Một bài viết hay để chúng ta hiểu rõ thêm về từ “NGỤY”.
Về ngụy quyền Sài gòn
Khi cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp bước vào giai đoạn phản công, cuối năm 1947 đầu năm 1948 trên một chiến hạm của quân Pháp ở Vịnh Hạ Long, quân Pháp manh nha chủ trương lập ra tổ chức ngụy quyền L’etat du Viet Nam (có thể dịch là Bang Việt Nam trong Liên hiệp Pháp hay nói cho sang là quốc gia Việt Nam – QGVN trong Khối Liên hiệp Pháp) để hợp thức hóa âm mưu chiếm đóng và khai thác thuộc địa lâu dài ở Việt Nam.
Tổ chức ngụy quyền lâm thời mang tên QGVN sẽ chọn cờ quẻ Càn là nền vàng ba sọc đỏ làm quốc kỳ, lấy bản nhạc “Tiếng gọi sinh viên” của Lưu Hữu Phước sửa lại lời thành “Tiếng gọi công dân” làm quốc ca. Pháp phong cho Bảo Đại làm quốc trưởng, Nguyễn Văn Xuân, một viên tướng Pháp gốc Việt làm thủ tướng”.
Tổ chức QGVN lâm thời này nhiều lần thay đổi thủ tướng: Từ Nguyễn Văn Xuân (1948), đến Nguyễn Phan Long (đầu 1950), Trần Văn Hữu (từ cuối 1950), Nguyễn Văn Tâm (1952), Bửu Lộc (1953, 1954) và Ngô Đình Diệm (1954-1955).
Tháng 6/1954, biết trước sự thất bại của Pháp ở Điện Biên Phủ và Hiệp định Geneve về Việt Nam sắp ký kết, Hoa Kỳ và Pháp lên kế hoạch đưa Ngô Đình Diệm từ Mỹ sang Pháp bổ nhiệm làm thủ tướng tổ chức QGVN thay cho Bửu Lộc. Ngày 7/7/1954, Mỹ đưa Ngô Đình Diệm về Việt Nam để thực hiện kế hoạch chiếm đóng miền Nam sau khi Hiệp định Geneve ký kết vào ngày 20/7/1954.
Như vậy, tổ chức QGVN mà Ngô Đình Diệm là thủ tướng sau cùng là tổ chức do người Pháp lập ra trong thời gian xâm chiếm Việt Nam bằng vũ lực, là tổ chức ngụy, không chính danh, mọi quyền hành đều do thực dân Pháp quyết định. Do vậy, người dân gọi tổ chức nầy là “ngụy quyền QGVN” hoặc “ngụy quyền Bảo Đại”.
(Theo tự điển Hán Việt: Ngụy (偽): có nghĩa là giả, là không thật, không chính danh).
Lịch sử Việt Nam có những triều đại bị coi là ngụy như:
– Nhà Hồ và nhà Mạc, vì soán ngôi nên bị các sử gia Phong kiến gọi là “ngụy triều”.
– Thời Tự Đức trở đi, các triều đại nhà Nguyễn đều là tay sai của Pháp do Pháp tùy tiện soán lập nên được các sĩ phu Bắc – Trung – Nam gọi đó là những ngụy triều bù nhìn, như “ngụy triều Hiệp Hòa”, “ngụy triều Đồng Khánh”, “ngụy triều Khải Định”, v.v.
Cụ Phan Châu Trinh khi viết về sự hy sinh của tướng quân Cao Thắng trong nghĩa quân Phan Đình Phùng, cũng viết: Cao tướng quân bị sĩ quan Pháp và vài trăm ngụy binh đón đánh. Từ “ngụy” đã được sử dụng từ lâu rồi).
Nói chung, những tổ chức do các thế lực bên ngoài dựng lên không chính danh, làm theo mệnh lệnh từ bên ngoài chống lại người Việt Nam; sức mạnh, sự tồn tại hay tan rả đều do thế lực bên ngoài quyết định đều được coi là ngụy. Cờ vàng, quốc ca của tổ chức QGVN và Bảo Đại do thực dân Pháp tạo ra cũng là sản phẩm không chính danh.
