Nghệ thuật chiến tranh nhân dân trong chiến dịch ĐIỆN
BIÊN PHỦ 1954
Chiến
dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là đỉnh cao của nghệ thuật chiến tranh nhân dân
trong 9 năm “Kháng chiến trường kỳ”.
Bộ
Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam làm việc với Tổng cục Cung cấp tính
toán bước đầu, phải huy động cho chiến dịch 4.200 tấn gạo (chưa kể gạo cho dân
công), 100 tấn rau, 100 tấn thịt, 80 tấn muối, 12 tấn đường. Tất cả đều phải
vận chuyển qua chặng đường dài 500 km phần lớn là đèo dốc hiểm trở, máy bay
Pháp thường xuyên đánh phá. Theo kinh nghiệm vận tải đã tổng kết ở chiến dịch
Tây Bắc (năm 1952), để có 1 kg gạo đến đích phải có 24 kg ăn dọc đường. Vậy nếu
cũng vận chuyển hoàn toàn bằng dân công gánh bộ, muốn có số gạo trên phải huy
động từ hậu phương hơn 60 vạn tấn, và phải huy động gần 2 triệu dân công để
gánh. Cả hai con số này đều cao gấp nhiều lần so với kế hoạch dự kiến ban đầu.
Đoàn
dân công xe đạp thồ vận chuyển hàng phục vụ bộ đội chiến đấu tại chiến trường
Điện Biên Phủ, năm 1954.
Chủ
tịch Hồ Chí Minh cùng Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy đã đề ra những giải pháp
quyết đoán. Một mặt động viên nhân dân Tây Bắc ra sức tiết kiệm để đóng góp tại
chỗ, mặt khác đẩy mạnh làm đường, sửa đường, huy động tối đa các phương tiện
vận chuyển thô sơ như ngựa thồ, xe đạp thồ, thuyền mảng… nhằm giảm đến mức tối
đa lượng lương thực thực phẩm tiêu thụ dọc đường do phải đưa từ xa tới.
Số
dân công chỉ tính từ trung tuyến trở lên, đã cần tới 14.500 người. Về chuẩn bị
đường sá, các con đường thuộc tuyến chiến dịch đều phải bảo đảm vận chuyển bằng
ô tô. Trước đây, để chuẩn bị đánh Nà Sản, con đường 13 từ Yên Bái lên Tạ Khoa
đã sửa chữa xong, nhưng lúc này cần tiếp tục tu bổ thêm. Đường từ Mộc Châu đi
Lai Châu rất xấu, phải sửa chữa nhiều. Phân công cho Bộ Giao thông công chính
phụ trách đường 13 lên tới Cò Nòi, và đường 41 từ Mộc Châu lên Sơn La, bộ đội
phụ trách quãng đường 41 còn lại từ Sơn La đi Tuần Giáo, và từ Tuần Giáo đi
Điện Biên Phủ (sau này gọi là đường 42). Thời gian tiến hành từ tháng 12 năm
1953.
Từng
đoàn dân công ngụy trang gánh gạo ra tuyền tuyến, năm 1954.
Để
một lực lượng mạnh cho chiến dịch Điện Biên Phủ, chính phủ Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa đã huy động tối đa về sức người và sức của: hàng vạn dân công và bộ
đội làm đường dã chiến trong khoảng thời gian cực ngắn, dưới các điều kiện rất
khó khăn trên miền núi, lại luôn bị máy bay Pháp oanh tạc. Các dân công từ vùng
do Việt Minh kiểm soát đi tiếp tế bằng gánh gồng, xe đạp thồ kết hợp cùng cơ
giới đảm bảo hậu cần cho chiến dịch. Đội quân gồm thanh niên xung phong, dân
công hỏa tuyến, được huy động tới hàng chục vạn người (gấp nhiều lần quân đội)
và được tổ chức biên chế như quân đội.
Một
trong những lực lượng quan trọng phục vụ hậu cầu cho chiến dịch là đội xe đạp
thồ trên 2 vạn người, với năng suất tải mỗi xe chở được 200–300 kg,kỷ lục lên
đến 352 kg. Xe đạp được cải tiến có thể thồ cao gấp hơn 10 lần dân công gánh
bộ, đồng thời giảm được mức tiêu hao gạo ăn dọc đường cho người chuyên chở.
