SỰ TRỖI DẬY CỦA CHỦ NGHĨA DÂN TUÝ ( CHỦ
NGHĨA VUỐT ĐUÔI DƯ LUẬN) MỐI HIỂM HOẠ
TIỀM ẨN...
Từ năm 2016, nền chính trị thế giới lại xuất hiện và bùng lên
một hiện tượng nổi bật, thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu: Chủ nghĩa
dân túy đang trỗi dậy.
I. Chủ nghĩa dân túy - một hiện tượng của nền chính trị thế giới
Có thể thấy, chưa bao giờ cụm
từ “chủ nghĩa dân túy” được nhắc nhiều đến như vậy trên chính trường và báo chí
thế giới, đặc biệt nhân dịp các cuộc bầu cử, trưng cầu dân ý ở nhiều nước Âu,
Mỹ. Ngay ở châu Á, nơi vốn được xem là “bình lặng” trong “cơn địa chấn dân túy”
cũng đã có những chính trị gia đạt đến đỉnh cao quyền lực bằng và thông qua
những phát ngôn, hành động dân túy. Rất nhiều hãng tin và tờ báo lớn đã giật
những tít bài rất kêu trong phân tích tình hình chính trị thế giới năm 2016,
2017: “Khi chủ nghĩa dân túy lên ngôi”, “Chủ nghĩa dân túy và những cơn địa
chấn”… Giới phân tích chính trị thì lo lắng sự thắng thế của làn sóng dân túy
có thể dẫn đến những kết quả khó đoán, bất ngờ và tác động bất ổn đến nền chính
trị các nước, các khu vực và thế giới.
Sự lo lắng đó là có cơ sở vì
cách mà các nhân vật này thực hiện những cam kết trong chiến dịch tranh cử của
họ có thể hạn chế, thậm chí đảo ngược một số đường lối tích cực mà các quốc gia
đang theo đuổi, như: Sự ổn định xã hội, bình đẳng giới, bình đẳng kinh tế, tự
do thương mại, sự bao dung giữa các dân tộc, tôn giáo, xu hướng hợp tác quốc tế
và toàn cầu hóa…
II. Nhận diện chủ nghĩa dân túy và nguyên nhân của nó
Hơn một thế kỷ trước, vào năm
1890, thuật ngữ “chủ nghĩa dân túy” được sử dụng rộng rãi tại Mỹ trong phong
trào thúc đẩy người dân nông thôn và đảng Dân chủ chống lại những người đảng
Cộng hòa thường sống tập trung ở đô thị. Nó cũng được sử dụng để nói đến phong
trào của các trí thức ở Nga tự ghét bỏ tầng lớp của mình và đồng cảm với giai
cấp nông dân, ấp ủ mộng ước xây dựng những “công xã nông thôn” cho giai cấp
nông dân dựa trên nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng. Từ vai
trò tích cực trong tập hợp nông dân đứng lên chống lại Nga hoàng, theo sự phát
triển của lịch sử, nó lại trở thành trào lưu tư tưởng cản trở sự phát triển, là
một trở ngại cho việc truyền bá Chủ nghĩa Mác vào nước Nga(1). Những sai lầm,
bản chất phản động, đi ngược lại lý luận của Chủ nghĩa Mác của phái này đã bị
V.I.Lênin phê phán mạnh mẽ trong tác phẩm “Những người bạn dân là thế nào, họ
đấu tranh chống những người dân chủ-xã hội ra sao”.
Tuy nhiên, để xác lập một
cách hiểu hoàn chỉnh, thống nhất về khái niệm có tính chất phức hợp như chủ
nghĩa dân túy là một vấn đề khó. Thống nhất trong nhận định và đánh giá các
biểu hiện trong thực tiễn xã hội, chính trị lại càng khó hơn. Những khái niệm
như chủ nghĩa dân túy, phong trào dân túy, hành động dân túy, phát ngôn dân
túy… được đưa ra trong những bối cảnh, hành động khác nhau có cách hiểu và tác
động khác nhau.
