VỀ SỰ ĐƯỢC MẤT TRÊN BIỂN ĐÔNG
Đối với Trung Quốc, ta chỉ ngang với một tỉnh của họ, nên không thể dùng một trận mà đòi lại được biển đảo. Còn giả sử ta có phép mầu tiến hành chiến tranh thắng được Trung Quốc thì đất nước cũng nát tan. Dọn nhà tránh hàng xóm đã khó còn dọn nước để tránh láng giềng là điều không thể. Làm một trận đòi lại của đã mất cũng không được. Vấn đề biển đảo chỉ có thể dùng chiến lược ngoại giao mềm dẻo nhưng cương quyết để đối phó với TQ. Ta đối phó bằng chính sự cao thượng, đúng sai, phải trái để giành lấy sự ủng hộ quốc tế. Bằng ngược lại, ta đã nhỏ yếu, lại ứng xử theo kiểu trẻ con, xỏ xiên thì ta sẽ được nhận lại thái độ gì, và ta cũng sẽ làm được gì họ?
Tham vọng bành trướng bá quyền vốn là “đặc sản” của người Tàu và cũng là bản tính chung của các đế quốc. Nhưng sau bao cuộc chiến đẫm máu đã dẫn tới xu hướng của thời đại: đối thoại thay cho đối đầu, nước ta cũng đã thực hiện thành công chính sách ngoại giao đa phương. Ai cũng biết ông cha ta vừa thắng giặc phương Bắc xong vẫn sang triều cống và xin phong Vương. Bây giờ không còn vậy nhưng vẫn phải hiểu, chiến lược ngoại giao phải phụ thuộc vào thế và lực của ta, không phải muốn sao cũng được. Sai lầm trong đối ngoại là sẽ dẫn tới thảm họa, bất kể nước nào.
Vấn đề biển đảo vẫn còn nguyên đó. Ta tốt nhất vẫn là “vừa hợp tác vừa đấu tranh”.
Cuộc đấu tranh ngoại giao phải luôn kiên trì, không ngừng nghỉ, phải kiên quyết hỗ trợ và bảo vệ cho ngư dân bám biển. Còn không, “im lặng nghĩa là đồng ý”, nước ta sẽ vĩnh viễn mất biển!
Nhưng cũng phải thực tế, làm sao đừng để lợi bất cập hại. Lực ta có hạn mà lại đòi mọi cái theo ý mình sẽ là ảo tưởng. Cơ sở để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông là tranh thủ luật pháp quốc tế. Thế giới sẽ ủng hộ ta không chỉ vì ta mà còn vì lợi ích của chính họ. Không ai muốn Trung Quốc bành trướng thành siêu cường, rồi có thể tùy tiện áp đặt mọi sở thích cũng như tham vọng của họ lên toàn thế giới.
Nước ta năm 1887, vua thì bị bắt đi đầy, tên nước đã bị xóa, tức đã mất hoàn toàn vào tay Pháp, thành bộ phận của Liên bang Đông Dương. Không ai muốn một tấc đất mà hàng ngàn năm Tổ Tiên ông cha ta đã đổ máu gìn giữ được, nhưng sức ta có hạn, không phải mọi thứ đều như ý.
Năm 1956 khi Pháp buộc phải rút khỏi Việt Nam theo Hiệp định Geneve 1954, trong bối cảnh ta chưa củng cố và quản lý tốt các vùng biển đảo, Trung Quốc đã tranh thủ chiếm cụm đảo phía Đông của quần đảo Hoàng Sa. Đến 1974, được sự thỏa hiệp của Mỹ, Trung Quốc khiêu khích dẫn đến sự manh động nổ súng trước của quân ngụy Sài gòn, rồi lấy cớ mạnh tay đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa kể cả đảo Tri tôn xa lơ xa lắc.
Đối với Trường Sa, chúng ta là nước đầu tiên làm chủ cả một vùng biển đảo rộng lớn, nhưng chúng ta chỉ đóng giữ được ở một số đảo nổi. Không chỉ Trung Quốc, năm 1971, Philippines đã lấn chiếm 5 đảo phía Đông Trường Sa, đến 1973, họ lấn tiếp hai đảo ở phía Bắc. Với Malaysia, cho đến năm 1979, họ đã chiếm 7 đảo phía Nam Trường Sa.
