Vẫn “lạc điệu” trong
đánh giá tình hình nhân quyền ở Việt Nam
Thêm một lần nữa, những nội dung trong báo cáo mà “Mạng lưới
Nhân quyền Việt Nam” đưa ra trong năm 2020-2021 đều phản ánh sai lệch, thiếu
khách quan, xuyên tạc thực tế về vấn đề nhân quyền và can thiệp vào công việc
nội bộ Việt Nam..
Ngày 20/6/2021 vừa qua, “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” đã công
bố cái gọi là “báo cáo nhân quyền tại Việt Nam năm 2020-2021” dài 107 trang,
trong đó đề cập đến 8 quyền: Quyền sống; quyền tự do và an ninh thân thể; quyền
được xét xử công bằng bởi toà án độc lập và vô tư; quyền được tham gia đời sống
chính trị quốc gia; quyền tự do phát biểu và tự do thông tin; quyền tự do tôn
giáo và thờ phượng; quyền được làm việc và hưởng thụ thành quả lao động; quyền
được đối xử bình đẳng không kỳ thị và quyền được hưởng cuộc sống an lạc. Đồng
thời, báo cáo còn đưa ra 3 phụ lục về cái gọi là “danh sách tù nhân lương tâm
bị bắt giam trong năm 2020-2021”; “danh sách tù nhân lương tâm còn bị giam cầm”
và “giải thưởng Nhân quyền Việt Nam 2020”...
Vẫn góc nhìn sai lệch
Thêm một lần nữa, những nội dung trong báo cáo mà “Mạng lưới
Nhân quyền Việt Nam” đưa ra trong năm 2020-2021 đều phản ánh sai lệch, thiếu
khách quan, xuyên tạc thực tế về vấn đề nhân quyền và can thiệp vào công việc
nội bộ Việt Nam. Báo cáo cho rằng, sau hơn 5 năm kể từ ngày vào Hội đồng Nhân
quyền Liên hợp quốc, đến lần kiểm điểm định kỳ năm 2019 theo đánh giá của Ủy
ban Nhân quyền Liên hợp quốc, khuôn khổ pháp lý của Việt Nam “vẫn chưa tương
thích với Công ước quốc tế và Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm những quyền cơ bản,
từ phân việt đối xử, bắt, giam giữ tùy tiện, vi phạm các đảm bảo về xét xử công
bằng đến hạn chế quyền tự do tôn giáo, tự do quan điểm và biểu đạt, tự do lập
hội”.
Là tổ chức được thành lập vào năm 1997, có trụ sở tại Hoa Kỳ,
“Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” hoạt động dưới danh nghĩa “quy tụ một số cá
nhân và đoàn thể dấn thân trong lãnh vực tranh đấu và bảo vệ nhân quyền và tự
do mà mọi người dân Việt Nam đều có quyền hưởng như đã được quy định trong Tuyên
ngôn Quốc tế Nhân quyền và các văn kiện quốc tế nhân quyền khác”.
Vậy nhưng trên thực tế, báo cáo mà họ đưa ra hằng năm đều đi
ngược lại với mục đích, tôn chỉ hoạt động của mình, nội dung báo cáo sai lệch,
phản ánh một cách phiến diện, thiếu khách quan, minh bạch về thực tiễn tình
hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam.
Pháp lý và thực tiễn khách quan về nhân quyền ở Việt Nam
Trong các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng,
Nhà nước từ trước đến nay, quyền con người và pháp luật về quyền con người là
nội dung rất quan trọng, được quy định cụ thể trong hệ thống pháp luật Việt
Nam. Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và đặc biệt là Hiến pháp năm 2013 đã
thể chế hóa quan điểm của Đảng về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và chuẩn mực quốc tế về quyền con
người mà Việt Nam đã tham gia.
Hiến pháp năm 2013 bao gồm 11 chương, 120 điều, trong đó riêng
Chương II có 36 điều quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân. Đồng thời, các nội dung liên quan đếnquyền con người không chỉ được
quy định trong Chương II mà còn được đưa vào các chương khác của Hiến pháp, tạo
cơ sở pháp lý cao nhất để mọi người được thụ hưởng, thực hiện và bảo vệ quyền
con người của mình.
