Quyết định khó khăn nhất trong
cuộc đời cầm quân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Tôi
gọi điện cho pháo binh:
–
Tình hình địch đã thay đổi. Quyết tâm tiêu diệt Trần Đình (bí danh của Điện
Biên Phủ trong chiến dịch) vẫn giữ vững. Nay thay đổi cách đánh. Vì vậy, ra
lệnh cho các đồng chí từ 17 giờ hôm nay, kéo pháo ra khỏi trận địa, lui về địa
điểm tập kết, chuẩn bị lại. Triệt để chấp hành mệnh lệnh! Không giải thích.
Đầu
dây đằng kia, tiếng đồng chí Phạm Ngọc Mậu, chính ủy pháo bình đáp:
–
Rõ! Xin triệt để chấp hành mệnh lệnh.
14
giờ 30 phút, mới cho liên lạc điện thoại với anh Vương Thửa Vũ, tư lệnh Đại
đoàn 308.
–
Chú ý nhận lệnh: Tình hình thay đổi. Đại đoàn các đồng chí có nhiệm vụ hướng về
Luông Phabăng tiến quân. Dọc đường gặp địch tùy điều kiện cụ thể mà tiêu diệt.
Giữ vững lực lượng, có lệnh, trở về ngay. Giữ liên lạc vô tuyến điện. Khi được
hỏi mới trả lời.
–
Rõ! Anh Vũ đáp.
–
Triệt để chấp hành mệnh lệnh!
–
Xin chỉ thị về sử dụng binh lực như thế nào?
–
Toàn quyền quyết định, tử một tiểu đoàn đến toàn đại đoàn. Hậu cần tự giải
quyết. Đúng 4 giờ chiều nay xuất phát.
–
Xin triệt để chấp hành mệnh lệnh.
Đồng
thời, tôi chỉ thị cho một bộ phận nhỏ, mang theo một đài vô tuyến điện, đi về
phía Mộc Châu, mỗi ngày ba lần đánh điện báo cáo “Đại đoàn 308 đã về tới…”.
Điện mật, xen đôi tiếng không dùng mật mã. Do những bức điện này, lúc đầu, địch
đã tưởng 308 đang quay về đồng bằng.
Trong
ngày hôm đó, tôi đã đạt được một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ
huy của mình. Không thể dùng điện đài, tôi viết thư hỏa tốc gửi về báo cáo Bộ
Chính trị. Ít ngày sau, nhận được thư của anh Trường Chinh cho biết Bác và các
anh ở nhà nhất trí cho rằng quyết định thay đổi phương châm là hoàn toàn đúng
đắn. Trung ương Đảng và Chính phủ sẽ động viên toàn dân dốc toàn lực chi viện
cho tiền tuyến tới khi bộ đội giành toàn thắng tại Điện Biên Phủ.
Trên
mặt trận Điện Biên Phủ, mặc dù mỗi người còn có những băn khoăn suy nghĩ khác
nhau, nhưng toàn thể cán bộ, chiến sĩ đã triệt để chấp hành mệnh lệnh lui quân,
biểu thị một niềm tin, một tinh thần kỷ luật tuyệt vời.
Cả
Đại đoàn 312 cùng các chiến sĩ pháo binh, 7 ngày đêm ròng rã, đã kéo pháo ra
an toàn trên con đường hiểm trở, bị máy bay và pháo địch biến thành con đường
lửa. Các chiến sĩ Đại đoàn 308, lên đường với mỗi người năm lạng gạo, đã đuổi
địch trên chặng đường dài 200km với sự phối hợp của bộ đội Pathét Lào và sự đùm
bọc của nhân dân Lào, đã đập tan phòng tuyến Nậm Hu, tiêu diệt mười bốn đại
đội. Nava lại phân tán lực lượng cơ động, lập thêm một tập đoàn cứ điểm nữa ở
Mường Sài, và tăng quân bảo vệ Luông Phabăng.
