CUỘC
ĐỐI ĐÁP CỦA TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG VÀ HỒ CẨM ĐÀO VỀ ĐƯỜNG LƯỠI BÒ
–
Tháng 10/2011, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí
thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào có cuộc gặp tại Bắc Kinh. Trong một
buổi nói chuyện Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc khi đó là Hồ Cẩm Đào đã
nói rất rõ với đại ý:
“Chúng
tôi không thể bỏ đường 9 đoạn được vì đường chín đoạn là cái “lịch sử” để lại,
nếu chúng tôi bỏ nó thì người dân Trung Quốc không theo chúng tôi”.
Đáp
lại câu này Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam – Nguyễn Phú Trọng nói:
“Các
đồng chí nói sai rồi, cái đường đó đâu phải là đường lịch sử để lại. Đường đó
là của Tưởng Giới Thạch. Chúng tôi và các đồng chí đều không công nhận Tưởng
Giới Thạch vì thế làm sao có thể công nhận sản phẩm của họ? Nếu các đồng chí
nói lịch sử thì lẽ ra phải nói đến “Nhị thập tứ sử” hay “Hoàng triều trực tỉnh
địa dư toàn đồ” chứ?”
(Đại
ý Cụ Tổng nhắc khéo anh Đào là nếu công nhận Tưởng Giới Thạch thì tức là công
nhận Đài Loan không còn thuộc Trung Quốc)
Đến
đây, Tổng thư ký Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào chỉ còn biết im lặng… Từ
đó về sau không bao giờ thấy người đứng đầu Trung Quốc, kể cả Tập Cận Bình chủ
động nhắc đến vấn đề này đối với Đoàn Công tác TW nào của Việt Nam.
–
Một lần khác trong chuyến thăm Trung Quốc, Tập Cận Bình nói với TBT Nguyễn Phú
Trọng: “Vừa rồi Việt Nam khai thác của Trung Quốc mấy chục triệu thùng dầu mà
không ý kiến gì với Trung Quốc” – ý Tập muốn nắn gân thử xem phản ứng của phía
ta ra sao.
Đáp
lại TBT Nguyễn Phú Trọng điềm đạm thong thả nói: “Việt Nam khai thác dầu trên
thềm lục địa của Việt Nam, nếu các đồng chí nói đó là lãnh thổ Trung Quốc thì
cứ đệ đơn ra tòa quốc tế mà kiện, tòa phán sao Việt Nam chấp hành vậy”.
Câu
nói này của TBT Nguyễn Phú Trọng như là miếng băng keo dán mồm Tập khiến Tập
cứng lưỡi phải làm ngơ lơ sang chuyện khác, đúng là dù có lắt léo nham hiểm đến
đâu đi nữa thì “Danh không chính ắt ngôn cũng chẳng thuận”.
Xin nói thêm:
– “Nhị thập tứ sử” là bộ chính sử được các triều đại Trung Quốc thừa nhận. Bộ
sử ký này ghi chép từ Thượng cổ đến thời nhà Thanh. Trong đó các mục Địa lý đều
không đề cập đến các hòn đảo ở xa hơn đảo Hải Nam.
–
“Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” – Tập bản đồ Địa dư toàn đồ tới các tỉnh
của TQ được thực hiện dưới thời nhà Thanh, xuất bản năm 1904 trong đó ghi rõ
cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam.
–
Trong lịch sử ngoại giao Việt – Trung có lần Trung quốc định chơi khăm Việt Nam
khi đưa đoàn Việt nam đi thăm các anh hùng dân tộc Trung quốc họ lại đưa đoàn
ta đến thăm tượng Mã Viện (kẻ đã đánh bại hai Bà Trưng). Biết ý đồ đểu cáng của
họ đồng chí Lê Duẩn đã viết ngay chân tượng Mã Viện hai câu bằng chữ Hán:
Trăm năm mới có một
ngày
Ngàn năm mới thấy mặt mày ở đây.
NTN
Nhận xét
Đăng nhận xét