Đặc biệt năm 1988, nhân cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam, ta đang tập trung vào việc rút quân khỏi Campuchia, Trung Quốc đã đánh chiếm 7 bãi đá ngầm ở Trường Sa bắt đầu là bãi đá ngầm Chữ thập mà nay chúng đã cải tạo thành một pháo đài. Như vậy hậu quả của các cuộc xung khắc thật tai hại, nhất là với nước lớn sát vách như TQ, họ tranh thủ cơ hội xâm lấn đất của ta, rồi dù có bình thường hóa trở lại, đòi những gì ta đã mất là rất khó, nhất là vùng hải đảo xa xôi, họ hoàn toàn có thể bịa ra căn cứ pháp lý chủ quyền như hiện tại mọi người đã thấy về "Cái lưỡi bò".
Đến hôm nay, Trung Quốc chưa gây chiến trên Biển Đông là vì phe hiếu chiến chưa nắm quyền. Đến khi đó, từ việc khoét sâu mâu thuẫn đến leo thang xung đột, từ khẩu chiến đến chiến tranh lạnh, từ xung đột tranh chấp tới chiến tranh toàn diện chỉ trong tích tắc như cuộc chiến năm 1979.
Nếu chiến tranh trên bộ thì TQ chắc chắn sẽ có kết quả tương tự như năm 1979, không có cơ hội nào. Nhưng nếu là những trận đánh trên biển, sự thiệt hại của TQ dù lớn cũng sẽ là nhỏ so với thực lực tổng thể của họ. TQ sẽ có thể mất thật nhiều lính, mất nhiều tỷ đô la, một phần lớn vũ khí sẽ bị hư hại, nhiều tàu sẽ chìm, song với tiềm lực khổng lồ họ rất sẵn sàng bổ sung nhanh chóng và duy trì cuộc chiến lâu dài.
Trong khi phía VN có thể tiếp nối truyền thống lấy ít địch nhiều, VN sẽ gây thiệt hại nặng cho địch về vũ khí trang bị, con người, nhưng chắc chắn chúng ta cũng sẽ có thiệt hại và buộc phải kéo dài và xé nhỏ cuộc chiến. Và đáng lo nhất là sau 1 cuộc chiến hao tổn sức người sức của và hy sinh mất mát ta vẫn chưa thể có chiến thắng triệt đễ cuối cùng dù kéo dài đến 5 năm . 10 năm , 50 năm hay lâu hơn nữa..
Khi nói, phán, chửi, chê thì rất dễ, nhưng khi bắt tay trực tiếp vào làm mới thấy biết bao nhiêu chuyện phức tạp.
Lực lượng hải quân và không quân VN hiện nay đang được hiện đại hóa, có tính răn đe cao, làm cho TQ chùn bước chứ không làm cho chúng ngừng ý định bành trướng xuống phương Nam. Vì những lẽ đó, mới có xu hướng lấy đại cuộc làm đầu, nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo và giữ gìn hòa bình và sự ổn định trong khu vực.
Nhưng khi có chiến tranh, VN ít nhiều gì cũng sẽ ảnh hưởng tới vấn đề chủ quyền, suy giảm năng lực phòng thủ, tạo ra thêm nguy cơ mất chủ quyền lớn hơn, bao nhiêu người hy sinh, và sẽ còn nhiều mất mát khác, kinh tế bị ảnh hưởng xấu, đời sống người dân nhất là ngư dân sẽ bị ảnh hưởng to lớn hơn nữa.
Bây giờ khi xảy ra cái gì, dù là chuyện nhỏ thôi, chúng nó vin vào đó bảo VN vi phạm lung tung rồi bật đèn xanh thả lỏng cho giới trẻ, blogger TQ, hoặc chủ động cho truyền thông chính thống tuyên truyền bôi nhọ VN, xúc phạm những anh hùng liệt sĩ VN, xuyên tạc cuộc chiến 1979 và Hải chiến TS, Vòng tròn bất tử, Gạc Ma ... thì ắt sẽ leo thang xung đột, và xung đột kéo theo xung đột không dứt…Bởi vậy hành động của những kẻ xét lại lịch sử rất phù hợp với dã tâm của TQ chứ không chỉ phù hợp với riêng bọn phản động hải ngoại.
