Việt Nam trước và sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất hiện

Ba miền Việt Nam cộng với Lào, Campuchia và tô giới Quảng Châu Loan hợp thành thực thể Liên bang Đông Dương (Union Indochinoise) hay Đông Dương thuộc Pháp (Indochine française).

Lãnh thổ Việt Nam thời Nguyễn [tên nước lúc đó là Đại Nam] sau khi Pháp xâm chiếm bị chia ra làm 3 kỳ: Nam Kỳ (Cochinchine), Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (Annam) với 3 chế độ bảo hộ với 3 mức độ mất chủ quyền khác nhau. Trong đó, Nam kỳ là xứ trực trị, tức thuộc hẳn chủ quyền nước Pháp.

Trong đêm trường n.ô l.ệ ấy, rất nhiều cuộc khởi nghĩa của các văn thân, sỹ phu, nhiều phong trào cứu nước đã n.ổ ra nhưng tất cả đều th.ất b.ại, bị thực dân Pháp dìm trong bi.ển m.á.u. Duy nhất chỉ có những người Cộng sản Việt Nam với con đường đúng đắn đã thu hút được ý chí và sức mạnh của toàn dân tộc, làm nên cuộc cách mạng tháng Tám long trời lở đất, thoát ách n.ô l.ệ, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người Việt sau gần trăm năm đã thực sự làm chủ trên mảnh đất tổ tông mình.

30 năm (1945-1975) là quá trình đấu tranh cho mục tiêu thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Kết thúc bằng ngày thống nhất 30.4.1975, nước Việt Nam chính thức liền một dải.

Trước 1945, dân Việt Nam được Pháp gọi là annammit với hàm ý m.i.ệ.t t.h.ị, khinh bỉ một sắc dân m.ọ.i r.ợ cần khai hóa?

Sang đến thời Mỹ, lính Mỹ và nhận thức đa phần dân Mỹ nói chung vẫn cho rằng dân Việt là một sắc dân thấp kém so với người da trắng, họ gọi người Việt là “gooks”, “slopes” và “dinks”, “b.ọ.n m.ọ.i da vàng” với ý khinh thị. Tướng lĩnh và binh sĩ Mỹ không bao giờ coi những người Việt, ngay cả những người cộng tác với họ là đồng đẳng về mặt văn hóa, “ai chi tiền người đó chỉ huy” là nhận thức chung của giới tướng lĩnh và chính khách Mỹ khi làm việc cùng “đồng minh”.

Nay, dù là nước nhỏ, còn nghèo nhưng vị thế dân tộc và tộc người Việt đã thay đổi. Người phương Tây dù muốn, khi sang Việt Nam cũng buộc phải đứng trên tư thế bình đẳng với người chủ nhà.

Thời Pháp thuộc, nhiều cuộc khởi nghĩa giành độc lập n.ổ ra rồi bị dìm vào biển m.á.u, nhiều lực lượng dần phát triển thành xu hướng cải lương, thỏa hiệp. Người cộng sản là lực lượng đã trải qua những cuộc t.ắ.m m.á.u cực kỳ k.h.ố.c l.i.ệ.t của thực dân Pháp (1930-1931, 1935-1939, 1939-1942….), với những lần mất gần 3/4 lực lượng nhưng cuối cùng vẫn là lực lượng có sức chiến đấu bền bỉ nhất, là lực lượng duy nhất kế thừa được nội lực đại bộ phận dân tộc và sự bền bỉ của tinh thần bất khuất, không bao giờ chấp nhận đời sống n.ô l.ệ của tộc người Việt – điều làm nên sức mạnh của chúng ta trong suốt hàng ngàn năm tồn tại với tư cách một tộc người có bản sắc.

Thời đại Hồ Chí Minh, đỉnh cao là thời kỳ cả nước gồng sức chống ng.o.ạ.i x.â.m hơn thời đại nào hết là lúc ý chí và sức mạnh Việt được đẩy lên cao nhất. Từ một dân tộc mà nửa đầu thế kỷ được giới sĩ phu đánh giá là đã an phận thủ thường, cầu yên tạm bợ, tâm thế luồn c.ú.i b.ạ.o quyền trở nên phổ biến, nhờ cuộc đấu tranh mà trở thành một dân tộc “ra ngõ gặp anh hùng”, “một dân tộc không thể khuất phục bằng b.ạ.o l.ự.c” [lời đối thủ].

Việt Nam trước và sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất hiện

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này