coi đó là khâu then chốt để phủ nhận bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin – nội dung cốt lõi trong nền tảng tư tưởng của Đảng ta.

Theo đuôi và “nhái lại” luận điểm sai trái nêu trên, vào dịp kỷ niệm 153 năm Ngày sinh C. Mác vừa qua; trên các trang mạng xã hội, người ta lại xúm vào công kích, xuyên tạc bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Đằng sau việc ấy là hướng vào chống phá, phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng ta. Trong đó, không ít ý kiến quả quyết rằng muốn phủ nhận giá trị, ý nghĩa của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và lập trường, quan điểm của Đảng ta thì nhất thiết phải đi từ “gốc”, tức là vạch trần những hạn chế, khuyết điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về phương diện lịch sử. Theo đó, họ đã cố tình:

(1) Xuyên tạc, phủ nhận tính tất yếu, các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan của sự ra đời, phát triển của chủ nghĩa Mác – Lênin; cho rằng, C. Mác là một nhà kinh tế, V.I. Lênin là một nhà chính trị; các ông không có quan điểm riêng, lại càng không có hệ tư tưởng khoa học, cách mạng. Nếu có chăng thì đó chỉ là “những lý luận tư biện”, “được nặn ra từ những cái đầu thiển cận của C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Lênin”, là sự “sao chép những tư tưởng triết học của Hêghen, Phoiơbắc; tư tưởng kinh tế chính trị học của A. Smit và Ri cácđô” và “tư tưởng của các nhà không tưởng phê phán thế kỷ XIX: Xanh Xi mông, Phu Điê và Oen”…

(2) Xuyên tạc, phủ nhận bản chất, giá trị và ý nghĩa khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Họ cho rằng, chủ nghĩa Mác – Lênin không xứng đáng là thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân quốc tế; rằng hệ thống khái niệm, phạm trừ, quy luật, nguyên lý và nguyên tắc của chủ nghĩa Mác – Lênin “là sự vay mượn và nhào nặn” từ di sản lý luận của các bậc tiền bối, trên cơ sở “đẽo gọt cho vừa giầy của giai cấp công nhân hiện đại”.

Hơn thế, có ý kiến còn cho rằng, quan điểm, tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin đi ngược lại lợi ích của nhân loại, phản ánh sai lệch các quy luật phát triển của xã hội loài người; cản trở sự phát triển của CNTB – mô hình phát triển tiên tiến, hiện đại nhất của xã hội loài người.

(3) Thâm độc và ác ý hơn, họ không chỉ xuyên tạc, bôi đen mà còn ra sức phủ nhận tầm vóc, giá trị, ý nghĩa thời đại và sức sống của chủ nghĩa Mác – Lênin; cho rằng sự sụp đổ của chế độ XHCN theo mô hình Xô viết ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã “cáo chung sự tồn tại của chủ nghĩa Mác – Lênin”; chứng tỏ học thuyết này đã “hết thời”, đã “cũ và lạc hậu”, cần “đưa vào bảo tàng lịch sử”.

Có người độc mồm ngứa miệng cho rằng, sai lầm của lịch sử gần 200 năm qua là nhân loại “đã dung thứ một học thuyết phản khoa học là chủ nghĩa Mác – Lênin”; làm cho nhân loại, nhất là phương Đông tụt hậu hơn 100 năm so với phương Tây. Từ đó, họ khẳng định loài người muốn tiến lên phía trước thì nhất quyết phải “đoạn tuyệt với chủ nghĩa Mác – Lênin”, phải “dùng trí tuệ nhân tạo của thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư “để rửa sạch, tẩy sạch mọi sai lầm của chủ nghĩa Mác – Lênin”.

Từ đó, họ hướng lái vào sự phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng ta, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Cùng với đó, họ cho rằng lương lai, tiền đồ của dân tộc Việt Nam không cần phải tìm nơi xa xôi, hãy tiếp nhận hệ tư tưởng của CNTB và các giá trị to lớn do CNTB đã tạo ra hơn 500 năm qua để đưa vào Việt Nam, làm cho Việt Nam “cất cánh”.