Thành phần Trung Quốc theo chủ nghĩa sô-vanh đại dân tộc thì lâu nay luôn có dã tâm, chỉ cần chúng lên cầm quyền là xong. Và còn bao nhiêu thế lực Mỹ - Tây Âu, phản động đang rình rập tìm cách kích động chiến tranh giữa 2 nước từ nhiều động cơ khác nhau. Không nên thấy biển lặng sóng yên rồi mơ mộng tình hình vẫn đang ổn lắm, tốt lắm, thật ra chiến sự có thể bùng nổ bất cứ lúc nào.
Từ khi VN giành lại được độc lập từ năm 1945 tới nay, bất kỳ bọn giặc nào, từ đâu, kéo tới xâm lược là ta đếu đánh chúng ra ngoài, hết giặc này đến giặc khác, trong đó có cả Trung Quốc. Còn khi chúng chưa kéo tới đánh thì ta luôn tuyên bố khẳng định chủ quyền và tuyên bố công khai, chính thức phản đối những hành động xâm phạm chủ quyền hoặc hành xử chủ quyền trên những vùng bị tạm chiếm.
Chúng ta liên tục và thường xuyên phản đối cấp quốc gia và quốc tế đối với những tuyên bố của TQ và những hành động hành xử chủ quyền và hợp tác khai thác tài nguyên trong vùng tranh chấp. Chúng ta liên tục, thường xuyên công khai và chính thức khẳng định chủ quyền lãnh thổ mà TQ tuyên bố. Bác bỏ những tuyên bố chính thức của TQ…
Chúng ta liên tục nâng cấp vũ khí, hiện đại hóa hải quân, không quân, mua sắm mới, tự chủ sản xuất mới, trong khi đang có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc. Chúng ta nhiều lần tập trận bắn đạn thật, phóng tên lửa thật ở Trường Sa, trên Biển Đông, ngay trên những vùng Trung Quốc coi là của mình và tuyên bố chủ quyền.
VN công khai và chính thức, quang minh chính đại làm những hành động trực tiếp như trên, cả thế giới biết VN đang có tranh chấp, bất đồng về biển đảo, lãnh hải, lãnh thổ với TQ.
Việt Nam luôn đặt chủ quyền lên trên hết, mỗi hành động đều như tát nước vào các tuyên bố và hành động của TQ, trái ngược và đối nghịch, đối chọi chan chát với những lập trường, quan điểm, quyền lợi của TQ, mỗi hành động này đều có thể tạo ra sự leo thang thành xung đột vũ trang và chiến tranh trên biển. VN ý thức rõ điều đó, nhưng vẫn làm, vì nó là chủ quyền.
Tất cả những gì liên quan tới chủ quyền, lãnh thổ thì VN đều đã làm những gì có thể làm, những gì trong khả năng thực tế mà thế và lực VN hiện nay có thể làm. Bất kể nó trái ngược với lợi ích kinh tế hay hòa bình ổn định của VN trong khu vực. Bất kể nó đi ngược lại với những tuyên bố, khẳng định, quan điểm, lập luận, và lợi ích của TQ. Và bảo vệ hòa bình trong trường hợp này cũng chính là bảo vệ chủ quyền, vì khi có chiến tranh thì VN có thế yếu hơn so với tương quan lực lượng quân sự giữa các bên liên quan.
Năm 1988, trong CQ88 ở Trường Sa, chúng ta không thể để leo thang chiến tranh thành một cuộc chiến quy mô lớn trên biển mà chúng ta rất bất lợi, có nguy cơ mất trắng vì còn đó sự xâu xé của nhiều nước tại Trường sa.
Trong tất cả những hành động đó, có thể thấy rõ ràng là: Xưa nay VN luôn đặt chủ quyền lên trên hết, vì chủ quyền thì khi cần đánh chúng ta vẫn phải đánh.Ta không hy sinh chủ quyền chỉ vì muốn hòa bình. Ta không dùng chủ quyền để đánh đổi hòa bình phụ thuộc. Những năm tháng chống Trung Quốc trong thời gian 1979-1992 đó đã cho chúng ta thấy rất rõ sự nhất quán trước sau như 1, chúng ta vừa đánh để giành chủ quyền vừa tìm cách giữ cho nó trong sự kiểm soát, không để bất kỳ thế lực thứ 3 nào lợi dụng, khoét sâu, kích động để leo thang cuộc chiến, cố gắng vãn hồi hòa bình, cố gắng tránh xung đột quy mô lớn.