Ngày
tết đến bất chợt với hoa ban nở trắng bên sườn núi và dọc những khe suối quanh
sở chỉ huy. Nam Bộ, Liên khu 5 xa xôi gửi điện chúc mừng các chiến sĩ Điện Biên
Phủ sớm giành toàn thắng. Trong hàng vạn lá thư từ hậu phương gửi ra mặt trận,
có những lá thư từ Mátxcơva, Bắc Kinh, Bình Nhưỡng. Đêm 30 tết, tôi vẫn theo
dõi những khẩu pháo cuối cùng trên đường trở về vị trí tập kết. Anh Vương Thừa
Vũ điện về báo cáo những chiến sĩ đầu tiên của Đại đoàn 308 cùng bộ đội Phathét
Lào đã ở bên sông Mêcông, cách Luông Phabăng, kinh đô nhà vua Lào 7km.
Cuộc
tiến công ở Thượng Lào nổ ra đồng thời với cuộc tiến công giải phóng Công Tum
tiếp theo những cuộc tiến công giải phóng tỉnh Thà Khẹt và cao nguyên Bôlôven
trước đó, cùng với việc Nava ném quân xuống Điện Biên Phủ đã làm tan vỡ khối
quân cơ động của địch.
Đại
đoàn 320 cùng với các lực lượng vũ trang địa phương các tỉnh đã làm mưa làm gió
tại đồng bằng Bắc Bộ, đập tan phòng tuyến sông Đáy, đột nhập các sân bay, phá
hủy một phần sáu số máy bay của địch ở Đông Dương. 20 trong số 44 tiểu đoàn cơ
động của Nava, còn lại ở đồng bằng, phải rải ra để bảo vệ những tuyến đường
giao thông quan trọng, đặc biệt là đường 5.
Cuộc
tiến công của đích vào Phú Yên bị sa lầy. Quân du kích nam Trung Bộ tập kích
thành phố Nha Trang, thị trấn Khánh Hòa. Bộ đội địa phương Quảng Nam, Phú Yên,
Khánh Hòa, Bình Thuận diệt nhiều cứ điểm đại đội của địch.
Giấc
mộng bình định Nam Bộ của Nava trong mùa khô này đã tan thành mây khói. Các
tiểu đoàn chủ lực của khu, tỉnh ở Nam Bộ đều tiến vào vùng tạm chiếm, đẩy mạnh
phong trào chiến tranh nhân dân, đánh đồn, chặn viện, đánh vận động, đánh giao
thông, tiêu diệt trên một ngàn đồn bốt, tháp canh (nhiều vị trí đại đội), diệt
nhiều đoàn xe cơ giới, xe lửa, tàu thuyền của địch. Quân địch buộc phải quay về
bảo vệ những vùng trước đây chúng coi là “bình định xong”. Vùng tự do Khu 9
được giữ vững và mở rộng. Các căn cứ du kích và khu du kích lớn nhỏ đều được
khôi phục và mở rộng rất nhiều. Nhiều địa phương mới được giải phóng.
Trên
toàn bộ các chiến trường, quân Pháp đều bị sa lầy.
Nhưng
trên mặt trận Điện Biên Phủ, quyết đính ngày 26 tháng 1 năm 1954 vẫn còn đứng
trước những thử thách cực kỳ lớn. Quân số địch ở Điện Biên Phủ đã tăng lên 19
tiểu đoàn, và còn khả năng tăng lên nữa trong quá trình chiến đấu.
Đầu
tháng 2 năm 1954, Sở chỉ huy đã được chuyển đến Mường Phăng, một địa điểm mới
cách Điện Biên Phủ trên 10km theo đường chim bay. Đứng trên đỉnh núi sau Sở chỉ
huy, nhìn thấy rõ cánh đồng Mường Thanh khá rộng và toàn bộ cứ điểm của địch.
Nhiều lần tôi đứng quan sát giờ lâu những cứ điểm đỏ ối trên cánh đồng bằng
phẳng và những ngọn đồi phía Đông. Máy bay địch, chiếc xếp hàng bên đường băng,
chiếc bay lượn trên không thả dù, chiếc lao xuống bắn phá những nơi chúng nghi
có quân ta. Những chiếc xe tăng địch chạy trên con đường nối liền Mường Thanh
với Hồng Cúm. Tôi suy nghĩ đến những thử thách quyết liệt sắp tới mà bộ đội ta
phải sẵn sàng chấp nhận và vượt qua một cách thắng lợi.