2. Sự thâm thù và phản trắc của các quan điểm sai trái còn thể hiện ở chỗ: Cáo buộc Hồ Chí Minh, người đã “dùng chiếc xe Nho giáo đi gặp chủ nghĩa Mác – Lênin, rồi lại dùng chiếc xe ấy chở chủ nghĩa Mác – Lênin về gây họa cho dân tộc Việt Nam; lẽ ra Người phải vứt bỏ chiếc xe ấy và tất cả những thứ Người đem về”. Lời lẽ, giọng điệu này thật sấc xược, vô cảm, vô ơn, bạc bẽo và rất thiếu văn hóa. Đáng tiếc là nó lại rơi vào một số người đã được Đảng, Nhà nước, Nhân dân và gia đình nuôi dưỡng, cho ăn học, phong cho chức danh, học vị, học hàm; giờ đã “quay lưng”, “trở cờ”, phản bội dân tộc, quê hương. Thật đáng tiếc cho những kẻ “ăn phải bả độc của phương Tây”, đã “cõng rắn cắn gà nhà”, hại nước hại dân.

Phải nói ngay rằng, đối với dân tộc ta, nếu không có lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường, cứu nước; tìm ra ánh sáng là chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường cách mạng vô sản theo tấm gương của Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 thì làm sao chúng ta có được ngày nay. Nếu Đảng Cộng sản Việt Nam không ra đời, không xây dựng được đường lối cách mạng Việt Nam đúng đắn, thì lấy ai lãnh đạo, đãn dắt nhân dân ta làm nên Cách mạng Tháng Tám 1945, liệu dân tộc ta có chấm dứt được sự khủng hoảng về đường lối chính trị và sự bế tắc về sự phát triển bởi “tình hình đen tối như không có đường ra” đầu thế kỷ XX.

Nếu dân tộc này, đất nước này không phải trải qua hơn 31 năm chiến đấu, phải đổ máu hy sinh để giành lại độc lập, tự do từ tay quân xâm lược Pháp và Mỹ, liệu những người chống phá kia có được may mắn lớn lên trong hòa bình, được nuôi ăn học tử tế hay không.

Họ tự xưng là người có “chữ nghĩa”, được đào tạo bài bản, đọc nhiều sách, thì chắc chắn họ biết rất rõ chủ nghĩa Mác – Lênin ra đời, tồn tại và phát triển như thế nào; tại sao lại ra đời và phát triển; tại sao giai cấp vô sản lại ủy thác cho C. Mác và Ph. Ăngghen. V.I. Lênin xây dựng, bảo vệ và phát triển học thuyết khoa học, các mạng; chuyển lý luận từ chủ nghĩa không tưởng thành lý luận khoa học, cách mạng; làm cho nó trở thành hệ tư tưởng của giai cấp vô sản; chỗ dựa tinh thần, là ngọn cờ cỗ vũ, động viên và thôi thúc họ tiến lên phía trước.

Chắc chắn những người chủ ý xuyên tạc nguồn gốc, bản chất, điều kiện ra đời của chủ nghĩa Mác – Lênin không thể từ “trên trời rơi xuống, từ dưới đất mọc lên”. Họ là con người bằng xương bằng thịt thì đương nhiên, phải hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin ra đời từ giữa thế kỷ XIX là một tất yếu lịch sử. Đó là sự thật, hoàn toàn khách quan. Bởi nó phải là “con đẻ” – sản phẩm phát triển chín muồi của các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan. Không ai có thể chà đạp lên sự thật khách quan của phát triển kinh tế – xã hội, nhất là của sản xuất, kinh doanh dưới chế độ TBCN cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX – các tiền đề khách quan – nền gốc sinh ra chủ nghĩa Mác – Lênin.

Rõ ràng là, phải vào những năm ấy, thời khắc ấy, khi sản xuất TBCN đạt đến trình độ cơ khí hóa cao, nó mới cần có và tạo ra giai cấp vô sản – “những người đào huyệt chôn CNTB” và san lấp những giới hạn tiêu cực của nó là áp bức, bóc lột giá trị thặng dư và chính sự phản bội của giai cấp tư sản đối với những người trong “đẳng cấp thứ ba” là thợ thuyền, những người bán sức lao động, làm thuê, mới làm cho họ “sáng mắt, sáng lòng” nhìn ra kẻ thù của mình không phải là “máy móc” mà chính là giai cấp tư sản.

Vì lẽ đó, họ “rũ bùn đứng dậy” kiên quyết đấu tranh chống áp bức, bóc lột, bất công. Cái mất của họ là xiềng xích, sự áp bức, còn cái được là cả thế giới tự do. Họ trở thành giai cấp độc lập về chính trị, vững tin bước lên vũ đài chính trị với tư cách là giai cấp vô sản, chống lại giai cấp tư sản; đã chuyển từ “giai cấp tự nó” thành “giai cấp cho ta” với sự giác ngộ sâu sắc về địa vị, vai trò và sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của mình là “người đào huyệt chôn CNTB và xây dựng nên chế độ mới CMCS mà giai đoạn đầu của nó là CNXH”.