Người làm chính trị luôn lo đến cái lợi lớn của đất nước, cái tổng thể, cái chung nhất, cái lâu dài, cái bền vững, không để những tiểu tiết làm hư đại sự, không vì muốn thỏa mãn những cảm tính, tự ái nhất thời mà làm hỏng đại cuộc. Vì những lẽ lợi - hại đó, vẫn sẽ có những hạn chế phần nào trong báo chí và dư luận để phục vụ cho sách lược đối ngoại chung đối với Trung Quốc, giữ cho tất cả trong vòng kiểm soát, không leo thang căng thẳng, dần đưa tới mâu thuẫn, từng bước đưa đến xung đột quân sự và chiến tranh quy mô. Đồng thời không để thế lực thứ ba nào lợi dụng tình hình căng thẳng giữa hai bên để trục lợi.
Còn đối với những kẻ phản động, từng có "thành tích" bán nước, theo giặc 3 đời vẫn luôn miệng tuyên truyền dối trá nâng quan điểm về những cái gọi là "đại họa mất nước" (?) v.v. thì họ là những kẻ thù hận điên cuồng, u mê mù quáng, không dám chấp nhận sự thật. Chúng ta không quan tâm và không hy vọng gì vào những phần tử này. Khi Việt Nam giữ quan hệ bình thường với Trung Quốc thì họ vẫn sẽ còn tiếp tục bám vào đó, sống ký sinh lên trên đó và tiếp tục chửi bới.
Nhưng nếu Việt Nam chuyển sang chống Trung Quốc như trong giai đoạn 1979-1992 thì cũng không có khả năng nào họ theo VN chống TQ, mà trái lại họ sẽ càng lợi dụng phá thêm và mong muốn TQ chiến thắng, như họ đã từng mong muốn "Trung Cộng đánh thẳng vào Hà Nội giết sạch Việt Cộng" năm 1979. Bọn Fulro và bọn khủng bố tiền thân của Việt Tân nhân cơ hội chiến tranh đó, đã "đục nước béo cò", "thừa nước đục thả câu" mà thừa cơ đánh phá vào trong nước, đem tiền giả, ma túy, súng đạn vào khủng bố trong nước. Những kinh nghiệm từ lịch sử vẫn còn rành rành.
Đây là bọn phản quốc và trên thực tế đã chống dân tộc, chống đất nước, chống Tổ quốc nhiều đời, nhiều lần trong lịch sử hiện đại, chứ không chỉ có chống Đảng Cộng sản, chống Hồ Chí Minh, chống CNXH, chống CNCS. Họ trung thành với Vatican, với Pháp, với nước Mỹ chứ không phải trung thành với nước Việt. Họ yêu bản thân chứ không yêu nước. Mục đích tối hậu của họ là lật đổ Nhà nước Việt Nam để phục hận sau khi những lợi ích gắn liền với giặc xâm lược của họ bị mất sạch sau khi Việt Nam thắng Mỹ. Họ muốn trở về rửa hận, lấy lại những gì đã mất, để tranh quyền giành ghế, tranh giành quyền lực để được làm ông nọ bà kia. Mối quan hệ phức tạp Việt - Trung chính là một trong những chiêu bài để họ nắm lấy, khai thác, và lợi dụng để thực hiện mục đích tối hậu đó, vì lợi ích riêng của chính bản thân họ, bất chấp lợi ích chung của đất nước và dân tộc.
Người làm chính trị có thực tâm và thực tài là những người biết phân biệt giữa cái lợi của một người, cái lợi của một nhóm, và cái lợi tổng thể của cái chung, của dân tộc, đất nước. Và chủ quyền và sự hòa bình chính là cái lợi lớn đó. Lãnh đạo có tài và có tâm họ đặt nặng và coi trọng vào cái lợi lớn, cái lợi ích chung đó. Họ đặt tình cảm vào cái chung, cái lớn, toàn dân, toàn quốc, nặng hơn cái tình cảm cá nhân với 1 người hay 1 nhóm, cái riêng tư, cục bộ. Đặt nặng cái lâu dài hơn cái nhất thời.
Họ cũng căm tức nhưng họ có trách nhiệm gánh vác to lớn, họ không có quyền để cảm xúc, cảm tính điều khiển hành động, không được hành động cho đã cái nư bất chấp tất cả, rồi sau đó thế nào mặc kệ, không chịu trách nhiệm. Nếu vậy thì đó mới là một chính phủ vô trách nhiệm. Chiến tranh đổ máu, mất thêm chủ quyền lãnh hải lãnh thổ, thì sao đây?
SD
Nhận xét
Đăng nhận xét