Điểm đáng chú ý là khi quy định quyền con người, quyền công dân,
các điều của Hiến pháp xác định rõ “mọi người có quyền”, “công dân có quyền” để
khẳng định tính pháp lý của các quyền được Hiến pháp thừa nhận, tôn trọng và
bảo vệ. Đồng thời, để bảo đảm quyền con người trên mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội, hệ thống pháp luật về quyền của con người cũng đã được bổ sung, hoàn thiện
như việc ban hành Luật Báo chí; Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; Luật Tiếp cận thông
tin; Luật An ninh mạng…
Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật để đảm bảo quyền con
người, Việt Nam cũng đã tham gia hầu hết các công ước quốc tế cơ bản, quan
trọng nhất về quyền con người và được luật hóa. Cụ thể, tham gia 4 Công ước
Geneve của Luật Nhân đạo quốc tế năm 1957 (cải thiện tình trạng cho thương binh
và bệnh binh thuộc lực lượng vũ trang chiến đấu trên bộ; cải thiện tình trạng
của thương binh, bệnh binh và những người đắm tàu thuộc lực lượng vũ trang trên
biển; đối xử với tù binh chiến tranh; bảo vệ thường dân trong thời gian chiến
tranh).
Tham gia Công ước về quyền dân sự, chính trị; Công ước về quyền
kinh tế - xã hội và văn hóa, ký ngày 24/9/1982; Công ước về xóa bỏ mọi hình thức
phân biệt đối xử với phụ nữ, ký ngày 18/12/1982; Công ước về xóa bỏ mọi hình
thức phân biệt chủng tộc, ký ngày 19/3/1982; Công ước về quyền trẻ em, ký ngày
20/2/1990; Công ước về quyền của người khuyết tật, ký ngày 22/10/2007; tham gia
trong việc thành lập Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về nhân quyền, ký ngày
23/10/2009, Ủy ban thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em ASEAN (ACWC), ngày
7/4/2010...
Thời gian qua, quyền con người được quy định một cách rõ ràng,
cụ thể trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Việc đảm bảo quyền con người là
chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Quyền con người, quyền công
dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa xã hội được công nhận, tôn trọng,
bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp, pháp luật. Những thành quả trong việc bảo
đảm, tôn trọng quyền con người và nâng cao chất lượng thụ hưởng các quyền con
người của mọi người dân được thể hiện trên mọi lĩnh vực, ở mọi điều kiện, hoàn
cảnh và đã được cộng đồng quốc tế, Liên hợp quốc ghi nhận, đánh giá cao.
Điển hình như, Việt Nam là một trong sáu quốc gia thành viên
Liên hợp quốc đã hoàn thành phần lớn các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ
trước thời hạn năm 2015 và được xem là tấm gương điển hình của cộng đồng quốc
tế trong thực hiện mục tiêu phát triển bao trùm, không ai bị bỏ lại phía sau
của Liên hợp quốc.
Tạp chí The Economist tháng 8/2020 xếp Việt Nam trong tốp 16 nền
kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới. Năm 2019, Việt Nam đã vinh dự lọt vào
tốp 10 danh sách những quốc gia đáng sống và làm việc nhất thế giới. Việt Nam
nằm trong nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng chỉ số HDI cao nhất trên thế giới
vào năm 2019.
Theo Báo cáo “Phát triển con người năm 2019” được Chương trình
Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) công bố ngày 9/12/2019, với chỉ số HDI là 0,63,
Việt Nam xếp thứ 118 trong tổng số 189 nước. Tuổi thọ trung bình của người Việt
Nam tăng 4,8 năm, số năm đi học trung bình tăng 4,3 năm, thu nhập bình quân đầu
người tăng khoảng trên 354%; tỷ lệ nghèo đa chiều ở Việt Nam giảm từ 9,88% (năm
2015) xuống còn 3,73% (năm 2019)...
Theo báo cáo của trang mạng "We are social", năm 2020
Việt Nam có hơn 68 triệu dân sử dụng Internet (chiếm tỷ lệ 70% dân số) với mục
đích sinh kế, học tập, giải trí, biểu đạt và thực hiện các quyền con người của
mình, kể cả những quyền dân sự, chính trị như tham gia đóng góp ý kiến vào các
dự thảo văn bản chính sách, pháp luật, văn kiện Đại hội Đảng.