3. Thử hỏi, nếu không có sự trang bị về nhận thức của chủ nghĩa Mác – Lênin, liệu giai cấp vô sản có cắt được “cái đuôi” theo sau giai cấp tư sản. Thực tế lịch sử chứng minh rằng, chủ nghĩa Mác – Lênin không ra đời từ hư vô lịch sử, hay được “nặn ra từ cái đầu thiển cận của C. Mác và Ph. Ăngghen. V.I. Lênin” như một số người đã vu khống, cáo buộc. Các ông đã kế thừa tất cả những tinh hoa trí tuệ của nhân loại, các thành tựu khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, văn hóa, xã hội; đặc biệt là các tiền đề về lý luận để tinh chế, thu nạp và chắt lọc, biến cái chung của nhân loại thành sản phẩm trí tuệ của các thiên tài C. Mác và Ph. Ăngghen. V.I. Lênin.

Điều đó khẳng định rằng, C. Mác và Ph. Ăngghen. V.I. Lênin là những nhà cách mạng vĩ đại nhất trong khoa học; đồng thời là những nhà khoa học vĩ đại nhất trong cách mạng. Cống hiến to lớn của các ông là sáng lập ra chủ nghĩa Mác – Lênin với ba bộ phận cấu thành: Triêt học, Kinh tế Chính trị học và Chủ nghĩa xã hội khoa học và nhiều khoa học khác; trở thành cơ sở thế giới quan, phương pháp luận duy vật biện chứng trong phát triển tư duy và nhận thức của nhân loại. Điều đó đã được khẳng định bởi chính lịch sử thế giới hiện đại.

Đúng là cho đến ngày nay, trong lịch sử tư tưởng nhân loại, không có tư tưởng nào, học thuyết nào về chính trị, xã hội và lịch sử có thể sánh kịp chủ nghĩa Mác – Lênin về phương diện khoa học và cách mạng. Các giá trị của chủ nghĩa Mác – Lênin còn sống mãi với nhân loại cho dù thế giới có đổi thay. Không ai và thế lực phản động nào có thể phủ nhận được ba phát minh vạch thời đại của chủ nghĩa Mác – Lênin, đó là quan niệm duy vật về lịch sử mà hạt nhân là phép biện chứng duy vật; học thuyết giá trị thặng dư; vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

Điều này đã được Ph. Ăngghen ví sự vĩ đại của C. Mác với nhà bác học S. Đácuyn; sự khác nhau chỉ là C. Mác phát hiện ra quy luật cơ bản chi phối sự vận động, phát triển của xã hội loài người, còn S. Đácuyn tìm ra quy luật phát triển của thế giới hữu cơ. Sau này, V.I, Lênin khẳng định học thuyết của Mác là “học thuyết vạn năng” vì nó là một học thuyết chính xác, hoàn bị, chặt chẽ, nó cung cấp cho giai cấp công nhân một thế giới quan hoàn chỉnh, không thỏa hiệp với bất cứ một sự mê tín nào, một thế lực phản động nào, một hành vi nào bảo vệ sự áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản.

4. Sức sống của chủ nghĩa Mác – Lênin thật to lớn; từ “một báng ma ám ảnh châu Âu”, chủ nghĩa Mác đã trở thành hệ tư tưởng khoa học, cách mạng thống trị phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của các đảng cộng sản và công nhân quốc tế. Chính sự ra đời của Đảng ta và thành công của cách mạng Việt Nam hơn 90 năm qua cũng như di sản Hồ Chí Minh để lại là một trong những minh chứng đầy tính thuyết phục bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch; khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo và sự cần thiết ra đời của chủ nghĩa Mác – Lênin. 

Điều đó đã cắt nghĩa vì sao chủ nghĩa Mác – Lênin lại được các đảng cộng sản, đảng công nhân quốc tế chọn lựa, lấy làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của đảng và tại sao hơn một thế kỷ rưỡi đã qua, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lại ra sức tấn công, đòi thủ tiêu chủ nghĩa Mác; ra sức ngăn cản, kìm hãm và bóp chế sức sống, sự lan tỏa và ảnh hưởng của học thuyết này trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế./.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này