THỦ TƯỚNG ĐỀ NGHỊ KHÔNG TĂNG LƯƠNG CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC NĂM 2020
———————
Thủ tướng đề nghị Quốc hội cân nhắc trước mắt chưa tăng lương đối với cán bộ, công chức từ ngày 1/7/2020 theo kế hoạch để cùng chia sẻ khó khăn với người dân, dành nguồn lực cho các mục tiêu cấp bách…
———————
Thủ tướng đề nghị Quốc hội cân nhắc trước mắt chưa tăng lương đối với cán bộ, công chức từ ngày 1/7/2020 theo kế hoạch để cùng chia sẻ khó khăn với người dân, dành nguồn lực cho các mục tiêu cấp bách…
Phát biểu tại phiên
khai mạc kỳ họp thứ 9 của Quốc hội sáng 20/5/2020, nói về việc khắc phục hậu
quả dịch Covid-19, phát triển kinh tế xã hội trong tình hình mới, Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, dập dịch đã khó, nhưng dập dịch mà vẫn duy trì,
phát triển nền kinh tế còn khó hơn nhiều.
Việc khống chế, đẩy
lùi dịch bệnh và nhanh chóng thiết lập trạng thái bình thường mới không chỉ tạo
niềm tin rất lớn trong Nhân dân, khơi dậy được sức mạnh từ lòng yêu nước, tinh
thần tự hào dân tộc; mà còn cho chúng ta vị thế chủ động trước vận hội mới,
thời cơ mới khi cấu trúc kinh tế thế giới, phương thức sản xuất, kinh doanh,
tiêu dùng thay đổi sau đại dịch.
Trong những tháng còn
lại của năm 2020, cùng với làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, Chính phủ
chỉ đạo triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp phục hồi và phát
triển kinh tế xã hội với một số cơ chế, chính sách đặc thù.
Cán bộ chia sẻ khó
khăn với người dân
Ngoài các biện pháp để
thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khôi phục nền kinh tế, Thủ tướng đề nghị Quốc
hội xem xét, cân nhắc trước mắt chưa tăng mức lương cơ sở đối với cán bộ, công
chức, viên chức, lực lượng vũ trang và lương hưu từ ngày 1/7/2020 theo kế hoạch
để cùng chia sẻ khó khăn với người lao động do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19
và có thêm nguồn lực cho các mục tiêu cấp bách.
Thủ tướng nhấn mạnh,
chăm lo đời sống Nhân dân và phát triển văn hóa, xã hội là một nhiệm vụ trọng
tâm, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ. Càng trong điều kiện khó khăn càng
phải thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần cho người dân,
nhất là người có công, người nghèo, người mất việc làm, người yếu thế, không để
một người dân nào bị bỏ lại phía sau.
Thực hiện hiệu quả các
biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch bệnh; phát huy vai trò của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể trong giám
sát việc tổ chức thực hiện, bảo đảm kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh
bạch, chống trục lợi chính sách, xử lý nghiêm các vi phạm.
Tập trung giải quyết
việc làm, giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại
người lao động, đẩy mạnh kết nối cung cầu lao động. Tiếp tục nâng cao chất
lượng dịch vụ y tế, giảm quá tải bệnh viện; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công
nghệ trong khám, chữa bệnh. Bảo đảm chương trình học phù hợp và an toàn cho học
sinh, sinh viên; tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển
sinh đại học, cao đẳng năm 2020.
Tập trung thực hiện
hiệu quả chính sách dân tộc, nhất là các chính sách đặc thù đối với vùng khó
khăn và đồng bào dân tộc thiểu số. Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa cơ sở,
tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện trọng
đại của đất nước; khơi dậy lòng yêu nước, khát vọng vươn lên và niềm tự hào dân
tộc; phát huy các giá trị, phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam.
Người đứng đầu Chính
phủ cũng lưu ý tới việc phát triển bền vững hơn, thực hiện hiệu quả công tác
quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi
khí hậu.
