CHUYỆN ĐẶC KHU KINH TẾ VÀ LŨ BÒ ĐANG NGÀY ĐÊM CÀO XÉ



1. ĐẶC KHU KINH TẾ LÀ GÌ?
Đặc khu kinh tế, còn gọi là khu kinh tế tự do, khu kinh tế đặc biệt, khu kinh tế mở, khu thương mại tự do, hay thậm chí đơn giản chỉ là khu kinh tế, khu tự do, là tên gọi chung cho các khu kinh tế được thành lập trong một quốc gia nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước bằng các biện pháp khuyến khích đặc biệt.
Tên gọi Khu kinh tế tự do là được dùng phổ biến hơn. Tuy nhiên có những khu kinh tế có thể không mang tên gọi chính thức như một trong các tên gọi trên, nhưng vẫn có quy chế hoạt động như một khu kinh tế tự do.
Trong một khu kinh tế tự do có thể gồm nhiều khu chức năng như khu vực phi thuế quan (khu vực bảo thuế), khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các tiểu khu du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, dịch vụ, v.v...
2. ĐẶC KHU KINH TẾ ĐEM LẠI LỢI ÍCH GÌ?
Việc hình thành các đặc khu kinh tế giúp:
+ Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, linh hoạt về thuế phí, các quy chế kinh doanh tối giản tạo thuận lợi cho đầu tư phát triển, chính sách về lao động linh hoạt giúp người lao động đặc biệt là lao động trình độ cao được tiếp cận môi trường làm việc hiện đại, thu nhập cao.
+ Phát triển cơ sở hạ tầng mạnh mẽ và hiện đại, cùng với sự ra đời của đặc khu kinh tế thì cơ sở hạ tầng theo đó cũng được nâng cấp, đặc biệt là về các lĩnh vực giao thông, y tế, giáo dục, khoa học, vui chơi giải trí sẽ được đầu tư mang đẳng cấp quốc tế!
+ Nguồn thu từ các đặc khu kinh tế đem lại:
Vân đồn: 1,9 tỷ USD từ thuế và phí, 2,1 tỷ USD từ sử dụng đất, gần 10 tỷ USD do các doanh nghiệp tạo ra giá trị gia tăng.
Bắc Vân Phong: 1,2 tỷ USD từ thuế và phí, 1 tỷ USD từ sử dụng đất và 10 tỷ USD do các doanh nghiệp đầu tư khởi tạo.
Phú Quốc: Thu từ các khoản thuế, phí và tiền sử dụng đất là hơn 3,3 tỷ USD, giá trị gia tăng do các doanh nghiệp khởi tạo là gần 20 tỷ USD.
Tổng thu từ 3 đặc khu vào khoảng 50 tỷ USD.
Tổng GDP Việt Nam năm 2017 là 220 tỷ USD, như vậy nguồn thu từ 3 đặc khu đã chiếm gần 1/4 tổng GDP của Việt Nam, một con số quá ấn tượng.
3. AI "NẮM" ĐẶC KHU KINH TẾ TRONG TAY?
Theo quy định tại dự luật, cụ thể tại Điều 57, 58 thì chính quyền đặc khu được tổ chức theo mô hình Chính quyền địa phương, cụ thể là cấp huyện bao gồm UBND và HĐND, 3 đặc khu sẽ trực thuộc 3 tỉnh Quảng Ninh, Khánh Hòa, Kiên Giang. Như vậy, 3 đặc khu này sẽ hoàn toàn do người Việt Nam quản lý, do Nhân dân bầu chọn ra chính quyền theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương. Đồng thời 3 đặc khu cũng có đầy đủ công an, quân đội được tổ chức chặt chẽ và tinh nhuệ theo quy định của pháp luật để đảm bảo an ninh, trật tự, chủ quyền quốc gia.
Đối với những người nước ngoài ở các đặc khu này, họ được cấp và gia hạn visa theo quy định của pháp luật và KHÔNG có đầy đủ quyền công dân như của công dân Việt Nam, chẳng hạn như bầu cử, ứng cử, tham gia vào chính quyền địa phương, tham gia cảnh sát, quân đội. Việc của họ là ở đó và phát triển kinh tế đặc khu, tuân thủ đầy đủ pháp luật Việt Nam, nếu không thì cuốn gói! (Xem Điều 51 dự luật)
4. CÓ HAY KHÔNG CHUYỆN "BÁN ĐẤT" CHO TRUNG QUỐC 99 NĂM?
Khẳng định luôn: KHÔNG CÓ
Theo dự luật, nhà đầu tư của tất cả các quốc gia đều có quyền đầu tư vào các đặc khu kinh tế, không riêng gì Trung Quốc mà Mỹ, Nhật, Hàn, Anh, Pháp, Đức... đều có quyền đầu tư, miễn là có tiền, có năng lực phát triển và tuân thủ pháp luật Việt Nam.
Theo quy định của dự luật thì người nước ngoài không có quyền sở hữu mà chỉ có quyền sử dụng đất tại các đặc khu kinh tế, và quyền sử dụng này cũng được giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định. Theo quy định tại khoản 1 Điều 32 về Quyền và nghĩa vụ sử dụng đất ở đặc khu thì Căn cứ vào quy mô, tính chất của dự án đầu tư và đề xuất của nhà đầu tư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu không quá 70 năm; trường hợp đặc biệt, thời hạn sử dụng đất có thể dài hơn nhưng không quá 99 năm do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Như vậy, thời gian "99 năm" mà bè lũ chống phá đang ngày đêm rêu rao không phải là thời hạn mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng được quyền hưởng, kể cả Trung Quốc, việc này phải do Thủ tướng quyết định. Thông thường, thời hạn cho thuê đất của Việt Nam tương tự các quốc gia khác trên thế giới, rơi vào từ 50 đến 70 năm. Đây là một khoảng thời gian phù hợp để các doanh nghiệp có thể đầu tư, phát triển và thu hồi vốn.
Bên cạnh đó, theo Khoản 5 Điều 32 thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu có quyền quyết định thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Như vậy, không phải cho thuê rồi là xong, mà khi "có việc cần" vì lợi ích quốc gia, công cộng thì UBND đặc khu hoàn toàn có quyền thu hồi đất. Như vậy là không có chuyện "bán" như bè lũ phản động, chống phá thiếu hiểu biết đang rêu rao.
NỖI LO "BỊ TRUNG QUỐC ĐỒNG HÓA"
Đây là một nỗi lo"xàm nhất mọi thời đại", vì nghe đâu “cho thuê đất 99 năm” ở đặc khu thì người Trung Quốc sẽ ở lại, kết hôn với người Việt sinh ra con, cháu, chắt rồi đồng hoá lại người bản xứ. Thuyết âm mưu cũng ghê gớm, cơ mà nhìn lại lích sử thì hình như 1000 năm Bắc thuộc TQ nó cũng chưa làm nổi việc đó, huống chi 99 năm, mà không phải thằng TQ nào cũng có cơ hội ở lại VN 99 năm.
Mà cho hỏi vui là đám cờ vàng bên Cali đã mấy chục năm rồi đã đồng hoá được Mỹ chưa? :3 Mấy bợn làm như không có đặc khu thì tụi nó không kết hôn được với người Việt ấy.
                                                                                              Người Đưa Tin

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này