Khoa học xã hội xem dân túy
như một khuynh hướng tư tưởng và chính trị nhấn mạnh sự tương phản giữa “nhân
dân” với tầng lớp “tinh hoa”, thể hiện trong những tuyên bố cho là mình đứng về
phía “dân thường”(2). Nó như một phong cách chính trị cụ thể, một hình thức
hùng biện chính trị hay chiến lược để đạt được quyền lực(3). Sự ra đời của nó
được đánh dấu với những biểu hiện dường như “phi chính trị”, bằng sự từ chối
giới tinh hoa, từ chối những tư tưởng “dòng chính” đang ngự trị để nói lên
tiếng nói của người dân có vị trí xã hội thấp…
Có quan điểm xem dân túy như
một ý thức hệ, nhưng chỉ là một “ý thức hệ mỏng”(4), không có hệ thống quan
điểm riêng, không có nhân tố cấu thành cốt lõi tư tưởng của chính mình nhằm
phân biệt với các hệ tư tưởng khác. Ý kiến khác lại xem dân túy là “một phong
trào chính trị nhấn mạnh lợi ích, đặc điểm văn hóa và tình cảm tự phát của
những người dân bình thường, trái ngược với những người của một tầng lớp đặc
quyền”(5). Dưới góc độ phong cách ngôn ngữ và một phương thức hành động, dân túy
“là chính sách của kẻ cơ hội tìm cách để giành được lòng tin của quần chúng”.
Trong ngôn ngữ hằng ngày ở
châu Âu, châu Mỹ lẫn ở châu Á, dân túy thường dùng để chỉ trích một đảng phái,
một vài chính trị gia nào đó đang tìm kiếm sự thu hút, ủng hộ của dân chúng và
dư luận bằng những lời hứa êm tai nhưng trống rỗng, thậm chí thiếu trách nhiệm
đối với tương lai chính trị của đất nước, mang nặng cảm xúc nhất thời, thiếu
triết lý bền vững cho những mục tiêu chính trị lâu dài và giải pháp hiệu quả
cho các vấn đề hiện tại.
Vì vậy, từ các cách tiếp cận
trên, có thể nhìn nhận, khái niệm dân túy thường được dùng để nói về những thủ
đoạn chính trị mang tính mị dân, đánh vào tâm lý của đám đông để kêu gọi, tổ
chức phong trào nhằm lôi kéo, tranh thủ sự ủng hộ của dư luận và quần chúng
nhân dân.
Một câu hỏi đặt ra, tại sao
chủ nghĩa dân túy, phong trào dân túy, các cá nhân theo đường lối dân túy thời
gian gần đây lại có xu hướng phục hồi, phát triển? Có thể tìm thấy lý do cho sự
trỗi dậy ấy từ những nguyên nhân chủ yếu:
(1) Sự trì trệ về kinh tế, sự
già hóa dân số và mức thu nhập không tăng đã làm cho đời sống người dân, nhất
là của những người yếu thế không được cải thiện làm gia tăng sự bất mãn của
người dân.
(2) Toàn cầu hóa đã đưa đến nghịch lý: Công nghệ sản xuất phần lớn được đưa từ các quốc gia phát triển sang các quốc gia chậm hay đang phát triển và hàng hóa được chuyển theo chiều ngược lại. Do đó, lợi ích chủ yếu mang lại cho các công ty lớn hoặc đa quốc gia, trong khi đó những người lao động thiếu việc làm hoặc tay nghề thấp mất việc nhưng không có khả năng để tìm việc mới, gây bất bình trong người lao động.
(3) Cách mạng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin đã thay đổi mọi mặt của đời sống, từ kinh tế đến quan hệ giữa con người; quá trình cá nhân hóa thông tin tăng cao, tin giả tràn lan, làm cho người dân hiểu không đủ rõ vấn đề, dễ hoang mang, bị thông tin chi phối, dẫn dắt.