Ngoài ra xe thồ còn có thể hoạt động trên những tuyến đường mà xe Ô tô không
thể đi được. Chính phương tiện vận chuyển này đã gây nên bất ngờ lớn ngoài tầm
dự tính của các chỉ huy Pháp, làm đảo lộn những tính toán trước đây khi cho
rằng Việt Minh không thể bảo đảm hậu cần cho một chiến dịch lớn, dài ngày trong
các điều kiện phức tạp như vậy được.
Dân
công miền núi làm đường phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ, năm 1954.
Trước
hết phải mở các con đường cơ giới lên Điện Biên để vận chuyển pháo. Theo tài
liệu “Trận tuyến hậu cần Điện Biên Phủ” của Nxb Quân đội nhân dân, để chuẩn bị
tấn công Điện Biên, ta đã sửa chữa và mở hàng trăm km đường.
Cụ
thể, sửa chữa đường 41 từ Hòa Bình lên Suối Rút và từ Suối Rút lên Sơn La với
tổng chiều dài trên 200 km. Củng cố 300 km đường từ Yên Bái đến Sơn La (theo
trục đường 13). Làm mới 89 km đường từ Tuần Giáo vào Điện Biên Phủ. Ngoài ra
còn mở các đường phụ từ Thanh Hóa lên Điện Biên và các đường kéo pháo, đường cơ
giới vào sở chỉ huy, vào kho và trận địa…
Việc
mở đường vượt qua địa hình đồi núi trong điều kiện quân và dân ta chỉ dựa vào
sức người với các phương tiện thô sơ, khó khăn nhất là khi bạt núi làm đường ta
lại có ít thuốc nổ. Bộ đội và dân công đã áp dụng những kinh nghiệm cổ truyền
để phá đá theo công thức: “Lấy củi mà đốt liền hơi, tức thì đá nóng như sôi,
lấy nước mà giội đá thời khắc tan”.
Tổng
cộng trong thời gian tiến hành chiến dịch, Việt Minh đã huy động được khoảng
252.000 dân công từ các dân tộc Tây Bắc, Việt Bắc, Liên khu 3, Liên khu 4, . .
. với 10.301.570 ngày công mở hàng ngàn cây số đường bộ, vận chuyển 25.000 tấn
lương thực, hàng trăm tấn vũ khí đạn dược, thuốc men bằng 628 chiếc xe tải,
11.800 ghe thuyền, 20.911 xe đạp thồ, 500 ngựa thồ, hàng ngàn xe trâu bò kéo.
Tổng khối lượng cung cấp cho chiến dịch là 30.759 tấn, trong đó tiêu thụ hết
19.989 tấn.
Quân
ta kéo pháo lên trận địa.
Chính
sách lược này đã gây nên bất ngờ lớn với quân Pháp, làm đảo lộn những tính toán
trước đây. Các nhà quân sự Pháp, Mỹ tính toán giản đơn rằng, các đoàn dân công
và đường sá thô sơ của Việt Nam không thể đọ nổi cầu hàng không hiện đại và
không thể ngờ rằng, bằng đôi chân đi bộ, đôi vai và chiếc xe đạp thồ, nhân dân
Việt Nam đã chuyên trở hàng chục ngàn tấn lương thực và phương tiện cần thiết
đáp ứng nhu cầu của chiến dịch.
Ngoài
ra, Pháp cũng đã đánh giá sai khả năng pháo binh của QĐNDVN khi cho rằng đối
phương vốn không có xe cơ giới nên không thể mang pháo lớn (lựu pháo 105 mm và pháo
phòng không 37 mm) vào Điện Biên Phủ mà chỉ có thể mang loại pháo nhẹ là sơn
pháo75 mm trợ chiến mà thôi. Đối lại, những người lính QĐNDVN đã khôn khéo tháo
rời các khẩu pháo rồi dùng sức người để kéo, sau khi đến đích thì ráp lại. Bằng
cách đó họ đã đưa được lựu pháo 105 mm lên bố trí trong các hầm pháo có nắp
khoét sâu vào các sườn núi, xây dựng thành các trận địa pháo rất nguy hiểm và
lợi hại, từ trên cao có khả năng khống chế rất tốt lòng chảo Điện Biên Phủ mà
lại rất an toàn trước pháo binh và máy bay đối phương. Với thế trận hỏa lực
này, các khẩu pháo của QĐNDVN chỉ cách mục tiêu 5–7 km, chỉ bằng một nửa tầm
bắn tối đa để bắn chính xác hơn, ít tốn đạn và sức công phá cao hơn, thực hiện
được nguyên tắc “phân tán hỏa khí, tập trung hỏa lực”, từ nhiều hướng bắn vào
một trung tâm, ngược lại pháo binh Pháp lại bố trí ở trung tâm, phơi mình trên
trận địa.
