Một người MỸ gốc Việt với tình yêu quê
hương đất nước
Thật xúc động trong ngày Thương binh liệt sĩ năm nay trên
dòng trạng thái trang cá nhân của bà Tiana Alexandra-Silliphant, một người Mỹ gốc
Việt đã biểu lộ những cảm xúc của một người con đất Việt trước hương linh những
anh hùng liệt sĩ và sự đồng cảm với những thương bệnh binh và hàng triệu đồng
bào còn mang trên mình những vết thương trên thịt da.
Tiana Alexandra tự hào những hình ảnh, những tư liệu quý
về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người anh cả của quân đội nhân dân Việt Nam; đồng
cảm trước những khoảnh khắc đau thương của dân vô tội trong vụ t.h.ả.m s.á.t
M.ỹ L.a.i do quân đội Mỹ gây ra năm 1968. Những khoảnh khắc về những người
thương binh “tàn nhưng không phế”, những nỗi đau Da cam, những hệ lụy chiến
tranh và những giá trị của hòa bình đã được Tiana Alexandra dựng thành phim tài
liệu để tố cáo t.ộ.i á.c chiến tranh, đồng thời mong muốn thế hệ trể hôm nay và
mai sau luôn phải biết trân trọng sự hy sinh của các thế hệ cha anh, kiến tạo
những giá trị hòa bình và tình yêu thương bác ái giữa các dân tộc.
Những tư liệu này, đã gợi nhớ lại trong tôi những kỷ niệm
về lần gặp Tiana Alexandra tại Triển lãm 101 khoảnh khắc đời thường về Đại
tướng Võ Nguyên Giáp năm 2010. Từ buổi gặp gỡ đó, tôi nhiều lần được bà Tiana
Alexandra mời đến xem những thước phim tư liệu lịch sử về Đại tướng, về chiến
tranh Việt Nam tại Viện phim Đông Dương của bà ở 23B Hai Bà Trưng (Hà Nội). Và
tại đây, lần đầu tiên tôi được xem những thước phim tư liệu về vụ t.h.ả.m s.á.t
Mỹ Lai.
Cũng từ đó, tôi dành thời gian tìm hiểu nhiều thông tin
về hành trình hồi hương đầy gian nan của Tiana Alexandra và những đóng góp của
bà vun đắp cho tình hữu nghị Việt Nam – Hoa Kỳ. Tiana Alexandra sinh năm 1961
tại Việt Nam với cái tên Thanh Nga. Năm lên 5 tuổi, bà cùng gia đình sang định
cư ở Mỹ. Cô bé người Việt nhỏ nhắn ngày ấy thường bị bạn bè bắt nạt nên xin bố
mẹ cho theo học võ và trở thành một trong những môn đệ đầu tiên của huyền thoại
võ thuật Lý Tiểu Long. Yêu quý cô học trò người Châu Á, Lý Tiểu Long đã giới
thiệu Tiana Alexandra với người bạn thân là nhà biên kịch của Hollywood
Stirling Silliphant để đưa bà đến với nghệ thuật thứ bảy khi mới 15 tuổi.
Về sau Tiana Alexandra trở thành người bạn đời, cũng là
người đồng hành với nhiều bộ phim danh tiếng của nhà biên kịch, đạo diễn
Stirling Silliphant, một người Mỹ từng giành giải Oscar. Stirling Silliphant
từng tham gia Chiến tranh thế giới lần thứ hai, ông dành nhiều thời gian nghiên
cứu tư tưởng Phật giáo và dành mối thiện cảm với các nước Á Đông, đặc biệt là
Việt Nam.
Năm 1987, đỉnh cao trong sự nghiệp diễn xuất của bà là
vai diễn trong bộ phim “Catch the Heat” cùng diễn viên Rod Steiger do chính
chồng bà làm đạo diễn. Những tháng năm ở Hollywood, được làm việc với những
diễn viên gạo cội có chiều sâu văn hóa đã khuyến khích bà trở về với cội nguồn
dân tộc.
Bà là người Mỹ đầu tiên bước chân vào nhà Đại tướng Võ
Nguyên Giáp năm 1988 và dành tới 25 năm sau đó để làm phim về Đại tướng và Việt
Nam. Một trong những nơi bà tìm đến trong hành trình về với cội nguồn là Mỹ Lai
để tìm gặp bà Võ Thị Liên, một nhân chứng lịch sử còn sống sót sau vụ t.h.ả.m
s.á.t của lính Mỹ năm 1968.
Thước phim tư liệu ghi lại cuộc trò chuyện giữa Tiana và
bà Võ Thị Liên nhân chứng sống sót duy nhất trong một gia đình có tới 11 người
bị lính Mỹ g.i.ế.t hại kể lại sự kiện kinh hoàng đã cướp đi sinh mạng của hơn
500 dân thường tại thôn Mỹ Lai, làng Sơn Mỹ, tỉnh Quảng Ngãi vào sáng ngày
16/3/1968. Tại đây, theo lệnh của cấp trên, lính Mỹ đã tiến hành một vụ
t.h.ả.m. s.á.t kinh hoàng có thể coi là đen tối và g.h.ê r.ợ.n nhất trong lịch
sử quân đội Mỹ.
