Sự thất bại của RFA khi cố xuyên tạc một cuốn sách
Cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa được phát hành đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của đông đảo Nhân dân. Đặc biệt nữa là cuốn sách cũng nhận được “sự quan tâm đặc biệt” của các “cây viết xuyên tạc”, một số hãng truyền thông quốc tế như RFA, BBC…
“Sự quan tâm đặc biệt” của các đối tượng nhằm xuyên tạc cuốn sách thì đã rõ vì họ đâu cần biết đúng sai mà chỉ cần xuyên tạc lý luận xã hội chủ nghĩa, phủ nhận những thành tựu lý luận và thực tiễn của cách mạng Việt Nam, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ.
Với những hãng truyền thông như RFA thường đăng bài của những “cây viết xuyên tạc” về Việt Nam mà không cần biết thực tiễn thực tế là gì. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại và mất uy tín của RFA. Tôi hay đọc và quan sát thấy bất kỳ thành công, bất kỳ nỗ lực nào của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam đều “được” RFA, các “cây viết xuyên tạc” phủ nhận dù bằng những luận điệu thiếu căn cứ, phi logic. Với cách RFA viện dẫn nhận định của Báo Nhân dân rằng, cuốn sách của ông Trọng đã góp phần làm sâu sắc thêm những quan điểm, tư tưởng của Tổng Bí thư, truyền cảm hứng, vững tin vào chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, rồi sau đó viện dẫn lời của những “cây viết xuyên tạc” đổi đỏ thay xanh, diễn biến chuyển hóa, đánh mất bản thân và chân lý.
Ví dụ, trong một bài mới đây, RFA dẫn lời của Hoàng Dũng: “Người làm chính trị không phải làm trong thời gian ngắn hạn, nếu người ta muốn thật sự đi vào lòng dân tộc thì người ta phải nhìn xa hơn rất nhiều. Cho nên nhìn theo hướng đó, có thể nói những loại sách như vậy, vừa không hợp thời, vừa không tốt gì cho dân trí cả, nó chỉ phục vụ thuần túy chính trị ngắn hạn mà thôi”! Ô hay, Đảng Cộng sản Việt Nam là đội cách mạng tiên phong của Nhân dân Việt Nam với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đảng là của dân tộc, từ dân tộc mà ra, lịch sử hơn 90 năm cách mạng Việt Nam đã minh chứng điều đó, cả trong kháng chiến, trong xây dựng hòa bình và trong công cuộc đổi mới hiện nay, mọi lý luận, đường lối của Đảng, mọi chiến lược, chính sách của Đảng, Nhà nước đều vì sự phát triển cường thịnh của dân tộc. Cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một cuốn tiêu biểu trong nhiều cuốn sách hay về lý luận và thực tiễn cách mạng, mang hơi thở thời đại, khẳng định cảm hứng và niềm tin khoa học vào con đường cách mạng mà Nhân dân Việt Nam đã lựa chọn, đã thực hiện theo đuổi và không bao giờ từ bỏ, dù con đường có nhiều gian lao, gập ghềnh khúc khuỷu.
Ví dụ nữa về viện dẫn theo Nguyễn Khắc Mai của RFA cho thấy bản chất và trình văn hóa của Nguyễn Khắc Mai cũng như của RFA: “lý thuyết CNCS hay tư tưởng Mác về CNCS đã thay đổi nhiều lần, và những luận điểm lớn nhất của Mác là vị trí giai cấp công nhân là người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản. Nhưng đây là nhóm người thấp kém trong xã hội thì làm sao có thể thay đổi thế giới”! Thực tế trong bối cảnh hiện nay càng khẳng định vai trò của giai cấp công nhân như Mác đã phát hiện cách đây hàng trăm năm. Không những Nguyễn Khắc Mai và RFA đã đánh giá sai về trình độ của giai cấp công nhân mà còn thể hiện thái độ văn hóa kém cỏi. Giai cấp công nhân – đội ngũ nắm giữ tri thức và kỹ năng về kỹ thuật, khoa học, công nghệ – là lực lượng quan trọng của sản xuất kinh doanh và lực lượng chính tạo ra giá trị thặng dư trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa – giai cấp này cũng là đội ngũ năng động nhất không chỉ sử dụng thành thạo khoa học kỹ thuật công nghệ mà còn tiếp cận, nghiên cứu, phát minh phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ. Như vậy việc nói “đây là nhóm người thấp kém trong xã hội” vừa thể hiện tầm nhìn hạn hẹp, vừa thể hiện tư cách văn hóa đạo đức thấp kém của Khắc Mai.
Không phải ngẫu nhiên, từ bài viết của Tổng Bí thư đã có hàng nghìn bài viết đăng tải trên báo chí, Internet, mạng xã hội của nhiều nhà nghiên cứu trong nước và trên thế giới, của cán bộ, đảng viên, người dân hưởng ứng và đánh giá cao. Tổng tuyển các bài viết đó, cuốn sách đã làm sâu sắc thêm những quan điểm, tư tưởng của Tổng Bí thư, truyền cảm hứng, vững tin vào chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Các bài viết trong cuốn sách cho thấy, dù người viết là ai, có thể đề cập một hoặc nhiều nội dung, hay chỉ nêu một ý kiến ngắn, song đều nhận định cách nêu vấn đề, luận giải vấn đề có tính thuyết phục của Tổng Bí thư. Cũng cần nhìn thắng, hiếm có bài viết nào được dư luận quốc tế quan tâm, đánh giá cao như bài viết lần này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Phải chăng, tư duy, tầm nhìn, cách thể hiện trong bài viết lần này có nhiều điểm mới tạo nên sức hút, ảnh hướng lớn và lan tỏa dài lâu.
Có lẽ bởi, không chỉ bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “có giá trị tham khảo cho các quốc gia đang trong giai đoạn quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội cũng như công tác nghiên cứu lý luận-thực tiễn”, “là tài liệu tham khảo cho các lực lượng tiến bộ trên thế giới phấn đấu cho sự phát triển của các xã hội công bằng nhất” (TS. Ruvislei González Saez, Trưởng Ban Nghiên cứu châu Á-châu Đại Dương thuộc CIPI của Cuba). Mà “Quan điểm của Tổng Bí thư về phát triển kinh tế phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội là ý tưởng gần gũi không chỉ với hàng triệu người Việt Nam, mà còn với đông đảo người dân trên thế giới”… (GS.TSKH. Andrey Vassoevich, Viện trưởng Viện Đông Phương học, ĐH Sư phạm quốc gia A.I.Herzen, Liên bang Nga)…/.
Trần Công Nghệ
Nhận xét
Đăng nhận xét