Dân
công Liên khu 3 san đá rải đường phục vụ xe vận chuyển hàng vào Điện Biên Phủ.
Sau
thất bại Điện Biên Phủ, nhiều tướng lĩnh và học giả Pháp cho rằng yếu tố Việt
Minh có trọng pháo là một trong những bất ngờ lớn nhất của quân Pháp ở Điện
Biên. Thực ra nói cho chính xác thì người Pháp không hề bất ngờ về việc Việt
Minh có pháo. Cái mà họ bất ngờ là Việt Minh có thể đưa được pháo lên những dãy
núi cao để bắn họ.
Thật
vậy, theo cuốn “Trận tuyến hậu cần Điện Biên Phủ” thì xung quanh thung lũng
Mường Thanh có hai dãy núi. Dãy Pú Hồng Mèo (mặt trời mọc) ở phía đông và dãy
Pú Tà Cọ (mặt trời lặn) ở phía tây. Hai dãy núi có những ngọn cao trên dưới
700m bọc lấy cánh đồng Mường Thanh. Để đảm bảo pháo bắn chính xác, ta chủ
trương mở đường kéo pháo trên hai dãy núi ấy.
Cuốn
“Điện Biên Phủ truyện kể với bạn bè” nói chi tiết về việc này: “Pháo được xe
kéo dừng lại ở km 69, đường 41. Từ đó, phải mở một con đường vượt qua một hệ
thống núi dài 15km, từ phía Đông Bắc sang phía Tây Bắc Điện Biên Phủ. Chỗ cao
nhất phải vượt qua là đỉnh Pú Pha Sỏng 1.150m. Chỗ thấp nhất là vực Nậm Kho Hu,
ở độ cao 600m so với mặt biển. Đường kéo pháo lại trong tầm pháo địch. Đoàn cán
bộ đi tỉnh sát địa hình, lập phương án làm đường kéo pháo và chọn trận địa pháo
phải qua những nơi chưa có dấu chân người. Trong tay không có một tấm bản đồ
chi tiết, không một khí tài đo ngắm hiện đại.
Sau
khi mạng đường đã được xác định trên sơ đồ, yêu cầu đặt ra với hai trung đoàn
của đại đoàn 308 là trong một ngày đêm phải mở xong con đường trên 10km để kéo
pháo vào trận địa. Cán bộ công binh tính toán và lo ngại. Trong 24 giờ, phải
hàng vạn dân công mới làm kịp. Nếu chỉ có hai trung đoàn, ít nhất phải tăng
thời gian lên gấp 5 lần.
Vậy
mà quân ta đã đạt được một kết quả không hề lường trước: Chỉ sau 20 giờ lao
động khẩn trương và chỉ với cuốc xẻng, dao, choòng và mìn phá đá, 5.000 chiến
sĩ đại đoàn 308 đã hoàn thành tuyến đường vượt kế hoạch của Bộ tham mưu mặt
trận. Thêm một thành tích nổi bật, tô thắm truyền thống mở đường thắng lợi của
quân đội ta. Đó chính là hình ảnh ra quân của một dân tộc mang theo khẩu hiệu
“Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng” mà quân xâm lược Pháp đã không
sao có được.
Lá
cờ quyết chiến quyết thắng của Hồ Chủ tịch được tung bay trên nóc hầm Sở chỉ
huy của Tướng Đờ Cátơri ngày 7/5/1954.
Nguyên
nhân chính làm nên chiến thắng của Việt Minh tại trận đánh này là đã huy động
được rất lớn sức nhân dân để đảm bảo hậu cần cho chiến dịch. Đúng như Chủ tịch
Hồ Chí Minh nhận định: “Về vũ khí địch hơn ta, nhưng về tinh thần và chính trị
thì ta mạnh hơn địch gấp trăm gấp ngàn lần”.
Hội
Thanh Niên Yêu Nước
Nhận xét
Đăng nhận xét