Quân đội Mỹ sau đó đã tìm mọi cách che giấu vụ việc và
thậm chí coi đó là một “thắng lợi”. Người dân Mỹ chỉ biết về vụ t.h.ả.m s.á.t
ghê rợn này hơn một năm sau đó khi phóng viên tự do Seymour Hersh phanh phui sự
việc. Hersh viết: “Nhiều người dân đã bị tập hợp thành những nhóm nhỏ, trong
khi nhiều người bị đẩy xuống mương trước khi bị lính Mỹ b.ắ.n c.h.ế.t, có người
bị g.i.ế.t hại ngay tại nhà hoặc trúng đạn lạc. Một số phụ nữ trẻ và bé gái
thậm chí bị c.ư.ỡ.n.g h.i.ế.p”.
TIANA ALEXANDRA: MỘT NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT VỚI TÌNH YÊU QUÊ
HƯƠNG ĐẤT NƯỚC
Trong phim, bà Liên đã kể lại những ám ảnh kinh hoàng
trước những hành vi man dợ g.i.ế.t người dân vô tội của lính Mỹ ở Mỹ Lai để xác
thực lại những bằng chứng mà Seymour Hersh đã phanh phui trước đó.
Kết thúc hơn 3 phút phim tư liệu về vụ t.h.ả.m s.á.t Mỹ
Lai là lời tâm tư của bà Võ Thị Liên nói về mong muốn quan hệ Việt – Mỹ sẽ ngày
càng tốt đẹp hơn, càng ngày sẽ có nhiều người Mỹ đến với Việt Nam. Và dù không
bao giờ muốn khơi lại quá khứ đâu thương kinh hoàng này, nhưng bà Liên phải kể
lại cho tất cả những người Mỹ và cả những người dân trên toàn thế giới biết rõ
về sự thật kinh hoàng đã xảy ra Mỹ Lai năm 1968 để trong tương lai không bao
giờ lặp lại sự việc đau lòng như vậy ở đâu bất kỳ đây trên thế giới.
Đó cũng chính là thông điệp mạnh mẽ nhất, nhân văn nhất,
giá trị nhất của bộ phim tài liệu quốc tế với tựa đề “From Hollywood to Ha Noi”
(Từ Hollywood tới Hà Nội) do Tiana Alexandra làm đạo diễn. Tại Mỹ, bộ phim này
đã gây tiếng vang lớn không chỉ bởi được nhận giải thưởng danh giá tại liên
hoan phim năm 1993 mà còn được chiếu tại Nhà Trắng, được sự dụng học liệu trong
nhiều trường học. Và quan trọng hơn là bộ phim còn được sử dụng làm tư liệu
trong các thuyết trình về quan hệ Việt – Mỹ.
Từ thành công của bộ phim tài liệu đầu tay nêu trên đã
tạo động lực giúp Tiana Alexandra làm nhiều bộ phim khác góp phần thắt chặt
quan hệ Việt Mỹ, quê hương thứ nhất và quê hương thứ hai của bà.
Nếu bộ phim “Why Việt Nam” nói nhiều về hiện tại và tương
lai, về chiến tranh và hòa bình thì bộ phim “General and me” lại nói về hành
trình 25 năm làm phim về bậc thầy của cách mạng Việt Nam. Ngoài ra, bà còn dự
định làm phim về các anh hùng dân tộc Hưng Đạo Vương – Trần Quốc Tuấn, về phật
hoàng Trần Nhân Tông, về các danh nhân văn hóa như Nguyễn Trãi, Chu Văn An, về
tục thờ đạo Mẫu…
Có thể nói cuộc gặp định mệnh giữa Tiana Alexandra và Đại
tướng Võ Nguyên Giáp năm 1988 đã làm bà thay đổi suy nghĩ về quê hương đất
nước, về những người Cộng sản chân chính và cảm nhận sự hòa giải giữa hai dân
tộc, xóa bỏ mọi thù hận sau chiến tranh để cùng nhau phát triển vì sự thịnh
vượng và hạnh phúc của nhân dân hai nước.
Tôn kính Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cảm mến hình
ảnh anh bộ đội Cụ Hồ luôn sẵn sàng hy sinh vì dân vì nước, tự hào được mang
trong mình dòng máu Lạc Hồng và truyền thống mấy ngàn năm lịch sử đã thôi thúc
tình yêu quê hương, đất nước trong Tiana Alexandra Silliphant, một người Mỹ gốc
Việt hơn 30 năm qua có nhiều việc làm thiết thực góp phần quảng bá và tôn vinh
những nét đẹp về Việt Nam – Đất nước – Con người với bầu bạn quốc tế./.
Nhận xét
Đăng nhận xét