Tổng thống Putin nói gì về chủ nghĩa CỘNG SẢN?
“Trong thế kỷ sắp trôi qua này, nước Nga đã có 3/4 thời gian sống với những mục tiêu và lý tưởng cộng sản. Nếu có ai đó phủ nhận thành quả của chủ nghĩa Cộng sản thì quả là sai lầm nghiêm trọng…” (Trong bài phát biểu “Nước Nga buổi giao thời thiên niên kỷ”, ngày 30/12/1999).
“Ai không tiếc cho sự đổ vỡ của Liên Xô, người đó không có lương tâm; Ai muốn khôi phục Liên Xô trong quá khứ, người đó không có đầu óc” (Tháng 7/2001, khi trả lời câu hỏi của các nhà báo“Ngài đánh giá thế nào về sự đổ vỡ của Liên Xô?”).
Chỉ với cách trả lời như vậy đã đủ cho chúng ta thấy cách nhìn nhận vấn đề của ông Putin không giống như sự vui mừng của những người cánh hữu tại Nga, nhưng ông cũng không đồng tình với quan điểm lấy nguyên mẫu của một nhà nước bao cấp kiểu “Xôviết”.
“Liên Xô tan rã là bi kịch lớn của toàn dân tộc”. “Trước tiên cần phải thừa nhận việc Liên Xô tan rã là thảm họa lớn nhất trong thế kỷ XX, nó là bi kịch của tất cả những người dân Nga. Công trình vĩ đại được xây bằng máu trong bao năm phút chốc sụp đổ, lòng tin của nhiều người không còn như xưa nữa, rất nhiều cơ quan xí nghiệp cũng giải thể hoặc sẽ được cải cách.
Hiện sự toàn vẹn lãnh thổ luôn phải chịu những nguy cơ từ chủ nghĩa khủng bố. Hơn thế nữa, các tập đoàn kinh tế chỉ biết lo cái lợi cho mình, không biết tới cái lợi cho toàn cục, đẩy nhiều người tới cảnh nghèo khó…” (Tháng 2/2004, khi đánh giá tổng kết về sự giải thể của Liên Xô).
Ngày 7/5/2000, trong buổi lễ nhậm chức, khi một vị tướng tới chào, báo cáo Tổng thống Putin: “Báo cáo đồng chí Tổng thống, đội nghi lễ đã sẵn sàng, mời duyệt đội danh dự”. Lúc đó, vị tướng đã không sử dụng từ “Ngài”, mà đã dùng một từ đã ăn vào máu của những người Cộng sản – “Đồng chí”.
Ngay lúc đó Tổng thống rất thản nhiên duyệt đội danh dự, sau đó ông đứng trước hàng quân, nói: “Thưa các đồng chí….”. Hành động này của ông đã khiến các binh sĩ và những người có mặt tại buổi lễ vô cùng xúc động và phấn chấn.
Việc Duma quốc gia Nga thông qua đề nghị của Tổng thống Putin lấy Quốc ca của Liên Xô (cũ) làm Quốc ca Nga. Lấy Hồng kỳ của Liên Xô làm cờ cho quân đội Nga cũng gặp rất nhiều phản đối quyết liệt, đặc biệt là từ cựu Tổng thống Enxin và lực lượng cánh tả. Enxin đã từng phát biểu rằng: Bản quốc ca cũ là đại diện cho một thời quan liêu trì trệ, lớp trẻ ở Nga chắc chắn sẽ không thích, Tổng thống Putin không nên chọn.
Trả lời Enxin, Tổng thống Putin đã nhấn mạnh, khúc ca được lấy là Quốc ca Liên Xô là tinh hoa của nhân dân Xôviết, thể hiện khí khái hào hùng, làm phấn chấn lòng người, phủ nhận nó là sai lầm, phủ định điều đó tức là phủ nhận cội nguồn lịch sử, gốc rễ của dân tộc.
Đánh giá về Stalin, Tổng thống Putin đã nói: “Stalin độc quyền trong nhiều công việc. Thế nhưng vấn đề là ở chỗ, dưới sự lãnh đạo của Stalin, nhân dân Liên Xô đã giành được những thắng lợi vô cùng vĩ đại trong cuộc chiến tranh vệ quốc, những thắng lợi vĩ đại ấy không thể tách rời tên tuổi của Stalin, ai quên điều đó quả là ngu xuẩn” (trả lời phỏng vấn các nhà báo Ba Lan, ngày 15/1/2002)
Ngày 23/7/2004, chính Tổng thống Putin đã ký quyết định đổi tên thành phố ghi trên bia các liệt sĩ vô danh tại Mátxcơva từ Volgagrad thành Stalingrad. Việc làm này càng có ý nghĩa hơn khi vào dịp kỷ niệm 60 năm Ngày chiến thắng phát xít, các chiến sĩ bảo vệ thành phố Stalingrad đã được trả về với đúng tên gọi và vị trí của họ trong lịch sử hào hùng của nước Nga.
Tháng 2/2004, khi nước Nga tổ chức cuộc diễn tập chiến lược với sự tham gia của nhiều quân binh chủng. Trên vị trí Tổng chỉ huy cuộc diễn tập, Tổng thống Putin đã có bài phát biểu quan trọng, trong đó có đoạn: “Trong thời kỳ Liên Xô, sự tồn tại của Liên Xô cùng với sức mạnh hạt nhân của mình chính là một nhân tố để ổn định sức mạnh trên toàn thế giới”.
Điều này đã cho thấy, Tổng thống Putin vô cùng tự hào và đánh giá chính xác sức mạnh quân sự vĩ đại của Liên Xô, vai trò ý nghĩa lịch sử của Liên Xô với thế giới. Quan điểm này của Tổng thống Putin khác xa với luận điệu của phương Tây luôn cho rằng Liên Xô cố tình chạy đua vũ trang ảnh hưởng tới hòa bình của thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc Liên Xô chính là một yếu tố tích cực trong công cuộc giải trừ quân bị và kiến tạo nền hòa bình cho thế giới, chống lại chủ nghĩa cường quyền, bá quyền.
Chủ trương bảo vệ di hài Lênin
Ở nước Nga hiện nay, vẫn còn một bộ phận người muốn di dời thi hài Lênin khỏi Quảng trường Đỏ, đưa về an táng tại quê Lênin. Thế nhưng, Tổng thống Putin vẫn kiên trì lập trường giữ nguyên hiện trạng.
Về sự kiện bức tường Berlin sụp đổ, Tổng thống Putin cho rằng: “Đó là điều không thể tránh khỏi, nhưng với những gì mà người Liên Xô đã mất mát ở chiến trường châu Âu tôi cảm thấy vô cùng tiếc nuối”; “Nếu chúng tôi không rút đi, đã có nhiều vấn đề không xảy ra”
CSN
Nhận xét
Đăng nhận xét