Năm 1949, thực dân Pháp chính thức dựng ra tổ chức QGVN và Bảo Đại theo sự bảo chứng của Hiệp định Elysee 8/3/1949. Họ lấy một bản nhạc Cách mạng, đổi lời “Nầy sinh viên ơi! Đứng lên đáp lời sông núi…” thành “Nầy công dân dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng…” để làm quốc ca cho QGVN – một tổ chức tay sai của quân xâm lược: chiến đấu cho Liên hiệp Pháp để chống lại Việt Minh. Thật không biết phải dùng ngôn từ gì để nói cho đúng. Một sự bắt quàng… quá tồi tệ!
Bản nhạc “Tiếng gọi sinh viên” của cố Giáo sư, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, cố Bộ trưởng Bộ Thông tin Văn hóa Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam sáng tác và được sinh viên yêu nước biểu diễn dưới chân núi Nghĩa Lĩnh – Đền Hùng năm 1942 là nhạc phẩm “La Marche des Étudiants” sáng tác của chính Lưu Hữu Phước và lời Mai Văn Bộ năm 1939 được đổi ra lời Việt cho phù hợp với phong trào đấu tranh của thanh niên lúc bấy giờ.
Bài “Tiếng gọi sinh viên” ra đời trong hoàn cảnh Thế chiến thứ hai bước vào giai đoạn ác liệt, Phát Xít Nhật mở rộng chiến tranh xâm lược Đông Dương và Đông Nam Á. Tình hình lúc nầy vừa là thách thức vừa là thời cơ đối với Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Trong khí thế sục sôi cách mạng “Tiếng gọi sinh viên” của Lưu Hữu Phước ra đời như hồi kèn xung trận thúc giục thanh niên và toàn dân Việt Nam tiến lên dưới ngọn cờ Cách mạng của Mặt trận phản đế Đông Dương đánh đổ quân xâm lược Pháp-Nhật giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc Việt Nam.
Mãi đến năm 1955 Ngô Đình Diệm soán ngôi quốc trưởng của Bảo Đại, đổi tên tổ chức QGVN thành Việt Nam cộng hòa (VNCH), ông ta vẫn giữ nguyên sự tồi tệ này của Bảo Đại. Nhiều lần các họ tập trung lại cố tìm một bài khác để thay thế, nhưng không biết tìm đâu ra, nên đành để nguyên bài ca của Cách mạng mà hát suốt mấy chục năm nay! Một tổ chức xâm lược, chia cắt đất nước, phân ly dân tộc Việt Nam mà cũng bày trò hô hào “… giải phóng”. Một tổ chức hủy diệt đất nước, t.à.n s.á.t nhân dân Việt Nam bằng hàng chục triệu tấn b.o.m đ.ạ.n, hàng trăm triệu lít chất đ.ộ.c da cam mà cũng hô hào:“… hiến thân dưới cờ”. Và cũng chẳng biết cờ gì! Nếu đem phân tích cái hoàng kỳ quẻ Càn của Bảo Đại sẽ thấy thêm nhiều cái tồi tệ nữa.
Lấy uy danh chính nghĩa để ngụy trang che đậy cái phi nghĩa thì có phi nghĩa nào hơn!
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, từ trong đêm trường nô lệ nhân dân Việt Nam đã đứng lên lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp và Phát xít Nhật giành lại độc lập tự do cho đất nước. Ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (CPVNDCCH), nhà nước độc lập đầu tiên của nhân dân Việt nam, sau gần 100 năm dưới ách thống trị của thực dân Pháp.
Chiều ngày 25-8-1945, Bảo Đại đọc Tuyên ngôn Thoái vị trước hàng vạn nhân dân Huế và sau đó trao ấn tín, Quốc bảo của hoàng triều nhà Nguyễn cho ông Trần Huy Liệu, Cù Huy Cận, đại diện của chính phủ Cách Mạng Việt Nam. Trong bản Tuyên ngôn thoái vị, Bảo Đại có câu nói nổi tiếng:
“Trẫm muốn được làm dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước nô lệ” và “Trẫm quyết không để ai lợi dụng danh nghĩa của Trẫm hay của hoàng gia mà lung lạc dân chúng. Việt Nam độc lập muôn năm! Dân chủ Cộng hoà muôn năm!”
Vị cựu hoàng đã vui vẻ nhận lời làm cố vấn cho CP VNDCCH.
Nhân dân Huế, nhân dân cả nước rất cảm kích và rất tin đó là tâm phúc của một cựu hoàng dân tộc! Nhưng do bản chất là một ông vua bị trị nên khi thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam, Bảo Đại đã phản bội lại nhân dân, tiếp tục làm tay sai cho quân xâm lược Pháp!
