Câu chuyện về những “Dân phòng mạng”
“Có những nơi mà quyền lực Nhà nước khó chạm tới được.”
Nhưng đó cũng là nơi có sự hiện hiện có những “dân phòng” mạng, mình mượn tạm cụm từ đó của tác giả Đặng Hoàng Giang trong cuốn sách: Thiện, Ác và Smartphone.
Để nói về những người kì lạ mà có khi chúng ta chả bao giờ gặp, chả bao giờ thấy, chả biết họ là ai, đang làm gì ngoài đời thực. Những câu chuyện về những con người ấy, vừa bi hài, vừa thực tế, họ đồng cảm với nhau, an ủi nhau và có những mục tiêu chung đồng nhất. Thứ gắn kết các nhóm người là nhóm người đó là những mục tiêu chung và tôn chỉ chung giữa các thành viên. Những “dân phòng” ấy xuất hiện trên mạng với những tài khoản nặc danh hoặc công khai, đang nỗ lực chiến đấu một điều: Thanh tẩy không gian ảo!
Luôn có những siêu anh hùng đeo mặt nạ ẩn danh thì cũng có những “anh hùng” khác – hoặc là kẻ khùng theo một định nghĩa hơi hài hước của chính họ cũng ẩn danh để đấu tranh trên không gian mạng.
Những con người ấy chiến đấu theo một tôn chỉ của họ trên một mặt trận mà quyền lực Nhà nước dường như khó có thể xử lý triệt để những cái xấu xa và tội ác đang được lan truyền hàng ngày, hàng giờ thậm chí từng phút giây. Cái ác đó tồn tại trên không gian ảo những lại phá vỡ đi trật tự xã hội thực sự.
Những “dân phòng mạng” đó đang bảo vệ cho thứ công lý và chính nghĩa có lẽ không tuyệt đối – vì đơn giản là không có thứ luật pháp nào tuyệt đối trên mạng. Những thứ họ đang làm chính là góp phần duy trì trật tự xã hội, đầy lùi hoặc giảm thiểu đi cái ác đang tồn tại vật vờ chỉ chờ bùng phát trên không gian ảo.
Trên mạng, ai cũng có thể trở thành “kẻ thủ ác” nhưng ai cũng có thể trở thành những “dân phòng”. Kẻ thủ ác có thể biến mất nhanh không để lại dấu vết nhưng những “dân phòng” này vẫn luôn tồn tại trên không gian mạng. Cũng giống như ngoài đời, đâu phải lúc nào cũng xảy ra chiến tranh nhưng lực lượng quân đội vẫn luôn được duy trì. Họ tồn tại không hẳn chỉ để đấu tranh với cái ác mà còn đảm bảo khả năng cái ác sẽ xuất hiện trở lại ít nhất có thể.
Trong một thế giới mà quyền lực Nhà nước pháp quyền vẫn được triển khai một cách ù ì trên giấy A4, chậm chạp bởi những người con của thế hệ và những cách làm quá cũ và ngày càng để phe “bóng tối” lấn át trên không gian mạng thì những “dân phòng” ấy vẫn “ẩn thân” và “hành hiệp”.
Có thể không ai ghi nhớ những điều họ làm và thực ra họ chưa bao giờ cần những sự ghi nhớ đó. Những kẻ có thể đang là lesor (loser) hoặc winner, ngày đêm chửi nhau game X game Y, vẫn hay bị khinh thường và bị gọi rằng lũ trẻ ranh wibu chưa lớn… lại trở thành những chiến binh không bao giờ cần đặt tên.
Họ thường nói về những chiến tích của họ, những dấu mốc tưởng nhớ bằng những hình ảnh được dựng từ photoshop theo mô típ của Wikipedia.
Những việc họ làm chắc chắn sẽ không không thể được ghi vào bất cứ cuốn sách giáo khoa, đạo đức hay giáo dục công dân cũng không hề có tính chính danh. Và thậm chí nhiều người còn không ai biết đến sự tồn tại của họ, những gì họ đã và đang làm.
“Không ai nhớ mặt đặt tên. Nhưng họ đã làm ra Đất Nước.”
Có thể là hơi khập khiễng, nhưng những con người đó, mình nghĩ rằng họ cũng rất xứng đáng với câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm.
Nguồn: #tifosi
Nhận xét
Đăng nhận xét