Đồng thời, với những thành tựu trong việc tôn trọng, bảo đảm về
quyền của con người, Việt Nam được tín nhiệm là thành viên của Hội đồng Nhân
quyền Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2014 - 2016). Tại khóa họp lần thứ 73, tại trụ sở
Liên hợp quốc vào ngày 7/6/2019, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam làm
Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021
với số phiếu gần tuyệt đối (192/193 phiếu).
Mới đây, Việt Nam đã hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch Hội đồng
Bảo an Liên hợp quốc trong tháng 1 và tháng 4 năm 2021 với nhiều dấu ấn, đóng
góp, trong đó có vấn đề bảo đảm quyền con người trước đại dịch COVID-19 được
cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao và thể hiện uy tín, vị thế quốc tế
ngày càng tăng của Việt Nam.
Thành tựu đảm bảo nhân quyền tại Việt Nam trên các lĩnh vực đời
sống văn hóa, xã hội, kinh tế, đặc biệt là những thành tựu của Việt Nam trong
việc phòng, chống dịch COVID-19 và bảo đảm quyền sống là quyền cao nhất trong
đại dịch COVID-19 là những minh chứng rõ nét nhất trong bảo đảm quyền của con
người trước những biến cố, đại dịch mà người dân trên toàn thế giới phải trải
qua.
Việt Nam không có cái gọi là “tù nhân lương tâm”
Trong báo cáo của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam còn đưa ra phụ
lục về cái gọi là “danh sách tù nhân lương tâm bị bắt giam trong năm
2020-2021”; “danh sách tù nhân lương tâm còn bị giam cầm”... Tuy nhiên, đây
cũng chỉ là âm mưu, thủ đoạn lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo,
tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp mà Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam sử
dụng để chống phá Việt Nam. Việt Nam không có cái gọi là “tù nhân lương tâm” mà
chỉ có những công dân vi phạm pháp luật Việt Nam bị bắt giữ, truy tố và xét xử;
các đối tượng bị bắt giữ, xử lý do vi phạm pháp luật Việt Nam, được điều tra,
xét xử theo đúng quy định Bộ luật Tố tụng Hình sự, phạm nhân trong trại giam
được bảo đảm các quyền theo quy định của pháp luật.
Những người mà Mạng lưới Nhân quyền gọi là “tù nhân lương tâm”
như Nguyễn Tường Thụy, Phạm Chí Dũng, Lê Hữu Minh Tuấn, Nguyễn Thúy Hạnh, Phạm
Đoan Trang, Lê Trọng Hùng, Đoàn Kiên Giang, Nguyễn Phước Trung Bảo, Cấn Thị
Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Nguyễn Văn Hóa... thì thực tế, đây là những
đối tượng lợi dụng quyền tự do ngôn luận, báo chí, sử dụng mạng xã hội xâm phạm
an ninh quốc gia, trật tự xã hội, cổ súy tuyên truyền chống phá đất nước. Hằng
năm, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam còn đưa ra cái gọi là “Giải thưởng Nhân
quyền” để “vinh danh” những người vi phạm pháp luật bị bắt và xử lý.
Mọi cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật Việt Nam thì lẽ dĩ nhiên
phải chịu những hình thức xử lý của pháp luật Việt Nam và đó cũng chính là minh
chứng trong việc bảo đảm sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi
cá nhân, tổ chức. Do đó, việc liệt kê danh sách các “tù nhân lương tâm” hay cái
gọi là “Giải thưởng Nhân quyền Việt Nam” hằng năm cũng chỉ là chiêu trò mà Mạng
lưới Nhân quyền Việt Nam hay một số tổ chức như RSF, AI, Freedom House... đã
lợi dụng để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Và rõ ràng, thêm một
lần nữa, họ lại chứng tỏ sự trái lối, lạc điệu trong tiếp cận vấn đề nhân quyền
ở Việt Nam.
Phan Dương (CAND)
Nhận xét
Đăng nhận xét