(4) Chính sách xã hội phải đối mặt với nhiều thách thức, chi phí cho chính sách an sinh đối với người già, tàn tật, thất nghiệp hay hưu trí càng tăng làm gia tăng đáng kể số nợ của chính phủ, theo đó, nợ nần luôn đè nặng lên đời sống vốn đã khó khăn của không ít người dân và của xã hội.
(5) Sự quan liêu xa rời và thiếu gần gũi với nhân dân của giới quan chức cầm quyền đã tạo ra một khoảng cách lớn giữa lợi ích và tiếng nói của người dân hoặc của một số tầng lớp dân cư với giới chức cầm quyền hoặc những người có quyền lực trong xã hội.
(6) Di dân và di tản toàn cầu với nhiều lý do, thật sự là thách thức đối với các chính phủ, khoét sâu sự ngăn cách về tâm lý giữa người đến và người sở tại về những khó khăn trong giải quyết, tiếp cận cơ hội, việc làm và phát triển.
(2) Toàn cầu hóa đã đưa đến nghịch lý: Công nghệ sản xuất phần lớn được đưa từ các quốc gia phát triển sang các quốc gia chậm hay đang phát triển và hàng hóa được chuyển theo chiều ngược lại. Do đó, lợi ích chủ yếu mang lại cho các công ty lớn hoặc đa quốc gia, trong khi đó những người lao động thiếu việc làm hoặc tay nghề thấp mất việc nhưng không có khả năng để tìm việc mới, gây bất bình trong người lao động.
(3) Cách mạng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin đã thay đổi mọi mặt của đời sống, từ kinh tế đến quan hệ giữa con người; quá trình cá nhân hóa thông tin tăng cao, tin giả tràn lan, làm cho người dân hiểu không đủ rõ vấn đề, dễ hoang mang, bị thông tin chi phối, dẫn dắt.
(4) Chính sách xã hội phải đối mặt với nhiều thách thức, chi phí cho chính sách an sinh đối với người già, tàn tật, thất nghiệp hay hưu trí càng tăng làm gia tăng đáng kể số nợ của chính phủ, theo đó, nợ nần luôn đè nặng lên đời sống vốn đã khó khăn của không ít người dân và của xã hội.
(5) Sự quan liêu xa rời và thiếu gần gũi với nhân dân của giới quan chức cầm quyền đã tạo ra một khoảng cách lớn giữa lợi ích và tiếng nói của người dân hoặc của một số tầng lớp dân cư với giới chức cầm quyền hoặc những người có quyền lực trong xã hội.
(6) Di dân và di tản toàn cầu với nhiều lý do, thật sự là thách thức đối với các chính phủ, khoét sâu sự ngăn cách về tâm lý giữa người đến và người sở tại về những khó khăn trong giải quyết, tiếp cận cơ hội, việc làm và phát triển.
Tóm lại, tình hình biến đổi
sâu sắc, tình trạng bất bình đẳng gia tăng, nhiều vấn đề kinh tế-xã hội chưa
được giải quyết tốt, lợi ích chính đáng, hợp pháp của số đông người lao động
chưa được quan tâm giải quyết hiệu quả… là những nguyên nhân quan trọng dẫn đến
sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy ở các nước Âu, Mỹ và Châu Á hiện nay. Khi
nhiều người dân bất mãn trong một thời gian dài, vượt quá giới hạn chịu đựng
của họ mà không có những giải pháp chính trị, kinh tế-xã hội thích hợp thì đó
chính là mảnh đất màu mỡ cho sự xuất hiện các khuynh hướng của chủ nghĩa dân
túy, là “dư địa” để nó gây ra những cơn địa chấn mới.
CDĐT
Nhận xét
Đăng nhận xét