VỀ BỨC TRANH “ĐẠO PHÁP VÀ DÂN TỘC”
Mấy
hôm nay, có một bức ảnh đang lưu truyền…. có nhiều ý kiến đã đưa ra… có bằng
hữu “bỉu bôi”… có bằng hữu “kinh ngạc”…. có bằng hữu cũng chẳng ngần ngại phán
ngay rằng: đất nước này giờ do các nhà sư lãnh đạo… Vâng, muốn nghĩ thế nào là
quyền của từng cá nhân… nhưng, hãy nhìn vấn đề bằng trí tuệ… hãy khoan “hằn
học”….
Nói
về bức tranh, có tên gọi là: “Đạo pháp và Dân tộc” của doanh nhân Hà Huy Thanh
tài trợ thực hiện, tặng cho Học viện Phật Giáo Việt Nam.
Sẽ
chẳng có gì khó hiểu, khi hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt cạnh hình ảnh Đức
Phật Thích ca Mâu ni, với trung tâm bức ảnh là bánh xe chuyển pháp luân nói lên
sự vận động của quy luật nhân quả, sinh diệt mà chúng sinh nếu giác ngộ được
Phật Pháp thì sẽ nương theo quy luật để vươn lên theo ánh sáng của Từ bi và trí
tuệ. Điều này được hiểu rất chân phương là hình ảnh của hai đại diện tinh tú
cho hai phạm trù: Đạo pháp – Đức Phật và Dân tộc – Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cũng
chẳng có gì khó hiểu khi, toàn bộ tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự đúc
kết nhuần nhuyễn những tinh tuý của nhân loại, đặc biệt là những tư tưởng triết
học của Phật giáo, để hình thành nên một chủ nghĩa yêu nước với ý chí bất khuất,
đấu tranh để dựng nước và giữ nước, song song đó là tinh thần nhân nghĩa,
truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, lạc quan, yêu đời, toàn bộ được
lồng ghép nên hình ảnh của một con người Việt Nam cần cù, dũng cảm, thông minh
và sáng tạo, mà Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng.
Vậy,
có gì “sai” khi bức tranh thể hiện được triết lý “Đạo pháp – Dân tộc”? Sự kết
hợp hài hoà giữa hình ảnh tiêu biểu của hai nhân vật: Một tạo nên một minh
triết về sự sống và Một tạo nên biểu tượng về tinh thần dân tộc bất diệt.
Phàm
là người Việt, ít nhiều cũng có một chút nhận thức về tư tưởng, tinh thần của
dân tộc Việt… chứ đừng nói ngược lại… thật vậy…
Mở
rộng ra, nếu thấu hiểu về triết lý nhân sinh trong tư tưởng của Phật Giáo, mới
thấy rằng, Thích Ca Mâu Ni đã đặt ra những chuẩn mực về một xã hội “hoàn hảo”
như thế nào…. Cho nên, cũng vì lý do vậy, mà Phật giáo là tôn giáo duy nhất có
hệ thống tư tưởng được “nâng tầm” thành Triết học… phàm là người có học, ắt sẽ
có hiểu biết này…
Hệ
thống triết học Phật giáo về cơ bản, đã trình bày cách thức nhìn nhận và giải
thích các hiện tượng tự nhiên cũng như xã hội thành một hệ thống quan điểm
thống nhất; kể cả trong toàn bộ mọi hiện tượng tâm lý và vật lý.
Lịch
sử tồn tại và phát triển của Phật giáo cũng chỉ ra rằng: Nhận thức luận là kim
chỉ nam xuyên suốt trong triết học Phật giáo. Bằng Nhận thức luận, Phật giáo đã
“biện minh” về mối quan hệ giữa nhận thức với các khái niệm tương tự như Chân
lý và Niềm tin. Thông qua Nhận thức luận, phân tích các tiêu chí nhằm khẳng
định tri thức là nền tảng để con người có được những hiểu biết về thế giới quan
xung quanh.
Ở
một góc độ nào đó nhận thức được hiểu là “quá trình phản ánh và tái tạo lại
hiện thực ở trong tư duy của con người, được quyết định bởi những quy luật phát
triển xã hội và gắn liền không thể tách rời với thực tiễn”.
Học
thuyết về Triết học và chủ điểm xã hội Phật giáo là một hệ thống được xây dựng
dựa trên nền tảng của luân lý đạo đức và biện chứng pháp của trí tuệ. Triết học
Phật giáo sử dụng tính nhân bản, và ý thức được vai trò của sự phát triển cân
đối giữa thể chất và đạo đức. Vì lý do này, Phật giáo được Đức Phật Thích Ca
Mâu Ni và Phật giáo trên khắp hành tinh sử dụng vào việc truyền bá những tư tưởng
hòa bình, bình đẳng, bất bạo động, công bằng và tự do… và luôn luôn thực hành,
ứng dụng nó vào đời sống xã hội.
Có
lẽ với nền tảng này, đã giúp Phật giáo tạo nên sự khác biệt và “nâng tầm” của
Đạo pháp vượt lên trên tư tưởng của một tôn giáo thông thường.
Cuối
cùng, nếu ai đã học, nghiên cứu về tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sẽ thấy
được những sự “tương đồng”. Hay nói một cách khác, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có
sự học hỏi, kế thừa và vận dụng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc trong suốt
chiều dài lịch sử vừa qua.
Năm
nay, ngày 19/5 vừa là ngày sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là ngày Phật
đản (sinh nhật Đức Phật Thích ca). Một bức tranh có ý nghĩa cả chiều sâu, lẫn
sự ghi nhận về một sự trùng lặp hiếm có… cũng là một cách để ghi nhận công đức
của những bậc vĩ nhân… Có gì sai mà phải cố gắng xuyên tạc, xỉa xói
nhỉ…..?!?!?!
Sẵn
câu quote trên tờ lịch, nói lại: "Hạnh phúc nhất là người đem lại hạnh
phúc cho nhiều người nhất" (Denis Diderot - nhà Văn, nhà Triết học người
Pháp)...
Vì
vậy, nếu không mang lại được cho nhau nguồn năng lượng tích cực, thì cũng đừng
cố gắng gieo rắc sự tiêu cực ra xã hội như là một loại "chất thải"...
thật...
Sân đình
Nhận xét
Đăng nhận xét