Toàn cảnh việc Mỹ – Nguỵ bán Hoàng Sa năm 1974
Ngày 27/2/1972, Mỹ – Trung Quốc ra tuyên bố chung Thượng Hải, từ đó sang cả năm 1973 là các hoạt động ngoại giao con thoi diễn ra liên tục. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhận rõ bộ mặt thật của 2 ông kẹ (nên năm 1975 ta đã kịp thời giải phóng Trường Sa trước khi Trung Quốc kịp chiếm).
Ngày 14/1/1974, một tàu của chế độ Nguỵ Việt Nam Cộng hòa phát hiện hai tàu hải quân Trung Quốc gần đảo Hữu Nhật, thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm trong quần đảo Hoàng Sa do Việt Nam Cộng hòa chiếm giữ.
Ngày 15/1, Nguyễn Văn Thiệu đến thăm hải quân tại Đà Nẵng. Hôm đó, Jerry Scott từ lãnh sự quán Hoa Kỳ đề nghị Tư lệnh Hải quân vùng I duyên hải, phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, cho phép Gerald Kosh, một nhân viên Mỹ không rõ có vai trò nhiệm vụ gì, được lên tàu đi Hoàng Sa. Kosh chính là kẻ sau đó đã viết một bản tường trình dài về trận chiến hiện đã được chính phủ Mỹ cho phép công bố. Thực tế, Kosh là kẻ được giao nhiệm vụ chứng kiến để xác nhận vụ mua bán ngầm này.
Ngày 16/1, HQ-16 đưa 16 lính Biệt Hải đến đảo Hữu Nhật. Quân Trung Quốc đã có mặt trên đảo Duy Mộng và đảo Quang Hòa với lực lượng hỗ trợ ở gần đó. Tất cả những thông tin này đều được khẩn báo về Đà Nẵng. Tham mưu phó Hải quân Đỗ Kiểm, người có cấp bậc cao thứ ba trong hải quân Việt Nam Cộng hòa, đề nghị phải phản ứng nhanh và kiên quyết. Nhưng Đề đốc Trần Văn Chơn Tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa lại yêu cầu phải có “bằng chứng lịch sử” về chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa. Ông Kiểm phải mất nhiều giờ đồng hồ tìm trong thư viện hải quân và phòng lưu trữ.
Ngày 17/1, 15 lính Biệt Hải đổ bộ lên đảo Quang Ảnh. Trong 7 hòn đảo thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm, lúc đó 3 đảo do quân Việt Nam Cộng hòa đóng giữ và 2 nằm trong tay quân Trung Quốc. Thêm 3 tàu Việt Nam Cộng hòa được điều tới Hoàng Sa: HQ-5, HQ-4, và HQ-10.
Ngày 18/1, tất cả 4 con tàu trên đã có mặt tại Hoàng Sa. Hải đội trưởng Hà Văn Ngạc quyết định cho lực lượng đổ bộ xuống đảo Quang Hòa. Nhưng gặp hai tàu hộ tống Trung Quốc, Nhắc hủy kế hoạch. Quân Trung Quốc thắng hiệp 1.
Một bức điện mật kỳ quặc được gửi từ Đà Nẵng cho Hà Văn Ngạc: tái chiếm đảo Quang Hòa một cách hòa bình. Ngạc quyết định đổ bộ vào sáng hôm sau, ngày 19/1. Vào lúc 8h29, khi đội lính tiến vào đảo, quân Trung Quốc n.ổ s.ú.n.g, làm một lính Việt Nam Cộng hòa t.h.i.ệ.t m.ạng. Lính thứ hai bị g.i.ế.t khi tìm cách lấy xác đồng đội. Lính thủy đánh bộ Việt Nam Cộng hòa rút lui. Ngạc báo cáo về xin mệnh lệnh. Trong trụ sở Hải Quân Việt Nam Cộng hòa ở Sài Gòn, Đỗ Kiểm chạy đi tìm Đề đốc Chơn. Ông ta biến mất. Trợ lý bảo rằng ông Chơn đã ra sân bay để chuẩn bị đi Đà Nẵng. Ông Kiểm gọi cho phó của ông Chơn ở Đà Nẵng. Ông ta cũng biến mất, với lý do ra sân bay đón ông Chơn. Tại thời điểm mà số phận Hoàng Sa đang ngàn cân treo sợi tóc, hai lãnh đạo tối cao của Hải Quân Việt Nam Cộng hòa đều mất tích. Cuối cùng, ông Kiểm là người ra lệnh n.ổ s.ú.n.g.
Vào lúc 10h29 ngày 19/1, sau 2 tiếng từ khi 2 lính bị t.ử trận, 4 tàu phía Việt Nam Cộng hòa mới n.ổ s.ú.n.g vào các tàu Trung Quốc. Súng trên tàu HQ-4 bị hỏng từ bao giờ, HQ-5 thì lại b.ắ.n t.r.ú.n.g tàu HQ-16 khiến nó bị mất kiểm soát và bị nghiêng 20 độ. Tàu HQ-10 nhỏ nhất đoàn, bị b.ắ.n chìm. 3 tàu kia lập tức bỏ mặc không cứu đồng đội, HQ-16 lết về Đà Nẵng, HQ-4 và HQ-5 chạy tuốt sang.. Philippines!
Ngày 20/1, Trung Quốc đưa quân lên chiếm 3 đảo do lính Việt Nam Cộng hòa đang đóng giữ mà không gặp sức kháng cự đáng kể nào, cả đoàn lính tay giơ cao hết cỡ ra hàng quân Trung Quốc. Toàn bộ quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng cho đến nay.
Theo lời phi công Nguyễn Thành Trung (người của ta trong quân đội ngụy), những ngày sau đó không lực Việt Nam Cộng hòa (mạnh thứ 3 thế giới) đã tập luyện và chuẩn bị ra tái chiếm Hoàng Sa, nhưng không hiểu từ đâu có lệnh dừng lại toàn bộ, không cho xuất kích!!!
Những binh lính quay về được chào đón như những người hùng. Truyền thông Việt Nam Cộng hòa mô tả trận chiến như một huyền thoại, rằng đội tàu Việt Nam Cộng hòa đã làm chìm hai tàu và ngăn cản được hạm đội Trung Quốc lớn hơn nhiều lần. Chỉ 1 tháng sau đó, Trung Quốc trao trả 48 lính Việt Nam Cộng hòa và tên người Mỹ Kosh còn được trao trả sau có vài ngày (trong khi đó chúng giam giữ chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam vụ Gạc Ma năm 1988 tới 4 năm), khi trao trả còn tặng quà uý lạo, những người này về lại được ngụy quyền Sài Gòn vinh danh và gắn huy chương ầm ĩ!
40 năm sau, lều báo và các xử ra xứ vẹt rầm rĩ ngợi ca, đòi vinh danh và lập đài tưởng niệm cho lính ngụy Việt Nam Cộng hòa như những anh hùng. Đồng thời xuất bản các bài báo và sách với hình ảnh những người lính Hải quân Nhân dân Việt Nam trong vụ Gạc Ma như “những kẻ hèn yếu bạc nhược, tham sống sợ chết, người trở về và gia đình liệt sĩ thì bị Quân đội và Nhà nước bỏ rơi” ??!!! (Láo quá!)
Nếu vừa qua không kịp thời dẹp vụ sách Gacma thì 19/1 năm nay chắc chúng đã xuất bản thêm sách về những lính ngụy Sài Gòn là các “anh hùng dân tộc”!!!
NNT
Nhận xét
Đăng nhận xét