Chuẩn
bị theo phương châm mới, trận đánh đã lui lại một tháng rưỡi.
Chúng
ta đã xây dựng trận địa bao vây và tiếp cận chung quanh tập đoàn cứ điểm, với
hàng trăm km chiến hào, để bộ đội có thể chiến đấu cả ban ngày và ban đêm dưới
bom đạn.
Chúng
ta đã đưa những khẩu pháo vào ẩn náu hoàn toàn trong những căn hầm phân tán
giữa lòng núi, và làm đường cho xe vận tải chở đạn tới từng hầm pháo.
Với
khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến”, “Tất cả để chiến thắng” quân và dân ta đã
không tiếc mồ hôi, xương máu, làm nên kỳ công đảm bảo việc tiếp tế đạn dược,
lương thực cho các chiến sĩ ở mặt trận.
Ta
đã dành cho kẻ địch một bất ngờ lớn nhất, là không chấp nhận một cuộc tổng giao
chiến chớp nhoáng với toàn bộ lực lượng viễn chinh tinh nhuệ địch náu mình
trong tập đoàn cứ điểm kiên cố. Ta đã quyết định tiêu diệt dần từng trung tâm
đề kháng bằng cách đánh sở trường của ta, vào thời gian, địa điểm do ta lựa
chọn, với thế mạnh áp đảo trong từng trận đánh, đồng thời xiết chặt trận địa
chiến hào, triệt nguồn tiếp tế cho tới lúc tập đoàn cứ điểm nghẹt thở.
Ngày
13 tháng 3 năm 1954, tiếng súng tiến công của ta ở Điện Biên Phủ bắt đầu. Viên
chỉ huy phó tập đoàn cứ điểm, phụ trách pháo binh, phải tự sát vì không có cách
nào làm im lặng những khẩu pháo Việt Nam. Đờ Ca-xtơ-ri và bộ chỉ huy quân
đội viễn chinh Pháp đành chịu bó tay ngồi nhìn những cứ điểm mạnh nhất của tập
đoàn cứ điểm lần lượt sụp đổ dưới bàn chân không giày của những chiến sĩ xung
kích Việt Nam. Trận địa chiến hào của ta, từ núi cao đổ xuống cánh đồng, mỗi
ngày càng xiết chặt sợi dây định mệnh chung quanh tập đoàn cứ điểm.
Ngày
mồng 7 tháng 5 năm 1954, lá cờ quyết chiến quyết thắng tung bay trên nóc hầm
của tướng Đờ Ca-xtơ-ri.. Hơn một vạn quân địch ở Mường Thanh kẻo cờ trắng đầu
hàng.
Quân
và dân ta Tháng Năm ấy lại có một chiến công lớn mừng ngày sinh của Bác Hồ. Thư
khen ngợi của Bác tới ngay ngày hôm sau:
Quân
ta đã giải phóng Điện Biên Phủ, Bác và Chính phủ thân ái gửỉ lời khen ngợi cán
bộ, chiến sĩ, dân công, thanh niên xung phong và đồng bào địa phương đã làm
tròn nhiệm vụ một cách vẻ vang. Thắng lợi tuy lớn nhưng mới là bắt đầu…”.
Tôi
viết hồi tưởng này là để dâng một bó hoa thơm kính viếng anh linh các anh hùng,
liệt sĩ, để nói lên sức mạnh thần kỳ của đoàn kết toàn dân chiến đấu, của liên
minh chiến đấu đặc biệt Việt Nam, Lào, Cămpuchia đã làm nên chiến công hiển
hách trong mùa xuân lịch sử, cách đây 35 năm.
Lời
của đại tướng Võ Nguyên Giáp trong trận chiến lịch sử Điện Biên Phủ 1954.
Phùng
Văn Tiến
Nhận xét
Đăng nhận xét