HỌ NÓI CHÚNG TÔI ĐI XE ĐẠP ĐỂ GIẢI PHÓNG! KHÔNG, CHÚNG TÔI ĐI XE TĂNG, XE BỌC THÉP VÀ MÁY BAY

Có một câu nói mà phe ba cây bọ gậy thường hay được dùng để mô tả về những chiến sĩ quân Giải phóng là: "Mấy thằng khỉ đi xe đạp giải phóng người đi ô tô và rồi để cả hai cùng đi xe máy". Gần đây, phe này tiếp tục dùng từ "khỉ" để nói về những chiến sĩ quân đội Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược vào năm 1979. Họ nói rằng: "Đám khỉ Bắc Kỳ không dám đánh bố chúng nó" - từ "bố chúng nó" ở đây là chỉ Trung Quốc.
Buồn cười hơn, họ cho rằng, nếu để quân đội VNCH "so tài" với Trung Quốc, chắc chắn quân đội VNCH sẽ chiến thắng, tiến đánh ngược lại phía Trung Quốc chứ không phải chỉ dừng ở mức tự vệ như phía VNDCCH.
Ví dụ thôi nhé, các bạn biết thể thức vòng loại trực tiếp trong bóng đá chứ, đội thua sẽ bị loại, đội thắng sẽ được tiếp tục thi đấu với đội thắng ở cặp trận khác. Trước đó, đội Mỹ - VNCH đã thua trước đội VNDCCH và bị "giải tán", vậy thì làm sao có tư cách "đấu tiếp"? Đã thua thì phải chấp nhận nhìn đội thắng bước tiếp và thi đấu, chứ đừng có hằn học và "nếu" nữa.
Những người lính Giải phóng có bề ngoài đen sạm, cứng rắn và thấp bé do trải qua những năm tháng thiếu thốn và bom đạn chiến tranh. Dựa vào những điều ấy, phe "bên kia" dùng những từ nghĩ như "lũ khỉ đi xe đạp" hay "khỉ Trường Sơn" để miệt thị những người lính quân Giải phóng. Trước đó, những người Mỹ coi trọng bản lĩnh chiến đấu của người Việt, đó là sự tháo vát, dựa vào địa hình rừng núi, thoắt ẩn thoắt hiện, bé nhỏ rưng rắn rỏi như loài khỉ, một số lính Mỹ truyền lại cho thế hệ binh sĩ tiếp theo và nói ngắn gọn về phong cách chiến đấu của quân Giải phóng bằng một từ "khỉ". Nhưng phía VNCH, lại dùng từ "khỉ" với một hàm ý đay nghiến và miệt thị rõ ràng.
Từ "đi xe đạp" còn mang một hàm nghĩ khinh thường về mặt kinh tế của phía Giải phóng, bao gồm miền Bắc Việt Nam và lực lượng cách mạng phía Nam. Còn phía Việt Nam Cộng Hòa thì được đề cao là giàu có, phồn vinh... thông qua cụm từ "người đi ô tô" hay "ăn bơ sữa".
Xin lỗi các bạn VNCH, chúng tôi húc cổng và tiến vào Sài Gòn bằng xe tăng T-54B, chứ không húc cổng bằng xe đạp. Còn nếu các bạn coi xe tăng của chúng tôi là xe đạp, cũng không sao cả. Như câu nói "ngựa chứng" Mario Balotelli: "Cuộc sống không dễ dàng gì với những người bị tật về mắt".
Hàm ý của câu nói: “Thằng đi xe đạp giải phóng người đi ô tô, thằng ăn rau muống giải phóng người ăn bơ sữa” còn hàm ý về sức mạnh vượt trội và sự phồn vinh của kinh tế VNCH. Vậy sự thực hàm ý này có đúng không?
Về khía cạnh kinh tế, phía VNCH luôn miệng tự hào rằng họ có nền kinh tế hàng đầu châu Á và Đông Nam Á, vượt qua nhiều cường quốc, người Hàn và Nhật phải sang VNCH làm thuê, vì thế, họ tự ví bản thân mình là "người đi ô tô", "người ăn bơ sữa".
Thực tế, thì chưa bao giờ nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa được liệt vào dạng cường quốc khu vực hay châu lục cả. Trong những năm cuối chiến tranh, từ năm 1973 đến năm 1975, quy mô nền kinh tế của phía VNCH đã bị phía VNDCCH vượt mặt rõ ràng. Năm 1973, quy mô nền kinh tế của VNDCCH là 11,3 tỷ đô, trong khi VNCH chỉ đạt được 9,1 tỷ đô. Đến năm 1975, do yêu cầu chi viện tối đa cho chiến trường và sự tàn phá cơ sở vật chất từ trận Linebacker II - Biện Biên Phủ trên không, nhưng quy mô nền kinh tế của VNDCCH vẫn cao hơn so với phía VNCH với mức chênh lệch khoảng 1 tỷ đô thời giá bấy giờ.
Còn xét về GDP bình quân đầu người, các bạn VNCH rất hay dùng từ "GDP Việt Nam thua Lào, Cam", nhưng cái cụm từ đó phải dành cho các bạn mới đúng. Theo số liệu của World Bank từ năm 1970 đến 1975, GDP bình quân đầu người của VNCH hầu hết đều thua kém so với GDP bình quần đầu người của Campuchia. Ví dụ như năm 1970, Campuchia đạt 104 đô/1 người thì phía VNCH chỉ đạt được 81 đô/1 người. Sang năm 1974, GDP đầu người của Campuchia giảm xuống còn 82 đô/1 người, nhưng phía VNCH lại giảm sâu hơn, xuống tậng 65 đô/1 người. Ngay cả trong quãng thời gian trước 1970, chưa từng có thời điểm nào mà GDP đầu người của VNCH hơn được Campuchia.
Đấy là mới chỉ so với Campuchia, còn nếu so với Philippines, thì các bạn VNCH còn kém rất xa. Thời kỳ “đói” nhất, GDP đầu người VNCH chỉ bằng 1/5 GDP đầu người Philippines và 1/7 GDP đầu người Thái Lan. Nhưng nếu tính hiện tại, thì GDP đầu người Việt Nam đã ngang và vượt GDP đầu người Philippines, đạt trên 1/2 so với GDP đầu người Thái Lan.
Mà các bạn VNCH còn “đói” đến mức luôn muốn phía Nhật Bản viện trợ đền bù cho Nạn đói xảy ra ở miền Bắc vào những năm 40. Nhưng đòi mãi đòi mãi thì phía Nhật Bản chỉ nhất quyết liên hệ làm việc đền bù với phía VNDCCH. Ai đời, lúc đầu đòi Nhật Bản đền bù 2 tỷ đô, sau “mặc cả” xuống 250 triệu đô cũng không được, lại giảm xuống còn 100 triệu đô vẫn bị từ chối, mãi mới chốt kèo là việc nhận 39 triệu đô thông qua công trình và vay lãi suất thấp.
Đến giờ, vẫn không thể hiểu được, khi tại sao các bạn VNCH lại luôn tự cho mình là giàu có, là cường quốc, là phồn vinh... Còn trong số liệu của tất cả các tư liệu quốc tế, thì lại luôn thể hiện điều ngược lại, một nền kinh tế vô cùng yếu kém về nhiều mặt. Hay lại tự luyến bằng thông qua mấy tấm ảnh cũ chụp đường phố Sài Gòn những năm chưa thống nhất?
Một lần nữa, xin khẳng định lại, chúng tôi, những người Việt Nam chân chính và có khát vọng thống nhất đã dùng xe tăng để húc cổng, không phải xe đạp.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này