Thủ tướng yêu cầu các
cấp, các ngành đặc biệt lưu ý mục tiêu phát triển bền vững trong xây dựng và
thực hiện các kế hoạch, quy hoạch, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế xã
hội. Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật, nâng cao chỉ số tiếp cận đất
đai, tạo quỹ đất sạch và triển khai đồng bộ các giải pháp về giải phóng mặt
bằng, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án. Chú trọng giải quyết các vấn đề
về môi trường, phát triển kinh tế xanh và năng lượng sạch.
Bảo đảm an ninh nguồn
nước và cung cấp nước sinh hoạt cho người dân; đẩy mạnh hợp tác khu vực, quốc
tế về chia sẻ, quản lý, sử dụng bền vững nguồn nước xuyên biên giới. Quản lý
chặt chẽ rừng tự nhiên, xử lý nghiêm các vi phạm.
Ưu tiên nguồn lực đầu
tư sửa chữa các hồ, đập có nguy cơ mất an toàn và thực hiện các dự án phòng
chống thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông, bờ biển, ứng phó biến
đổi khí hậu, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Kiên quyết bảo vệ chủ
quyền biển đảo
Cơ quan điều hành
quyết tâm xây dựng hệ thống hành chính nhà nước trong sạch, vững mạnh, phục vụ
người dân, doanh nghiệp; kiên quyết phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Với chủ trương tập
trung quyết liệt tháo gỡ các nút thắt về thể chế kinh tế, quy định pháp luật
gắn với nâng cao hiệu quả thực thi, bảo đảm thượng tôn pháp luật, tăng cường
công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình và có cơ chế kiểm soát quyền lực
hiệu quả, Chính phủ kiên quyết chống sự bảo thủ, trì trệ; tư duy cục bộ, lợi
ích nhóm; sự tha hoá quyền lực, tham nhũng, lãng phí, xuống cấp về đạo đức và
trách nhiệm xã hội. Kiên quyết chống tư tưởng trì trệ, thái độ vô cảm, vô trách
nhiệm trong một bộ phận cán bộ, công chức đối với người dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng cũng nêu
nguyên tắc điều hành, không hình sự hoá các quan hệ kinh tế, dân sự. Chuyển đổi
phù hợp cơ chế kiểm tra, giám sát từ tiền kiểm sang hậu kiểm; giảm số lượng và
tránh chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. Tiếp tục triển khai
quyết liệt, hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí; kiên quyết ngăn
chặn hiệu quả vấn đề “tham nhũng vặt” trong hệ thống hành chính nhà nước.
Quan trọng hơn hết,
Thủ tướng khẳng định kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia,
toàn vẹn lãnh thổ; bảo đảm trật tự an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác
đối ngoại và hội nhập quốc tế
Tiếp tục theo dõi, nắm
chắc tình hình thế giới, khu vực, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ
quyền biển đảo. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm
tuyệt đối an toàn Đại hội Đảng các cấp. Đấu tranh ngăn chặn hiệu quả hoạt động
chống phá của các thế lực thù địch. Tăng cường an ninh kinh tế, trấn áp các
loại tội phạm.
Đẩy mạnh hội nhập quốc
tế; tổ chức tốt, linh hoạt các hoạt động đối ngoại cấp cao phù hợp với diễn
biến tình hình dịch Covid-19 gắn với đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch
ASEAN 2020, Chủ tịch AIPA 41, Ủy viên không Thường trực Hội đồng Bảo an Liên
hợp quốc. Tập trung triển khai thực hiện hiệu quả Hiệp định Thương mại Tự do
Việt Nam - EU (EVFTA) sau khi được phê chuẩn. Thúc đẩy đàm phán Hiệp định Đối
tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Thực hiện hiệu quả Nghị quyết 50 của Bộ
Chính trị về hợp tác đầu tư nước ngoài. Ngăn chặn việc lợi dụng và gian lận
xuất xứ hàng hóa Việt Nam, xử lý nghiêm các vi phạm. Thực hiện tốt công tác
thông tin đối ngoại và bảo hộ công dân, người Việt Nam ở nước ngoài./.
Nhận xét
Đăng nhận xét