Nước Việt Nam độc lập vừa mới ra đời, ngay ngày 23/9/1945 thực dân Pháp theo chân quân Đồng minh (Anh-Mỹ) vào tước vũ khí phát xít Nhật trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai (lần thứ nhất vào năm 1858).
Với tinh thần “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, đêm 19/12/1946, trong vùng kháng chiến Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Mặc dù không cân sức nhưng dưới ngọn cờ chính nghĩa Hồ Chí Minh, toàn dân tộc Việt Nam đã thề quyết một lòng chiến đấu hy sinh đánh sập hoàn toàn âm mưu xâm lược của thực dân Pháp bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954.
Năm 1947, trong vùng kháng chiến, cố vấn Bảo Đại tháp tùng phái đoàn VNDCCH đi công cán tại Trung Quốc. Ông vốn không quen chịu khó chịu khổ được như một nhà cách mạng, lúc ở Hồng Kông, cố vấn Bảo Đại đã bị cựu trùm mật thám Pháp ở Đông Dương là Cousseau, dụ dỗ đưa ông về Việt Nam trong vùng quân Pháp chiếm đóng. Quân Pháp đã lợi dụng danh nghĩa dựng lên một tổ chức ngụy quyền lấy tên là Quốc gia Việt Nam (QGVN) phong cho Bảo Đại chức quốc trưởng nhằm làm bình phong cho mưu đồ bắt lính và xâm lược Việt Nam lâu dài.
Ngày 7/5/1954, quân Pháp đầu hàng ở Điện Biên Phủ buộc phải ký Hiệp định Geneve với Chính phủ VNDCCH công nhận độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam và rút hết quân về nước.
Ngày 20/7/1954 Hiệp định Geneve được ký kết.
Ngày 7/7/1954 Hoa Kỳ đã đưa thủ tướng ngụy quyền QGVN Ngô Đình Diệm về Việt Nam.
Biết Bảo Đại không còn chỗ dựa, nhân sự việc bị quốc trưởng Bảo Đại đang công du tại Pháp đe dọa cách chức, ngày 23/10/1955, Ngô Đình Diệm tổ chức trưng cầu dân ý truất phế Bảo Đại, tự phong mình làm quốc trưởng.
(Ba ngày sau, 26/10/1955 đổi thành tổng thống). Bộ máy chiến tranh tâm lý tổ chức QGVN thời Ngô Đình Diệm hoạt động rất mạnh cổ động cho việc trưng cầu dân ý: “Phiếu xanh bỏ giỏ/Phiếu đỏ bỏ bì” (Phiếu Ngô Đình Diệm màu đỏ) và loa đài không ngớt lời cổ vũ: “Hăm ba tháng mười, Bảo Đại dân truất ngôi/Ngô Đình Diệm tổng thống muôm năm!/…”).
Hiệp định Geneve ký kết ngày 20/7/1954, ngày 22/7/1954, Ngô Đình Diệm ra lệnh đem cờ rủ ra treo toàn Miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào để chứng tỏ rằng ông ta chống đối sự chia cắt đất nước… Ngô Đình Diệm cố tình diễn kịch như thế để dân chúng hiểu sai là Hiệp định Geneve chia cắt đất nước; ông ta ngụy tạo cái cớ để ly khai cát cứ miền Nam. Những ai nói đến thống nhất Việt Nam lập tức bị tổ chức của ông ta quy t.ộ.i là Việt cộng, bị cầm tù và g.i.ế.t c.h.ế.t.
Hiệp định Geneve 1954 quy định vĩ tuyến 17 là ranh giới tạm thời để hai bên quân Liên hiệp Pháp bao gồm cả ngụy quân ngụy quyền Bảo Đại và các sắc quân chiến đấu dưới chiêu bài Liên hiệp Pháp và VNDCCH tập kết quân, tránh xung đột nhau khi Pháp rút ra khỏi Việt Nam. VNDCCH tập kết về phía Bắc vĩ tuyến 17, quân Liên hiệp Pháp tập kết về phía Nam. Hiệp định cũng quy định sau hai năm người Pháp rút quân xong, vào tháng 7/1956 , dân Việt hai miền Việt Nam sẽ hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Do vậy, Ngô Đình Diệm nói hiệp định chia đôi đất nước là hoàn toàn “ngụy tạo”, lừa phỉnh nhân dân.
