VỀ DỰ THẢO LUẬT ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - ĐẶC KHU KINH TẾ


Trước hết cần phải biết rằng:
1. Không có chuyện Việt Nam đã đồng ý cho Trung Quốc thuê đất đặc khu với thời hạn 99 năm.
2. Không có chuyện chỉ Trung Quốc mới được thuê đất đặc khu 99 năm.
3. Càng không có chuyện thời gian mặc định cho thuê đất đặc khu là 99 năm.
4. Trong dự luật không có chi tiết nào nhắc tới việc cho Trung Quốc thuê và chỉ cho TQ thuê với thời hạn 99 năm.
Được công bố năm 2017, dự luật trên không nhận được quan tâm từ người dân, cho đến khi bị giật dây rằng cho Trung Quốc thuê đã gây nhiễu loạn thông tin, bên cạnh đó việc người dân không chịu tìm hiểu dự luật, không thèm xác thực thông tin lại bị các đối tượng có mưu đồ xấu kích động rất nhiều người.
Nhắc lại đôi chút về dự luật ĐVHC-ĐKKT (2017) sửa đổi lần thứ 7/2018.
Về thời hạn cho sử dụng đất, được quy định tại điều 32/khoản 1/ Mục 2/Chương III như sau: "Căn cứ vào quy mô, tính chất của dự án đầu tư và đề xuất của nhà đầu tư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu không quá 70 năm; trường hợp đặc biệt, thời hạn sử dụng đất có thể dài hơn nhưng không quá 99 năm do Thủ tướng Chính phủ quyết định". Tức là thời gian cho thuê giao động từ 1 đến 70 năm, trường hợp đặc biệt (tức quy mô cực kỳ lớn) sẽ được gia hạn không quá 99 năm theo thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
Thời gian cho thuê phải được quyết định bởi chính quyền đặc khu kinh tế (UBND đặc khu). Như vậy, doanh nghiệp trong và ngoài nước được thuê theo thời gian được Chính quyền Đặc khu hoặc Thủ tướng Chính phủ gia hạn chứ không có quyền tự gia hạn cho mình, thời gian cho thuê còn tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp đấy.
Về diện tích đất thuê, đất đặc khu được chia theo từng lô để thuê đất các doanh nghiệp phải đấu thầu vì thế doanh nghiệp nào thắng sẽ được sở hữu lô đất đó chứ không có chuyện là chia lô theo Chính quyền mà các doanh nghiệp này phải tự cạnh tranh lẫn nhau để được sử dụng mảnh đất đó. Vì thế, việc Trung Quốc có vào thuê hay không còn tùy thuộc vào mức độ đầu tư của họ và họ có thắng thầu hay không.
Về sự sợ hãi về đồng hóa Việt Nam, đây là một giả thuyết nhưng không có cơ sở. Đầu tiên, đây là đất đặc khu mục đích chính là để phát triển kinh tế, làm ăn và kinh doanh, đầu tư không phải đất định cư. Tất cả việc sinh sống, làm việc ở Việt Nam đều phải được thông qua bởi Cục Hải quan, Cục xuất nhập cảnh, Bộ Công an,... có thẩm quyền. Không có chuyện tự tiện ra vào Việt Nam mà không có giấy thông hành của các cơ quan có thẩm quyền nêu trên.
Việt Nam cấm mang vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ một cách trái phép vào Việt Nam vì vậy không có chuyện sợ chúng nó xây dựng căn cứ quân sự vì đây là khu kinh tế, không phải khu quân sự. Mặt khác, pháp luật Việt Nam nghiêm cấm các hành vi sở hữu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái phép. Nhưng vẫn phòng trừ các trường hợp mang trái phép mà không bị phát hiện vì thế Bộ Công an, Quốc phòng có thẩm quyền xử lý việc trên.
Về việc nước nào kiểm soát, giải quyết tranh chấp bằng tòa án nước ngoài. Mọi hoạt động an ninh, quốc phòng, kinh tế đều do nước sở tại là Việt Nam kiểm soát, hơn thế nữa, việc đặc khu kinh tế được hình thành sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề phức tạp vì vậy chắc chắn rằng an ninh tại các khu vực này sẽ được siết chặt hơn bình thường nhằm giảm thiểu thấp nhất số lượng tội phạm tại các khu vực này. Tòa án quốc tế có quyền xử lý tranh chấp giữa các quốc gia với nhau theo thẩm quyền của họ.
Tại đặc khu, sẽ có rất nhiều các nước khác không riêng gì Trung Quốc sẽ đầu tư vào Việt Nam. Việt Nam học tập theo mô hình đặc khu là lợi ích của nó tác động tích cực nên nền kinh tế quốc dân. 4.300 đặc khu trên toàn thế giới tác động rất tích cực, tạo ra 70 triệu việc làm trực tiếp, kích thích GDP quốc gia.
                                                                                                                                Tốt Đỏ

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này