Ngày 30/04/1956 người Pháp rút hết quân về nước, báo cáo hoàn thành trách nhiệm hiệp định Geneve 1954 với Liên xô và Anh. Nhưng không chờ đến ngày hiệp thương tổng tuyển cử tháng 7/1956 theo quy định của Hiệp định Geneve, dưới khẩu hiệu “chống cộng – bài phong” ngày 26/10/1955 Ngô Đình Diệm tự ban hành Hiến pháp, đổi tên tổ chức ngụy quyền QGVN thành VNCH, lấy ngày 26/10 làm ngày quốc khánh đệ nhất Cộng hòa; giữ nguyên cờ vàng sọc đỏ, quốc ca và quốc huy của ngụy quyền Bảo Đại, riêng quốc huy được xóa hình con rồng ở giữa.
Tổ chức ngụy quyền VNCH tiếm xưng này, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới chia đôi đất nước, tách miền Nam ra khỏi nước Việt Nam thống nhất. Nó phản lại hoàn toàn tình cảm và truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Chính vì thế nhân dân miền Nam và nhân dân cả nước buộc phải đấu tranh để thống nhất đất nước. Đây chính là nguyên nhân cuộc chiến tranh vệ quốc của nhân dân Việt Nam chống lại cuộc xâm lăng chia cắt đất nước, phân li dân tộc do Hoa Kỳ và Ngô Đình Diệm gây ra từ năm 1954-1975.
Nhằm củng cố thế lực, Ngô Đình Diệm đưa vào bộ máy cai trị miền Nam toàn bộ những người trong bộ máy cai trị của Pháp và hầu hết những người có quan hệ chặt chẽ nhiều đời với Pháp ở miền Nam và từ miền Bắc chạy theo được các tàu hải quân Pháp và Hoa Kỳ chở vào miền Nam năm 1954.
Theo ông Hoàng Thanh Phúc đang ở Autralia có bài viết trên BBC tiếng Việt:
“Những người chạy theo Pháp vào Nam gồm các công chức của chính quyền Pháp, một số các nhà trí thức, nhà giáo, thành viên các đảng phái quốc gia, các nhà tư bản, doanh thương và đại đa số giáo phẩm, đồng bào Công giáo (có một số ít đạo hữu Phật giáo, Tin lành). Trong số 860 ngàn người chạy vào Nam thì có trên 650 ngàn người Công giáo; hàng giáo phẩm có 1127 vị”. Quân Pháp bố trí nhiều tàu hải quân, tổ chức đưa người vào nam. Ngô Đình Diệm chi một nguồn kinh phí lớn để ổn định đời sống cho họ tại các “khu trù mật” nhằm làm chỗ dựa cho tổ chức VNCH của ông ta”.
Khi vào miền Nam, Ngô Đình Diệm tiến hành ngay việc truy bắt các người có liên quan đến cuộc kháng chiến chống Pháp; dẹp bỏ các tổ chức đảng phái chính trị như: Bình Xuyên, Hòa Hảo, Cao Đài, Đại Việt Quốc dân đảng, Việt Nam Quốc dân đảng và các tổ chức đối lập khác; đàn áp đ.ẩ.m m.á.u tín đồ Phật giáo trên khắp miền Nam.
Ngô Đình Diệm cắt đứt mọi quan hệ với Pháp, chuyển sang nhận hoàn toàn viện trợ của Hoa Kỳ theo cam kết của Tổng thống Eisenhower
(Ngày 23/10/1954, tổng thống Hoa Kỳ – Eisenhower gửi công hàm chính thức cho Ngô Đình Diệm cho biết từ đây QGVN sẽ nhận viện trợ trực tiếp của Hoa Kỳ chứ không qua nhà đương cục Pháp như trước nữa).
“Trong những năm 1954-1956, Mỹ đã bỏ ra 414 triệu đôla để trang bị cho các lực lượng VNCH gồm quân đội: 170 ngàn người; cảnh sát 75 ngàn người. Từ năm 1955 đến 1960, có tất cả 800 chuyến tàu chờ vũ khí và phương tiện quân sự của Mỹ vào miền Nam Việt Nam. Số viện trợ này giúp VNCH duy trì bộ máy hành chính và quân đội thoát hẳn sự chi phối của Pháp. Đội quân VNCH dần thay thế chiến thuật và vũ khí của Pháp bằng của Mỹ…”.
Quang Nguyen Xuan .
Nhận xét
Đăng nhận xét